4.1.1. Công tác quản lý nhân nuôi, buôn bán sản phẩm ĐVHD ở Hải Dương Dương
Để tăng cường công tác quản lý ĐVHD, trong năm 2009 Chi cục kiểm lâm tỉnh đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn đến các tập thể, hộ gia đình nuôi nhốt, nuôi sinh sản ĐVHD và trên các phương tiện thông tin đại chúng những Quy định của Nhà nước có liên quan đến nội dung quản lý ĐVHD, như:
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ rừng.
- Nghị định số 32/2006/NĐ ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi (trước đây là Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN ngày 6/6/2006).
Chi cục kiểm lâm đã chỉ đạo các hạt, đội kiểm lâm tổ chức kiểm tra định kỳ 02 lần (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm), thống kê các hộ nuôi nhốt, nuôi sinh sản các loài ĐVHD, đặc biệt là các loài thuộc nhóm quý, hiếm. Đối với những hộ có đủ điều kiện về nguồn giống hợp pháp, về chuồng trại, về kỹ thuật, kinh nghiệm nhân nuôi và đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường theo đúng quy định, Chi cục Kiểm lâm sẽ cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD”. Trong thời gian vừa qua Chi cục đã cấp
39
“Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD” cho hơn 300 hộ trong đó có các hộ nuôi ĐVHD nhóm IIB (có rắn ráo trâu, rắn hổ mang, kỳ đà…), các hộ nuôi các loài ĐVHD nhóm thông thường (có nhím, lợn rừng…). Về nuôi rắn, trại nuôi ít cũng vài ba chục đôi, trại nuôi nhiều đến hàng nghìn cá thể. Các hộ gia đình có trại nuôi đã được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD”, khi thu hoạch sản phẩm được cơ quan Kiểm lâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.
Chi cục kiểm lâm đã hướng dẫn cho 64 quy ước thôn, bản về việc bảo vệ rừng và ĐVHD; chỉ đạo các hạt kiểm lâm ký cam kết với các nhà hàng không sử dụng, chế biến ĐVHD không có nguồn gốc hợp pháp; hướng dẫn các hộ ký cam kết nuôi gấu không lấy mật…
Tuy nhiên, hiện nay việc nuôi nhốt, nuôi sinh sản các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, ở những huyện ít chỉ có vài hộ, những nơi nhiều một huyệ cũng chỉ có vài chục hộ. Do đó công tác kiểm soát, quản lý việc nuôi nhốt, nuôi sinh sản ĐVHD còn nhiều khó khăn.
Do việc mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD mang lại lợi nhuận cao, các chủ hàng thường dùng các thủ đoạn như chia nhỏ lô hàng, để hàng cùng với hành lý, giấu các hầm xe tự tạo, sử dụng các loại phương tiện tốc độ cao có người cảnh giới phía trước, chặn phía sau… nhằm gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.
Như vậy, công tác quản lý nhân nuôi ĐVHD về cơ bản được địa phương thực hiện tốt. Các hộ nhân nuôi ĐVHD đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về nhân nuôi ĐVHD. Tuy nhiên qua đánh giá cho thấy, giá cả các loài động vật được nhân nuôi không được ổn định gây khó khăn cho người nhân nuôi. Đặc biệt trong thời gian vừa qua giá Nhím giảm xuống thấp so với các năm trước, trong khi đó giá ban đầu để đầu tư mua con giống lại rất cao vì vậy mà các hộ gia đình nhân nuôi rất khó thu lại nguồn
40
vốn đã bỏ ra nên nhiều hộ gia đình không còn mặn mà với việc nhân nuôi loài này. Chính vì vậy, khi Nhím sinh sản có hộ chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn hoặc cho người thân nhưng không báo cho cơ quan Kiểm lâm để làm thủ tục sinh sản, vận chuyển gây khó khăn cho công tác quản lý hoạt động chăn nuôi Nhím trên địa bàn.
Thực trạng các hộ chăn nuôi ĐVHD trên địa bàn vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, thiếu thông tin về thị trường và thiếu kinh nghiệm. Đặc biệt các hộ nhân nuôi Nhím đang gặp khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ xong cơ bản các hộ đều chấp hành các quy địn về nhân nuôi ĐVHD.