Lợi ích của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 26 - 31)

5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu

1.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa:

1.3.5 Lợi ích của việc mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối vớ

đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng khẳng định vai trị khơng thể thiếu của mình và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, để ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế thì doanh nghiệp nhỏ và vừa địi hỏi cần có nhiều hỗ trợ hơn nữa để khắc phục các yếu kém của mình, trong đó u cầu về vốn là vấn đề thiết yếu nhất. Trong nền kinh tế cũng có nhiều kênh cung ứng vốn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận

như: vốn tự có do tích luỹ, vốn từ vay mượn bạn bè, người thân, vốn từ kênh tín dụng thương mại, vốn huy động trên thị trường chứng khoán và vốn vay ngân hàng,… Trong các kênh cung ứng vốn đó, nguồn vốn vay ngân hàng được xem là quan trọng và hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay vì các lý do sau:

- Nguồn vốn tự có tự tích luỹ từ q trình kinh doanh thường nhỏ và có giới hạn nhất định và thơng thường là không đủ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn này nếu muốn có số lượng lớn địi hỏi phải tích luỹ lâu dài và thường được các doanh nghiệp nhỏ và vừa ưu tiên sử dụng trước khi có việc cần. Do đó, để nắm bắt cơ hội kinh doanh, theo đuổi kịp tốc độ phát triển kinh tế và có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong quá trình hội nhập quốc tế thì ngồi nguồn vốn tích luỹ được các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần phải được hỗ trợ từ các nguồn khác.

- Nguồn vốn từ đi vay bạn bè, người thân hay vay nóng thị trường tự do bên ngoài, từ các cá nhân hay tổ chức cho vay phi chính thức khác: thường là rất hạn chế do lãi suất cao, thời gian ngắn, thiếu ổn định và rất hiếm doanh nghiệp nào có thể phát triển mạnh bằng nguồn này. Việc vay mượn từ các nguồn vốn này dễ phát sinh các vấn đề rắc rối về quan hệ của doanh nghiệp sau này,…

- Tín dụng thương mại: nguồn vốn này cũng rất hạn chế do nó lệ thuộc lớn vào chính sách mua bán chịu của nhà cung cấp và thường có thời hạn ngắn, bản thân các doanh nghiệp cũng không thể chủ động được nguồn vốn này cả về quy mô, giới hạn, đối tượng, thời gian,… và hơn nữa là hiện nay ở thị trường Việt Nam hình thức tín dụng thương mại cũng chưa được phát triển mạnh.

- Nguồn vốn từ thị trường chứng khốn càng khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tìm được nguồn vốn từ thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp phải khắc phục các hạn chế vốn có của doanh nghiệp nhỏ và vừa như tình hình tài chính, thực lực doanh nghiệp, tính minh bạch cơng khai trong các báo cáo tài chính, khả năng xây dựng phương án, khả năng kinh doanh,… Các hạn chế này muốn khắc phục đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa trước hết phải có vốn để đầu

tư phát triển và trở thành các doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn. Do đó nguồn vốn huy động từ nguồn này xem như là chưa khả thi đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Do vậy để có nguồn vốn phục vụ phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả hơn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cịn trơng đợi vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng, nguồn vốn này có các ưu điểm sau:

+ Khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng là không hạn chế: về quy mô nguồn vốn, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay cạnh tranh,… Tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của doanh nghiệp mà ngân hàng có các hình thức tín dụng linh hoạt phù hợp, ngân hàng có thể đáp ứng đầy đủ nguồn vốn lưu động thường xuyên cho phép doanh nghiệp duy trì sự phát triển ổn định và có hiệu quả hoặc cung ứng vốn với thời hạn dài để các doanh nghiệp đầu tư thêm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng cơ sở kinh doanh,…

+ Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, với cam kết mở rộng thị trường tài chính dịch vụ, ngày càng có nhiều các ngân hàng thương mại hoạt động và cung ứng vốn cho nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ có thể chủ động lựa chọn ngân hàng để vay vốn với mức lãi suất hợp lý, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn phù hợp, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

+ Quá trình tiếp cận vốn vay từ ngân hàng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cịn có thể được sử dụng dịch vụ tư vấn của ngân hàng về các vấn đề liên quan đến tình hình tài chính, thiết lập và thẩm định tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, từ đó giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa từng bước khắc phục các hạn chế vốn có của mình.

- Xét về phía các ngân hàng thì việc mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian gần đây và xu hướng sắp tới cũng là một tất yếu. Trong xu hướng và định hướng chung của các ngân hàng thương mại là đang giảm dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước và tăng nhanh tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì thành phần doanh nghiệp nhà nước đang giảm dần về số lượng và đã lộ dần những hạn chế nhất định. Với hệ thống mạng

lưới các ngân hàng thương mại trải rộng khắp cả nước là điều kiện thuận lợi để các ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một dịch vụ rất thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để phát triển do đặc điểm phân bổ rải rác khắp nơi kể cả vùng sâu, vùng xa. Hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần làm gia tăng khối lượng và tốc độ lưu chuyển hàng hố trong nền kinh tế, từ đó làm gia tăng khối lượng thanh toán giao dịch qua ngân hàng, nhờ đó nguồn vốn huy động của các ngân hàng sẽ tăng lên nhờ lượng tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp tăng lên.

Do đó, xét về mặt hiệu quả tín dụng ngân hàng khơng chỉ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nó cịn giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng đầu tư tín dụng và phát triển ổn định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong nền kinh tế thị trường, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã khẳng định vai trò quan trọng khơng thể thiếu của mình và ngày càng có nhiều đóng góp đáng kể cho sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh những đặc trưng vốn có của doanh nghiệp nhỏ và vừa giống như các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các quốc gia khác thì doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cũng có những đặc trưng riêng của mình. Bước vào quá trình hội nhập thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng có những cơ hội và thách thức phải vượt qua để tồn tại và phát triển, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa nhiều thành tựu cho nền kinh tế, đồng thời khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Để có thể vận dụng tốt cơ hội, vượt qua thách thức, khó khăn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần được hỗ trợ nhiều nguồn lực từ nhiều mặt, trong đó nguồn lực khơng thể thiếu và đóng vai trị quan trọng đó là nguồn lực tài chính - vốn để kinh doanh. Trong các kênh cung ứng vốn hiện nay, tín dụng ngân hàng ngày càng thể hiện tính tất yếu và hiệu quả của mình đối với đầu tư phát triển các doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thực trạng vấn đề này sẽ được nghiên cứu, tìm hiểu qua phân tích các hoạt động tín dụng tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương trong chương II để tìm ra những khó khăn, hạn chế của công tác này.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)