Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhân nuôi ĐVHD ở một địa phương là rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhân nuôi ĐVHD để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển nghề nhân nuôi ĐVHD.
53
Bảng 4.8. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ nhân nuôi ĐVHD
(Đối với một số nhóm loài vật nuôi chính ở địa phương như Rắn, Nhím, Lợn rừng)
Các vấn đề Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) 1. Tiêu thụ sản phẩm đối 10,5 35,5 54,0 2. Chính sách 17,5 36,0 46,6
3. Khả năng mở rộng quy mô 18,5 37,6 43,9
4. Vốn 19,6 37,9 42,6 5. Giống 10,5 45,0 44,5 6. Thức ăn 15,0 53,0 32,0 7. Thời tiết 16,5 52,0 31,6 8. Chuồng trại 19,8 55,0 25,3 9. Dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh 15,0 62,0 23,0
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2013
Một trong những nội dung quan trọng của đề tài là nắm bắt được đúng thực trạng các vấn đề trong sản xuất đối với hộ, xem hộ có những thuận lợi và khó khăn gì, cần tạo điều kiện cho hộ cái gì, cần giữ nguyên cái gì và cái gì cần làm khác đi. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhân nuôi ĐVHD bao gồm: Vốn, thị trường tiêu thụ và thị trường đầu vào, kỹ thuật chăm sóc, chính sách… với cụ thể của từng hộ khác nhau, các vấn đề này có mức độ thuận lợi, khó khăn khác nhau và cần xác định rõ để chúng ta có những phương hướng tạo điều kiện tốt cho hộ.
* Yếu tố thị trường
Một vấn đề không kém phần quan trọng trong sản xuất đối với hiệu quả nhân nuôi ĐVHD của hộ đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây không phải là đặc thù của ngành nhân nuôi ĐVHD mà nó là thực trạng chung của nông sản
54
Việt Nam. Thị trường tiêu thụ ổn định cao tức là nông phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó dẫn đến vòng quay vốn sẽ nhanh, giá bán cao tức là khoảng cách giá thành và giá bán cao làm thu nhập trên 1 đồng vốn lớn.
Phần lớn sản phẩm rắn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Nhất là từ sau năm 2000 đến nay, việc buôn bán rắn giữa Việt Nam với Trung Quốc được thông thương mở rộng, sản lượng rắn xuất khẩu không ngừng tăng. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm rắn đa số được tiêu thụ ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Thế nhưng điều đáng nói là, hầu hết rắn đều xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch chứ không bằng con đường chính ngạch. Để bán được rắn, đầu tiên người dân phải bán cho các đầu nậu ở Lạng Sơn, Móng Cái, các đầu nậu lại gom hàng cho đầu nậu lớn hơn và sau đó mới có thể xuất sang Trung Quốc. Qua nhiều khâu trung gian, người nhân nuôi ắt phải chịu thiệt thòi về giá.
Đối với nhím, đa số các hộ đang nhân nuôi nhím sinh sản, nhím giống được bán các hộ trong tỉnh hoặc một số vùng lân cận chứ chưa phát triển lắm nghề nuôi nhím thương phẩm nên thị trường chưa vươn xa. Trong những năm gần đây Nhím giống bão hòa nên giá thành bán nhím xuống thấp, bên cạnh đó thì thị trường nhím thịt lại chưa được phát triển nên các hộ nhân nuôi Nhím thực sự khó khăn.
Đối với lợn rừng, kỳ đà chủ yếu là nhân nuôi thương phẩm, sản phẩm được bán cho các nhà hàng, khách sạn ở trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Điều đáng nói ở đây là cũng như rắn, người nhân nuôi muốn bán được sản phẩm phải thông qua một số khâu trung gian, người thu gom nên nhiều khi họ bị ép giá, chịu thiệt thòi.
Về vấn đề giá cả đầu ra biến động rất thất thường và ít có chu kỳ. Do đó, việc ổn định giá cả là yêu cầu cấp bách của nghề nhân nuôi ĐVHD để người dân yên tâm với nghề nhân nuôi ĐVHD.
55
* Yếu tố chính sách
Về cơ bản, các chính sách có chú ý và đề cập đến quyền lợi khai thác và sử dụng hợp pháp của người dân, có chính sách trợ giúp và khuyến khích nhân nuôi ĐVHD. Nhưng do không có các hoạt động khuyến khích hoặc trợ giúp thực sự, đặc biệt là trợ giúp về nguồn giống, nên việc thực thi còn mang nặng tính thừa hành pháp luật, chứ chưa chú trọng đến việc khuyến khích các khía cạnh tích cực của việc kinh doanh, nhân giống và khai thác bền vững.
