Các giải pháp hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 74)

5. Kết cấu, nội dung nghiên cứu

3.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.4.3 Các giải pháp hỗ trợ

3.4.3.1. Đối với Chính phủ.

- Cần xây dựng mơi trường pháp lý ổn định, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong đó có ngân hàng hoạt động kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh và phát triển trong khn khổ pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện quyền kinh doanh và khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu. Nên thực hiện phương châm Nhà nước không can thiệp trực tiếp; các cấp, các ngành tạo điều kiện hơn nữa để doanh nghiệp được tự do đăng ký kinh doanh, tự do thay đổi sản phẩm mà pháp luật không ngăn cấm. Cần làm tốt hơn nữa hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp xuất khẩu, không phân biệt mặt hàng xuất khẩu; mở rộng hơn nữa các nghiệp vụ bảo hiểm xuất khẩu.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, đảm bảo an toàn cho mọi tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng theo hướng hội nhập và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các văn bản pháp luật cần có sự thống nhất tránh chồng chéo.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thơng tin thị trường: Các DNNVV rất khó khăn trong việc tìm kiếm thơng tin thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu do thiếu nhân sự và năng lực về tài chính. Chính phủ với vai trò quản lý nhà nước sẽ hỗ trợ cho việc phát triển ổn định và vững chắc của DNNVV thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu cung cấp cho các doanh nghiệp.

- Về phía Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương: Để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương nên có một số giải pháp:

+ Khuyến khích xây dựng các quỹ đầu tư: Việc xây dựng các quỹ đầu tư là mục tiêu quan trọng để phát triển, vì vậy cần thu hút các nhà tài trợ cùng tham gia. Đồng thời tìm cách tuyên truyền về quy chế hoạt động của các quỹ này, giúp các DNNVV có điều kiện tiếp cận tốt nhất các nguồn vốn. Ủy ban nhân dân tỉnh nên tạo điều kiện để thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng theo nghị định 56/2009/NĐ-CP Về trợ

giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Khuyến khích phát triển các dịch vụ: nhất là dịch vụ thương mại, dịch vụ tư vấn, dịch vụ quản trị doanh nghiệp, dịch vụ pháp lý nhằm hỗ trợ phát triển các DNNVV, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế.

+ Có chính sách cụ thể và thuyết phục để hỗ trợ mặt bằng sản xuất ổn định, lâu dài cho các DNNVV: Các cơ quan ban ngành của Tỉnh cần công khai, minh bạch hố thơng tin về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội nói chung và quy hoạch, phát triển vùng, khu vực, ngành nghề cụ thể, đồng thời công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để các DNNVV kịp thời cập nhật thơng tin, có định hướng phát triển phù hợp. Ngồi ra các cấp chính quyền cần tháo gỡ những khó

khăn trong thủ tục cấp đất, thuê đất, giải phóng mặt bằng,… để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

+ Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, sở hữu cơng trình xây dựng, nhà xưởng cho các doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế thơng thống, đơn giản hơn, có ưu đãi về phí, thuế có liên quan để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thực hiện, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ hồ sơ pháp lý của tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng.

3.4.3.2. Đối với ngân hàng Nhà nước:

- NHNN cần rà soát, chỉnh sửa ban hành các văn bản pháp lý để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh và thơng thống cho NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM trong kinh doanh góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.

- Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN đối với các hoạt động của NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động kinh doanh lành mạnh, ổn định và có hiệu quả, với mục đích bảo vệ người gửi tiền, tránh cho nền kinh tế khỏi những chấn động và khủng hoảng do hệ thống NHTM gây ra, đồng thời ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi tiêu cực, gây thất thốt, lãng phí trong việc sử dụng vốn tín dụng để đầu tư.

- Có quy định để các tổ chức tín dụng thực hiện thường xuyên, kịp thời, đầy đủ các chế độ báo cáo thống kê, báo cáo thơng tin tín dụng theo quy định hiện hành về ngân hàng nhà nước, nhằm đảm bảo các thơng tin tín dụng của khách hàng được cập nhật thường xuyên, liên tục, đảm bảo khai thác hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, đặc biệt là các DNNVV.

- Trung tâm thơng tin tín dụng NHNN cần cập nhật thường xuyên, kịp thời các thơng tin về khách hàng vay đang cịn dư nợ để các TCTD thực hiện việc thẩm định và xác minh tình hình khách hàng. Chất lượng thơng tin phụ thuộc nhiều vào

nguồn cung cấp thơng tin của các TCTD. Vì vậy NHNN cần có biện pháp chế tài để các TCTD chấp hành nghiêm việc cung cấp thông tin theo quy định.

