Giới thiệu về Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 31 - 35)

5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu về Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Bình

2.1. Giới thiệu sơ lược về Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương và doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.1.1. Giới thiệu về Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương. thương Bình Dương.

2.1.1.1. Sự ra đời và quá trình phát triển của Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương. thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương.

Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Sông Bé, tên gọi trước đây của Chi nhánh ngân hàng TMCP Cơng thương Bình Dương, chính thức được thành lập ngày 01/4/1991 theo Quyết định thành lập số 13/NH-QĐ ngày 02/02/1991 của ngân hàng nhà nước tỉnh Sơng Bé. Đến ngày 01/01/1997 Thủ tướng Chính Phủ có Quyết định tách tỉnh Sơng Bé làm hai tỉnh mới là Bình Dương và Bình Phước. Chi nhánh chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương theo quyết định số 18/NHCT-QĐ ngày 17/12/1996 của NHCT Việt Nam. Cuối năm 2008, ngân hàng Công Thương Việt Nam tiến hành thành công công tác cổ phần hoá và đến ngày 24/8/2009 Chi nhánh chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01001119480311.

Chi nhánh có trụ sở đặt tại số 330 Đại lộ Bình Dương, phường Phú Hòa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Hiện Chi nhánh có 4 Phịng giao dịch trực thuộc gồm phòng giao dịch Lái Thiêu được đặt tại Thị trấn Lái Thiêu, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, phịng giao dịch Tân Phước Khánh tại thị trấn Tân Phước Khánh, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, phịng giao dịch Mỹ Phước tại thị trấn Mỹ Phước, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, phịng giao dịch Dĩ An tại thị trấn Dĩ An,

Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương trong những ngày đầu mới thành lập, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, phương tiện làm việc còn thiếu thốn, tổng số nhân viên là 24 người. Tình hình kinh tế của tỉnh Sơng Bé lúc bấy giờ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế. Với những nhân tố đó, kết quả kinh doanh của Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương cũng bị tác động khơng kém, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong 7 năm (1991-1997) chỉ đạt độ khoảng 18%/năm, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân chỉ ở khoảng 15%/năm. Doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nên doanh thu từ hoạt động dịch vụ cũng chiếm tỷ trọng thấp trên tổng doanh thu.

Từ năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, chỉ trong vòng 4 năm (1997- 2000) cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại dịch vụ - nông nghiệp, các thành phần kinh tế cũng được phát triển đa dạng theo hướng phát huy nhiều hình thức sở hữu, nhiều ngành nghề mới ra đời, nhiều cụm doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ và nhiều khu cơng nghiệp được hình thành và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước. Trong cơng cuộc đổi mới này nguồn vốn đầu tư của Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương đã góp một phần khơng nhỏ, do đó tốc độ phát triển qua các năm đều được tăng vọt đáng kể.

Cùng với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc của tỉnh trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội từ năm 1998 đến nay, ngành ngân hàng cũng đã bước sang bước ngoặt mới. Dẫn chứng cho điều này là Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng cũng được ra đời và thay thế cho hai Pháp lệnh ngân hàng trước đây. Hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng đã có một chỗ dựa, một hành lang pháp lý tương đối vững chắc, đánh dấu một sự trưởng thành và lớn mạnh về nhiều mặt của cả hệ thống ngân hàng mà Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương khơng nằm ngồi hệ thống đó.

Ngày nay, Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương đã được trang bị những công cụ, phương tiện làm việc, công nghệ hiện đại nâng dần chất lượng phục vụ, đội ngũ nhân viên cũng đã được trang bị kiến thức, nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu

cầu hiện đại hố – cơng nghiệp hoá đất nước, đặc biệt trong năm 2006, Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương đã chính thức áp dụng phần mềm hiện đại hoá ngân hàng INCAS (Incombank Advance System) trong tất cả hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Theo hệ thống phần mềm này, khách hàng không chỉ là khách hàng của chi nhánh mà là của cả hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trên toàn quốc, nghĩa là một khách hàng khi đã là một khách hàng của NH TMCP CT Việt Nam thì được quyền giao dịch tại bất cứ chi nhánh NH TMCP Cơng thương nào trên tồn quốc, hiện nay phần mềm này đã đáp ứng và cung cấp rất nhiều tiện ích trong hoạt động ngân hàng, đỡ tốn kém thời gian và chi phí chung. Điều này cho thấy sự lớn mạnh về quy mô, năng lực tài chính, sự tổ chức trong kinh doanh của NH TMCP CT Việt Nam nói chung và Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương nói riêng.