Để được cấp phép nhân nuôi hay tiêu thụ sản phẩm, người nhân nuôi phải đi qua nhiều cửa, thủ tục rườm rà. Đầu tiên người dân phải qua Hạt kiểm lâm, đến Chi cục kiểm lâm, tiếp đến Cục kiểm lâm, sau đó lại chuyển theo hướng ngược lại mới hoàn tất thủ tục. Như vậy mất rất nhiều thời gian cũng như cơ hội của người nhân nuôi .
Theo kết quả đánh giá của người dân, các tổ chức chính quyền, xã hội và cơ quan thực thi chính sách đã chỉ ra một số điểm cần hoàn thiện chính sách như sau:
Các chính sách mạnh về tăng cường quản lý, bảo vệ và khuyến khích nuôi trồng, khai thác bền vững để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đa số các chính sách mới chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu, vì thế hiệu quả thực tế chưa cao, không bắt kịp với sự phát triển và thay đổi của thực tế.
Việc ban hành dường như còn mang tính thủ tục, để đáp ứng các khoảng trống của pháp luật chứ chưa xuất phát từ động cơ quản lý hoặc tìm giải pháp thực sự. Cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ trong khi thực hiện cũng ít dược chú trọng. Các mục tiêu và kế hoạch đề ra nhiều nhưng chưa
Người nhân nuôi Cục kiểm lâm Chi cục kiểm lâm Hạt kiểm lâm
56
được thực hiện triệt để. Chưa có sự gắn kết giữa việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi của người tham gia, đặc biệt, chưa khuyến khích và hướng dẫn cộng đồng trong vùng đệm tìm ra các nguồn sống khác để thay thế săn bắt và khai thác truyền thống.
* Yếu tố về quy mô nhân nuôi
Song song với vấn đề chuyên môn hoá, đa dạng hoá thì vấn đề quy mô phù hợp với sản xuất nông nghiệp nói chung và nhân nuôi ĐVHD nói riêng cũng là vấn đề phải nghiên cứu. Ttrên thực tế thì chuyên môn hoá, đa dạng hoá, quy mô nhỏ hay lớn phụ thuộc vào rất nhiều vào các yếu tố khác nhau. Với vấn đề quy mô nó phụ thuộc vào yếu tố thị trường, khả năng huy động vốn, lao động, đất đai…
Nhân nuôi ĐVHD tại Hải Dương trước đây chủ yếu ở quy mô nhỏ, theo quá trình phát triển nghề nuôi, nhiều hộ đã mở rộng quy mô vừa với các điều kiện, về chuồng trại thường được cải tiến phù hợp với mô hình nhân nuôi ĐVHD hiện nay, các yếu tố vừa nêu cũng ở mức tương tự hoặc cao hơn nhưng do hộ thường không quán xuyến hết được việc, dẫn đến hiệu quả thường giảm, do quy mô lớn cho nên hộ phải vay vốn đầu tư chịu lãi suất hoặc mua chịu vật tư nhiều hơn nên phải chịu giá cao, khi gặp rủi ro thì khả năng khắc phục là khó khăn hơn.
* Yếu tố vốn
Trong các vấn đề sản xuất thì một đặc trưng chung của người nông dân Việt Nam và người nhân nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương nói riêng đó là vấn đề vốn đầu tư sản xuất đang bị hạn chế rất lớn về khả năng tích luỹ cũng như thủ tục vay mượn. Nguyên lý kinh tế chung cho sản xuất thì vốn cùng với lao động là 2 nguồn lực tối quan trọng, việc đảm bảo hai nguồn lực này sẽ tạo điều kiện cho sản xuất thuận lợi.
57
hiệu quả, tuy nhiên lượng vốn còn ít, số còn lại phải đi vay và chi phí lãi vay. Đầu tư nhân nuôi ĐVHD với lượng vốn ban đầu tương đối cao nên các hộ phải khấu hao con giống và chuồng trại do đó ảnh hưởng đến hiệu quả nhân nuôi. Sản xuất nông nghiệp cả cung và cầu đều có tính thời vụ nên hiện nay phần lớn các hộ nhân nuôi vẫn mong muốn các cơ quan Nhà nước có cơ chế tạo điều kiện vay vốn với lãi suất thấp, lâu dài, để các hộ nhân nuôi yên tâm với nghề nhân nuôi ĐVHD.
