5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu
3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa
3.4.3.3 Đối với hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động của Hiệp hội hướng vào việc tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển thị trường, chủ động tham gia, bảo vệ lợi ích của các DNNVV trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng, lựa chọn bổ sung cán bộ có năng lực, uy tín và nhiệt tình của các DNNVV vào bộ máy lãnh đạo của Hiệp hội, tăng cường tính chuyên nghiệp, thiết thực và hiệu quả trong hoạt động của Hiệp hội. - Hiệp hội DNNVV phải giúp các DN xây dựng các dự án có hiệu quả, hiểu rõ các quy định của ngân hàng, cách thức giao dịch và giao tiếp với ngân hàng. Hiệp hội phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước cho hội viên, phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng đạo đức và văn hoá kinh doanh, mở một số lớp đào tạo miễn phí cho hội viên về các quy định tài chính, thuế, ngân hàng và pháp luật.
- Hiệp hội DNNVV cần thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo để các bên nắm được xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nhau, tổ chức tuyên truyền thông qua các thông tin đại chúng, các hiệp hội khác, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, mời các tổ chức, hiệp hội có kinh nghiệm của nước ngoài đến để trao đổi kinh nghiệm và cũng là để họ có hướng đầu tư vào các doanh nghiệp.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu tăng cường vai trò của các tổ chức trong việc hỗ trợ, chắc chắn sẽ tạo động lực rất tích cực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh, mạnh.
- Tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong sự phát triển khá nhanh của mơ hình này, đây thực sự là vấn đề bức thiết. Những người quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa
cần được trang bị kiến thức một cách bài bản, chu đáo. Yếu tố con người, nhất là con người quyết định có ý nghĩa quan trọng. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đã học tập người Nhật và đã thành công khi đặc biệt chú ý đến đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Chắc chắn họ để lại cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm quý giá.
- Thường xuyên tổng hợp các kiến nghị của các DNNVV về luật pháp, cơ chế, chính sách, về cách thức quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong việc giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và đề đạt kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Từ việc phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương, những ngun nhân dẫn đến hạn chế, khó khăn trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương III đã nêu lên các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Đồng thời chương này cũng đề cập đến một số kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khơng ít khó khăn về vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể phát huy hết được những khả năng của mình và ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc phát triển sản phẩm tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Qua việc phân tích hoạt động khó khăn, tồn tại và các nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà theo tơi có khả năng ứng dụng trong thực tế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Bình Dương. Việc thực hiện các giải pháp khơng nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải thực hiện đồng bộ từ các ngành, các cấp có liên quan, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Bình Dương thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn. Do đó luận văn sẽ khơng tránh hỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức quý báu của q Thầy Cơ để luận văn có thể hồn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Hương, Th.S Nguyễn Quốc Anh, “Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 2005.
2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn “Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương” Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2007.
3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 2008
4. TS. Lê Thị Mận “Lý thuyết tài chính - tiền tệ” Nhà xuất bản Lao động xã
hội, TP. Hồ Chí Minh, 2010.
5. TS. Lê Thị Mận “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao
động, xã hội, TP. Hồ Chí Minh, 2010.
6. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.
7. Báo các thường niên của Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.
8. Báo cáo thường niên của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.
9. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ “Về
trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.
10.Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách
hàng”.
11.Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN “Quy định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN
ngày 25/4/2007 của NHNN “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết
12.Quyết định 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24 tháng 02 năm 2010 “Quy định
về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam”.
13.Quyết định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam “Về quy định cho
vay đối với tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam”.
14.Các tài liệu lấy từ website: www.baobinhduong.org.vn. 15.Các tài liệu lấy từ website: www.binhduong.gov.vn. 16.Các tài liệu lấy từ website: www.mof.gov.vn. 17.Các tài liệu lấy từ website: www.sbv.gov.vn. 18.Các tài liệu lấy từ website: www.vietnamnet.vn 19.Các tài liệu lấy từ website: www.vietinbank.vn.