Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 35 - 40)

5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu

2.1.2 Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.1.2.1. Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh phát triển năng động, tốc độ tăng

trưởng kinh tế của tỉnh ln cao hơn so với bình qn chung của cả nước, ở mức 2 con số. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của vùng ngày càng dịch chuyển tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Về cơ bản, những thành tích tăng trưởng đã đến đuợc với đại bộ phận người dân trong tỉnh, góp phần vào sự phát triển và ổn định đất nước trong điều kiện nước ta phải đối mặt với những thách thức gay gắt trong quá trình chuyển đổi cơ chế và hội nhập quốc tế. Các cơ hội phát triển được mở rộng cho đơng đảo nhân dân. Lợi ích tăng trưởng ngày càng lớn và được phân phối trên quy mô rộng. Nhờ đó, mức sống dân trí, việc làm và thu nhập của tầng lớp dân cư trong vùng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh.

Đó là bức tranh tổng quát thể hiện mặt mạnh và thành tích nổi trội của tỉnh trong tăng trưởng và phát triển.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP ở tỉnh Bình Dương

Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tốc độ tăng

trưởng

15,35% 15,39% 15 % 15 % 14,8 % 10,3%

Nguoàn: Trang web của báo Bình Dương.

Bình Dương là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng GDP cao (trong 6 năm gần nhất tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh ln được duy trì ở mức 2 con số).

Năm 2009 mặc dù tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới diễn biến phức tạp nhưng nhìn chung, các ngành sản xuất, kinh doanh của tỉnh đã tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định so với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, cụ thể như sau:

Về tăng trưởng kinh tế: cả năm 2009 tăng 10,3% (kế hoạch: tăng 13%). Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong GDP, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng giảm còn 62,3%, dịch vụ tăng lên 32,4% và nơng lâm nghiệp giảm cịn 5,3% (năm 2008 là 64,8% - 29,7% - 5,5%; kế hoạch năm 2009 là 64,9% - 30,3% - 4,8%).

GDP bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng, tính theo dân số tổng điều tra 1/4/2009 - 1.482.636 người (kế hoạch là 26,8 triệu đồng).

Sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 87.727 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp trong nước đạt 27.917 tỉ đồng, tăng 12,2%; các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 59.810 tỉ đồng, chiếm 68,2% và tăng 9,2%. Nhìn chung, sản xuất cơng nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực và đang được khơi phục.

Tồn tỉnh hiện có 28 khu cơng nghiệp đã được thành lập (tổng diện tích 8.979ha), trong đó 24 khu đã đi vào hoạt động. Tính đến cuối năm 2009, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đạt trên 1.600 tỷ đồng, vốn đầu tư thu hút thêm đạt 570 triệu đô la Mỹ và 400 tỷ đồng, tổng số lao động làm việc trong các

doanh thu các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp đạt 5,9 tỷ đô la Mỹ, tăng 5% so với cùng kỳ.

Thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 33.290 tỷ đồng, trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng 36,5%; kinh tế dân doanh tăng 27,8%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi giảm 15,1%. Giá cả thị trường nội tỉnh trong năm tương đối ổn định; chỉ số giá tiêu dùng tăng 6,85% so với tháng 12/2008 (Xuất khẩu: có 1.231 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trực tiếp với kim ngạch xuất khẩu đạt 6 tỷ 993 triệu đô la Mỹ; Nhập khẩu: Kim ngạch nhập khẩu đạt 5 tỷ 735 triệu đô la Mỹ).

Sản xuất nông - lâm nghiệp: Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cả năm đạt 2.605,7 tỷ đồng, tăng 4,1% so với cùng kỳ, trong đó: nơng nghiệp tăng 4,1%, lâm nghiệp tăng 3,9%, thủy sản tăng 7,9%. Tỷ trọng giữa trồng trọt và chăn nuôi là 68,4% - 27,1%.

Thu hút đầu tư:

- Đầu tư trong nước: có 8.348 doanh nghiệp trong nước với tổng số vốn đăng ký kinh doanh là 54.538 tỷ đồng.

- Đầu tư nước ngồi: Tồn tỉnh có 1.850 dự án đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đầu tư là 12 tỷ 934 triệu đô la Mỹ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đó, cũng cịn khơng ít những vấn đề tồn tại nhìn từ khía cạnh chất lượng, tăng trưởng cơng bằng xã hội và phát triển con người, xu hướng gia tăng chênh lệch giàu nghèo, mức độ dễ bị tổn thương tăng lên đối với nền kinh tế nói chung, đối với nhóm người chưa thốt nghèo nói riêng.

2.1.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

2.1.2.2.1. Qui mô doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Dương:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Bình Dương có vai trị quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Kể từ khi Luật doanh nghiệp năm 1999 được ban hành, số lượng DNNVV tăng lên nhanh chóng, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào

phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, giải quyết lao động cho nền kinh tế.

Do gặp khó khăn về vấn đề thống kê số liệu theo phần mềm cài đặt tại cơ quan đăng ký kinh doanh trong việc thống kê về vốn đăng ký nên nên tôi sẽ sử dụng tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 (số liệu thu thập trong thời kỳ từ trong giai đoạn năm 2009 phù hợp với thời gian áp dụng nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009).

Bảng 2.2: Số lượng DNNVV đăng ký kinh doanh qua các năm tại Bình Dương

Loại hình DN Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

DNTN 587 673 728

CÔNG TY TNHH 906 1.030 1.250 CÔNG TY CỔ PHẦN 85 89 96

Tổng cộng 1.578 1.792 2.074

Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương.

Qua số liệu bảng 2.2, cho thấy đa phần doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập dưới hình thức cơng ty TNHH (khoảng 62%), kế đến là DNTN (khoảng 35%),

Hình 2.2: Số lượng DNNVV đăng ký kinh doanh qua các năm

0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 DNTN CÔNG TY TNHH CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1.2.2.2. Cơ cấu ngành nghề:

Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu ngành nghề doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương:

Quy mơ Doanh

nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Khu vực (Số lượng DN có vốn dưới 10 tỷ) Tỷ lệ (%) (Số lượng DN vốn từ 10 tỷ đến 100 tỷ) Tỷ lệ (%) (Số lượng DN có tổng nguồn vốn trên 100 tỷ) Tỷ lệ (%) I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 735 9 14 3 18 6

II. Công nghiệp 872 11 169 34 73 28

III. Xây dựng 1.755 23 96 20 67 27

IV. Thương mại 4.147 54 151 31 120 31

V. Dịch vụ 256 3 60 12 15 9

Tổng 7.765 490 293

Nguoàn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương

Do doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh có thể đăng ký nhiều ngành nghề hoạt động, nên số liệu phân theo ngành dựa theo ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu tổng hợp trên ta có thể thấy được hiện nay số lượng

Hình 2.3: Quy mơ, cơ cấu ngành nghề doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản II. Công nghiệp III. Xây dựng IV. Thương mại V. Dịch vụ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh là rất lớn, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp nhỏ, hoạt động có quy mơ dưới 10 tỷ đồng chiếm 90,6% doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa chiếm 5,8%, cịn các doanh nghiệp lớn có quy mơ trên 100 tỷ đồng chỉ chiếm 3,6%.

Về cơ cấu ngành nghề: Các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ hoạt động chủ yếu tập trung ở ngành thương mại, trong khi đó các doanh nghiệp lớn và vừa ngồi lĩnh vực thương mại, còn tập trung hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là chủ yếu. Do hoạt động sản xuất và xây dựng cần nhiều vốn và kỹ năng điều hành quản lý nên hạn chế các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)