Trong tổng số các hộ được phỏng vấn thì có tới 42,6% chủ hộ đặt vấn đề vốn là khó khăn nhất. Đây là những hộ nhân nuôi ĐVHD quy mô khá lớn và việc thiếu vốn sẽ làm cho sản xuất không ổn định và lợi nhuận không cao. Như các phần trước đã nêu việc thiếu vốn trong nhân nuôi làm cho hộ bị động trong sản xuất, mua sắm vật tư. Các chủ hộ cũng cho biết thêm nhiều thông tin về hoạt động tín dụng nông thôn hiện nay đang còn rời rạc, nhỏ lẻ, thiếu linh động, thủ tục rườm rà, lượng vốn được vay thấp. Song song với đó là nhu cầu cấp thiết của hộ về hoạt động tín dụng nông thôn, nếu có thủ tục vay gọn nhẹ, khoa học… người nhân nuôi ĐVHD sẽ có điều kiện vay vốn để mở rộng quy mô nhân nuôi. Do đó cần có giải pháp cấp bách cho người dân về vấn đề này.
* Yếu tố về giống
Một trong những điều kiện để nhân nuôi sinh sản theo luật Việt Nam cũng như theo công ước CITES là hộ nhân nuôi phải chứng minh được khả năng đã sản xuất được thế hệ thứ hai (F2) trong môi trường nuôi nhốt hoặc áp dụng một phương pháp đã được chứng minh là sản xuất được thế hệ F2. Qua khảo sát thực tế nhân nuôi sinh sản nhím, kỳ đà, rắn tại Hải Dương, các loài này đều có tập tính sinh sản là mắn đẻ, dễ nuôi do vậy hầu hết các hộ gia đình có thể tự gây giống với tỷ lệ con sống trên 90%. Theo các nghiên cứu đặc tính sinh sản của các loài động vật đang được nuôi ở Hải Dương, các loài như lợn
58
rừng, rắn, cá sấu, kỳ đà, nhím đều là những loài mắn đẻ và dễ nuôi trong điều kiện nuôi nhốt vì vậy có nhiều tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển với quy mô lớn hơn trong những năm tới.
Tuy nhiên, một thực tế khá phổ biến ở các hộ nhân nuôi sinh sản ĐVHD hiện nay ở Hải Dương là việc quản lý phả hệ động vật nuôi chưa được chú trọng dẫn đến nhiều loài đã xảy ra hiện tượng cận huyết hoặc lai tạp với các phân loài khác làm phát sinh bệnh tật di truyền, giảm sức sống và khả năng cho sản phẩm của vật nuôi. Điển hình là các loài cá sấu, nhím, kỳ đà,... với nguồn gốc các cá thể bố mẹ phần lớn không rõ ràng. Một số nơi nuôi rắn ráo, rắn hổ mang, nguồn cung cấp giống của các loài này chủ yếu lấy trong tự nhiên. Về phương diện này, việc nuôi các loài không có khả năng sinh sản nhân tạo sẽ là yếu tố kích thích khai thác và buôn bán ĐVHD.
* Yếu tố về thức ăn
Thức ăn nuôi ĐVHD khác nhau theo từng loài nuôi, từng lứa tuổi, từng mục đích. Đối với các loài nhím, lợn rừng, khỉ, thức ăn chính là các loại mầm, lá, cỏ, hoa, quả, vỏ, củ, các chất bột... chủ yếu được thu hái trong tự nhiên. Nguồn cung cấp thức ăn cho các loài này khá phong phú và dồi dào do có thể tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt. Điều này cho thấy tiềm năng lớn cho việc mở rộng nhân nuôi các loài trên tại các hộ gia đình trong những năm tới.
Đối với các loài động vật chủ yếu ăn thịt như rắn, thức ăn chính là ếch, nhái, cóc, chuột, chim, trứng... ngoài ra rắn cũng có thể nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Cá sấu thức ăn chính là các loại cá, gà vịt, phế thải lò mổ.... Điều đáng chú ý ở đây là nguồn cung cấp thức ăn cho các loài nói trên chủ yếu vẫn được khai thác trong tự nhiên, qua điều tra bình quân đến 80% thức ăn cho rắn là khai thác từ tự nhiên. Điều này đã đe doạ các loài sinh vật có ích khác như cóc, nhái, chim.... gây mất cân bằng sinh thái, tăng sâu bệnh phá hoại mùa màng.