Năm 2009 NH TMCP CT Việt Nam hồn tất chương trình xử lý tập trung các nghiệp vụ tài trợ thương mại, theo mơ hình này, bộ phận tài trợ thương mại của Chi nhánh chính thức sáp nhập vào phịng Khách hàng Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, tất cả các nghiệp vụ tài trợ thương mại tại Chi nhánh đều được nhân viên phòng Khách hàng tiếp nhận, kiểm tra và scan cho Sở giao dịch NH TMCP CT Việt Nam để xử lý, mơ hình này phù hợp với tiêu chuẩn ISO, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ thương mại.

2.1.1.2. Mơ hình, bộ máy tổ chức quản lý:

Là một đơn vị kinh doanh tín dụng - tiền tệ - dịch vụ ngân hàng, Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương hiểu rõ tầm quan trọng của việc tổ chức bộ máy quản trị, điều hành để mang lại hiệu quả cao. Vì vậy chi nhánh đã đề ra nguyên tắc và tuân thủ triệt để là: Phát triển - An toàn - Hiệu quả.

Nếu như vào thời điểm năm 1991, tồn chi nhánh chỉ có 24 người, thì đến nay, tổng số cán bộ cơng nhân viên của Chi nhánh đã lên đến 80 người, trong đó có 01 người có trình độ thạc sĩ và 59 người có trình độ Đại học, chiếm 75%; 11 người có trình độ trung học và cao đẳng, chiếm 13,75%; trình độ khác 9 người, chiếm tỷ lệ

11,25%. Chi nhánh không ngừng đào tạo, tổ chức học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên qua các khóa học nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là tổ chức các khóa học nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học ngắn hạn, giúp tất cả cán bộ nhân viên biết được các nghiệp vụ, sản phẩm của Chi nhánh để tiếp thị, bán chéo sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc luân chuyển cán bộ giữa các phòng, ban. Với đội ngũ nhân viên trẻ luôn năng động, sáng tạo và nhiệt tình trong cơng việc là một động lực lớn thúc đẩy và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Chi nhánh NH TMCP CT Bình Dương:

Đứng đầu bộ máy tổ chức của chi nhánh là giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trực tiếp chỉ đạo tất cả các phòng ban tại chi nhánh và tổ chức, sắp xếp bộ máy hoạt động sao cho phù hợp với quy định của NH TMCP CT Việt Nam. Theo quy định của NH TMCP CT Việt Nam thì Giám đốc chi nhánh phải trực tiếp quản lý tối thiểu 70% nghiệp vụ tín dụng vì đây là nghiệp vụ gần như quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

GIÁM ĐỐC Phịng tổ chức hành chính Tổ điện tốn Phịng kế tốn tài chính Phịng Khách hàng doanh nghiệp Phòng tiền tệ kho quỹ Tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề 4 Phịng giao dịch Phịng khách hàng cá nhân PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC

Hỗ trợ cho giám đốc có một phó giám đốc chịu trách nhiệm về nghiệp vụ tín dụng doanh nghiệp, thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng cá nhân với mức phán quyết được giám đốc ủy quyền đối với một món tín dụng tối đa là 5 tỷ đồng. Đề xuất, tham mưu cho giám đốc và tổ chức quản lý có hiệu quả hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tín dụng, kiểm sốt các khoản dư nợ tín dụng. Trực tiếp chỉ đạo các phịng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân trong quyền hạn nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cịn có một Phó giám đốc chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kế tốn, phịng Tiền tệ kho quỹ, phòng giao dịch Lái Thiêu, phòng giao dịch Tân Phước Khánh, phòng giao dịch Mỹ Phước, phòng giao dịch Dĩ An. Đề xuất, tham mưu và tổ chức quản lý có hiệu quả các nghiệp vụ được phân cơng. Trực tiếp chỉ đạo các phịng nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân cơng và hoạt động kinh doanh của 4 phòng giao dịch.

Các phòng, tổ nghiệp vụ khác như Phòng tổ chức hành chính, tổ quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, tổ điện tốn trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo sự chỉ đạo giám đốc và theo chuyên môn nghiệp vụ đã được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)