Nguyên nhân khác:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu

2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh

2.2.3.3.3 Nguyên nhân khác:

- Thủ tục pháp lý để hoàn tất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu cơng trình mặc dù đã được cải tiến nhưng vẫn cịn rườm rà và nhiêu khê. Trên thực tế để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu cơng trình thì người dân phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc do những thủ tục hành chính rất nhiều, vấn đề này đã được báo, đài phản ánh, trong khi đó muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng thì các doanh nghiệp (đặc biệt là DNNVV phải có tài sản bảo đảm). Do đó đây là vấn đề gây rất nhiều khó khăn cho các DNNVV trong việc vay vốn ngân hàng.

- Các quy định thay đổi về thủ tục thế chấp cũng gây rối rắm không kém cho ngân hàng. Luật cơng chứng khơng u cầu xác nhận tình trạng bất động sản nên thủ tục xác nhận tình trạng bất động sản tại Ủy ban nhân dân phường xã như trước nay bị bãi bỏ, việc xác định tài sản thế chấp có nằm trong quy hoạch, tranh chấp hay không hiện nay thuộc trách nhiệm của ngân hàng. Điều này khiến ngân hàng rất khó khăn trong việc xác định tài sản có tranh chấp hay không, do phải tự thẩm định, điều tra, xem xét kết hợp với sự tự cam kết của khách hàng, mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả an tồn là khơng cao. Muốn thật sự yên tâm, tránh thiệt hại rủi ro,

ngân hàng chỉ có thể dựa vào xác nhận của các cơ quan ban ngành địa phương nhưng hiện nay việc yêu cầu Ủy ban nhân dân phường/xã thực hiện thì khơng được chấp thuận, u cầu Phịng tài ngun và mơi trường thị xã/huyện xác nhận cũng rất khó khăn và kéo dài. Do vậy, ngân hàng phải tự thẩm định nên ẩn chứa nhiều rủi ro. - Các quyết định về quy hoạch treo kéo dài, khơng được các cơ quan mạnh dạn xố cũng gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc xác định tình trạng của quy hoạch.

- Thơng tin về DNNVV không đầy đủ: Các cơ quan như thuế, hải quan và nhiều cơ quan quản lý nhà nước, các sở ban ngành ln có sẵn những thơng tin có giá trị về doanh nghiệp nhưng thực tế nguồn thông tin này chưa được khai thác hiệu quả do Chính phủ vẫn chưa xây dựng được hệ thống cơ sở thơng tin có hiệu quả về các doanh nghiệp để hỗ trợ cung cấp cho ngân hàng, giúp ngân hàng trong quá trình đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó vẫn chưa có cơ sở pháp lý trong việc cung cấp thông tin từ các cơ quan ban ngành quản lý nhà nước.

- Trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC) chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng thương mại:

Trung tâm thơng tin tín dụng được thành lập nhằm cung cấp thơng tin tín dụng của các doanh nghiệp, cá nhân cho các tổ chức tín dụng thành viên, tuy nhiên có nhiều trường hợp trung tâm trả lời bản tin rất chậm trễ, số liệu chưa được cập nhật kịp thời, trung tâm có phân tích xếp hạng doanh nghiệp nhưng các bài phân tích đánh giá có chất lượng về q trình quan hệ tín dụng, phân tích tài chính của doanh nghiệp thì Trung tâm chưa thực hiện được.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương II đã giới thiệu sơ nét về Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương. Qua phân tích thực trạng hoạt động tại Chi nhánh cho ta thấy: Những kết quả đạt được về mặt huy động vốn, cho vay của Chi nhánh đã góp phần khơng nhỏ vào việc phát triển của tỉnh Bình Dương. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã có những kết quả nhất định, đáng được duy trì và tiếp tục phát triển trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và khó khăn. Điều đó cần những giải pháp cơ bản, đồng bộ và hợp lý để khắc phục, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng tại Chi nhánh. Có như vậy Chi nhánh mới đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, góp phần phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CƠNG THƯƠNG BÌNH DƯƠNG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)