59
* Yếu tố tự nhiên
Nhân nuôi ĐVHD chịu ảnh hưởng của vùng sinh thái, thời tiết khí hậu. Khi khí hậu ẩm thấp có thể làm cho một số loài mắc bệnh, chậm phát triển làm giảm sản lượng sản xuất ra, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất, gây nên tổn thất lớn cho người nhân nuôi . Qua điều tra các hộ nhân nuôi cho thấy, tỷ lệ chết do yếu tố thời tiết bình quân ở các hộ đối với rắn là 2%, đối với lợn rừng là 5%,đối với kỳ đà là 6%, đối với nhím là 15%. Các chủ hộ dù có nhiều biện pháp phòng chống như mùa đông ngoài biện pháp che kín chuồng trại, nhiều hộ thắp sáng và sưởi ấm cho vật nuôi vào những ngày giá rét. Mặc dù các hộ đã có nhiều biện pháp phòng chống nhưng nhìn chung chưa triệt để, các biện pháp sử dụng hiệu quả chưa cao, do vậy hàng năm vẫn không tránh khỏi những thiệt hại do khí hậu, thời tiết gây nên.
* Yếu tố chuồng trại
Chuồng nuôi ĐVHD khác nhau theo loài, theo tình trạng kinh tế của người nuôi và tập quán của địa phương. Đối với các loài động vật nguy hiểm như rắn, lợn rừng, cá sấu, chỉ một số ít những hộ có diện tích rộng, các khu nuôi được đặt cách xa khu gia đình ở, trong khi phần lớn các hộ do diện tích chật hẹp xây dựng khu nuôi ngay trong khu ở của gia đình. Do vậy khó đảm bảo được an toàn cho người và vật nuôi, đồng thời gây ô nhiễm môi trường do thức ăn một số loài này là thịt động vật, lại được lưu giữ trong chuồng hàng tuần. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các hệ thống chuồng trại, hộ hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn thô sơ, mang tính tận dụng do thiếu đầu tư, thiếu hiểu biết về điều kiện nuôi dưỡng các ĐVHD. Vì vậy hơn 90% số chuồng nuôi ĐVHD chưa đáp ứng được cho nhân nuôi trong điều kiện thâm canh, sản xuất công nghiệp. Do vậy, để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định của CITES về nhân nuôi và nâng cao hơn nữa hiệu quả và chất lượng của việc nhân nuôi ĐVHD, cần phải có quy trình hướng dẫn nông dân về tiêu chuẩn quy cách
60
chuồng trại phù hợp với từng loài nuôi, điều kiện kinh tế của người nuôi và đặc điểm sinh thái của mỗi vùng.
* Yếu tố dịch bệnh và phòng trừ dịch bệnh
Hiện tại việc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi hoang dã vẫn phụ thuộc vào kinh nghiệm và tập quán của người nuôi, thiếu các cán bộ chuyên môn có kỹ thuật, thiếu trang thiết bị, thuốc trong quản lý, chăm sóc vật nuôi và ngăn ngừa dịch bệnh cho động vật nhân nuôi ở cả ba cấp xã, huyện và tỉnh.
Đặc biệt, về thuốc thú y đặc trị cho ĐVHD hiện nay chưa có một cơ quan khoa học nào trong nước cũng như ngoài nước nghiên cứu sản xuất. Do vậy khi ĐVHD bị bệnh người nhân nuôi chủ yếu dùng các loại thuốc của người hoặc gia súc, gia cầm để chữa trị theo cách mò mẫm. Cho nên vật thí nghiệm lại chính là những con vật có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, người bị thiệt thòi chính là người nông dân. Qua quá trình điều tra cho thấy có tới 92% số hộ nhân nuôi tự chữa theo kinh nghiệm khi vật nuôi bị bệnh.
Vì vậy, cần có nghiên cứu toàn diện về các giải pháp, quy trình phòng và chữa bệnh cho các loài vật nuôi hoang dã. Đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y hộ về đặc điểm, cách phòng và điều trị các bệnh của các loài nhân nuôi , đồng thời làm tốt công tác truyền thông về các bệnh của ĐVHD nhân nuôi , mối nguy hại của chúng sang người và gia súc khác.