3.4.3.3. Đối với hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung hoạt động của Hiệp hội hướng vào việc tạo sức mạnh cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển thị trường, chủ động tham gia, bảo vệ lợi ích của các DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng, lựa chọn bổ sung cán bộ có năng lực, uy tín và nhiệt tình của các DNNVV vào bộ máy lãnh đạo của Hiệp hội, tăng cường tính chuyên nghiệp, thiết thực và hiệu quả trong hoạt động của Hiệp hội. - Hiệp hội DNNVV phải giúp các DN xây dựng các dự án có hiệu quả, hiểu rõ các quy định của ngân hàng, cách thức giao dịch và giao tiếp với ngân hàng. Hiệp hội phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước cho hội viên, phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành luật pháp, trách nhiệm với cộng đồng, xây dựng đạo đức và văn hoá kinh doanh, mở một số lớp đào tạo miễn phí cho hội viên về các quy định tài chính, thuế, ngân hàng và pháp luật.

- Hiệp hội DNNVV cần thường xuyên tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thảo để các bên nắm được xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nhau, tổ chức tuyên truyền thông qua các thông tin đại chúng, các hiệp hội khác, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, mời các tổ chức, hiệp hội có kinh nghiệm của nước ngoài đến để trao đổi kinh nghiệm và cũng là để họ có hướng đầu tư vào các doanh nghiệp.

- Nâng cao hơn nữa vai trò của các Hiệp hội, câu lạc bộ giám đốc và tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nếu tăng cường vai trò của các tổ chức trong việc hỗ trợ, chắc chắn sẽ tạo động lực rất tích cực giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nhanh, mạnh.

- Tăng cường đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế cho đội ngũ cán bộ quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong sự phát triển khá nhanh của mơ hình này, đây thực sự là vấn đề bức thiết. Những người quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa

cần được trang bị kiến thức một cách bài bản, chu đáo. Yếu tố con người, nhất là con người quyết định có ý nghĩa quan trọng. Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc đã học tập người Nhật và đã thành công khi đặc biệt chú ý đến đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp. Chắc chắn họ để lại cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm quý giá.

- Thường xuyên tổng hợp các kiến nghị của các DNNVV về luật pháp, cơ chế, chính sách, về cách thức quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công chức trong việc giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và đề đạt kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Từ việc phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương, những ngun nhân dẫn đến hạn chế, khó khăn trong việc cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương III đã nêu lên các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi nhánh. Đồng thời chương này cũng đề cập đến một số kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc phát triển tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ vừa.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, đảm bảo sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khơng ít khó khăn về vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể phát huy hết được những khả năng của mình và ngân hàng cũng gặp khơng ít khó khăn trong việc phát triển sản phẩm tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Qua việc phân tích hoạt động khó khăn, tồn tại và các nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại đó, luận văn đã đưa ra một số giải pháp mà theo tơi có khả năng ứng dụng trong thực tế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương. Việc thực hiện các giải pháp khơng nhất thiết phải theo một trình tự nhất định mà phải thực hiện đồng bộ từ các ngành, các cấp có liên quan, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam cũng như Chi nhánh Bình Dương thì mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng là một lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn. Do đó luận văn sẽ khơng tránh hỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung hết sức quý báu của q Thầy Cơ để luận văn có thể hồn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Đức, TS Trần Huy Hoàng, TS Trầm Xuân Hương, Th.S Nguyễn Quốc Anh, “Tín dụng ngân hàng”, Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 2005.

2. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn “Nghiệp vụ Ngân hàng trung ương” Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2007.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại” Nhà xuất bản Thống kê, TP. Hồ Chí Minh, 2008

4. TS. Lê Thị Mận “Lý thuyết tài chính - tiền tệ” Nhà xuất bản Lao động xã

hội, TP. Hồ Chí Minh, 2010.

5. TS. Lê Thị Mận “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Lao

động, xã hội, TP. Hồ Chí Minh, 2010.

6. Báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.

7. Báo các thường niên của Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Cơng thương Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.

8. Báo cáo thường niên của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Dương năm 2007, 2008, 2009.

9. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ “Về

trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

10.Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam về việc ban hành “Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách

hàng”.

11.Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN “Quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN

ngày 25/4/2007 của NHNN “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết

12.Quyết định 208/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24 tháng 02 năm 2010 “Quy định

về giới hạn tín dụng và thẩm quyền quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam”.

13.Quyết định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam “Về quy định cho

vay đối với tổ chức kinh tế trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thươngViệt Nam”.

14.Các tài liệu lấy từ website: www.baobinhduong.org.vn. 15.Các tài liệu lấy từ website: www.binhduong.gov.vn. 16.Các tài liệu lấy từ website: www.mof.gov.vn. 17.Các tài liệu lấy từ website: www.sbv.gov.vn. 18.Các tài liệu lấy từ website: www.vietnamnet.vn 19.Các tài liệu lấy từ website: www.vietinbank.vn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần công thương bình dương (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)