Toàn cảnh thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động m a tại việt nam (Trang 31 - 35)

Quy mô của thị trường M&A của Việt nam khá nhỏ bé tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại khá cao. Theo báo cáo của PwC, năm 2010, Việt Nam có 345 thương vụ với tổng giá trị ước tính là 1.750 triệu USD. Mức tăng

trưởng về số lượng và giá trị từ năm 2003-2010 của thị trường M&A ở Việt Nam tương ứng là 35,6% và 47%, trong khi tốc độ tăng của thế giới là 2,4% và 7,1%. (Xem số liệu trong phụ lục 2). Mức tăng trưởng nhanh này do ảnh hưởng của các yếu tố về mặt kinh tế, luật pháp, thị trường vốn và một số các yếu tố khác.

2.1.1.1 Về kinh tế

Tuy xuất hiện từ những năm 1990 sau khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị truờng, nhưng hoạt động M&A chỉ thực sự được thành hình từ sau năm 2000 khi kinh tế Việt Nam bắt đầu có sự hội nhập mạnh mẽ với kinh tế quốc tế theo xu hướng tồn cầu hóa, đánh dấu bằng hiệp định thương mại Việt-Mỹ, và đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức WTO vào cuối năm 2006.

Năm Sự kiện Ảnh hưởng

2001 Ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA)

Mở rộng hoạt động hợp tác trong 8 lĩnh vực thương mại dịch vụ (đặc biệt là lĩnh vực Ngân Hàng, Bảo Hiểm, Viễn Thơng). Nâng cao tính minh bạch và giảm bớt các hạn chế trong hoạt động đầu tư

(Nguồn: Thomson Reuters & PwC)

34 61 299 1,750 23 22 38 108 167 295 345 1,138 1,117 1,719 0 400 800 1200 1600 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Giá trị (Triệu đô la Mỹ) Số lượng

2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO

Tương tự như BTA nhưng có nới lỏng hơn và mở rộng ra 11 lĩnh vực thương mại dịch vụ (đặc biệt có thêm lĩnh vực khai thác dầu khí và chứng khốn)

2.1.1.2 Về luật pháp

Một yếu tố quan trọng khác tạo ra xu hướng tăng trưởng M&A là bước tiến trong việc hoàn chỉnh hệ thống luật pháp. Cụ thể là sự ra đời của Luật Cạnh Tranh (2004), Luật Doanh Nghiệp (2005), Luật Đầu Tư (2005) và Luật Chứng Khoán (2006) bước đầu hình thành khn khổ pháp lý cho hoạt động M&A.

Nội dung Diễn giải

Hình thức đầu tư - Đầu tư trực tiếp - Đầu tư gián tiếp

Loại hình doanh nghiệp - Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn - Công ty Cổ Phần

- Cơng ty Hợp Danh - Doanh Nghiệp Tư Nhân Hình thức giao dịch - Mua cổ phần

- Mua tài sản

- Hợp nhất, sáp nhập - Chia, tách

- Sở hữu trực tiếp hay không trực tiếp (onshore vs offshore) Công ty đầu tư - Công ty trong nước

- Cơng ty có vốn đầu tư nước ngoài Giới hạn sở hữu của nhà

đầu tư nước ngồi

- Ngân hàng: 30% - Cơng ty niêm yết : 49%

- Khơng giới hạn trong các trường hợp cịn lại ngoại trừ các quy định về hạn chế đầu tư và trong các luật khác

Kiểm soát ngoại hối - Tất cả hoạt động đầu tư trong nước phải thực hiện bằng đồng Việt Nam

- Nhà đầu tư nước ngồi phải mở tài khoản góp vốn bằng đồng Việt Nam và đăng ký với NHNN

Thuế thu nhập - Mức thuế trên lợi nhuận từ hoạt động đầu tư hiện hành là 25% - Đối với nhà ĐTNN không cư trú đầu tư vào chứng khoán, mức thuế

hiện hành 0,1% trên tổng giá trị bán ra

Luật cạnh tranh Khi giao dịch M&A tạo ra thị phần từ 30%-50% thì giao dịch phải được Cục Quản Lý Cạnh Tranh xem xét và thông qua

2.1.1.3 Về thị trường vốn

Thị trường chứng khoán cũng là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng của hoạt động M&A. Theo số liệu thống kê về giá trị M&A và chỉ số chứng khoán MSCI tồn cầu thì có sự tương quan tương đối giữa M&A và thị trường vốn. Nếu sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán tạo động lực cho M&A tăng truởng thì ngược lại, thị trường chứng khoán suy thoái cũng kéo

theo sự suy giảm của hoạt động M&A.

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0 300 600 900 1200 1500 1800 Giá trị M&A toàn cầu (Triệu USD)

Chỉ số MSCI toàn cầu

(Nguồn: Bloomberg) 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ đồng 0 5000 10000 15000 20000 25000 Nghìn CP

Khối lượng CK niêm yết Tổng giá trị giao dịch

(Nguồn: Website Sở Giao Dịch CK Tp.HCM, Website Sở Giao Dịch CK Hà Nội) (Nguồn: Website Sở Giao Dịch CK Tp.HCM, Website Sở Giao Dịch CK Hà Nội)

Thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành từ năm 2000, và có tốc độ phát triển khá nhanh đặc biệt là trong giai đoạn 2004-2007. Tuy nhiên do khủng

hoảng tài chính thế giới 2008 kéo theo sau đó là khủng hoảng kinh tế mà thị truờng chứng khoán 2008 sụt giảm nghiêm trọng thể hiện ở mức tăng trưởng âm 66% của VNIndex so với năm trước đó và xuống mức xấp xỉ năm 2004 trước giai đoạn tăng trưởng nóng. Với những dấu hiệu phục hồi của kinh tế thế giới, thị trường chứng khoán năm 2009 đã hồi phục 57% so với năm 2008. (Xem số liệu trong phụ lục 3).

2.1.1.4 Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư

Khơng thể phủ nhận vai trị của các quỹ đầu tư đối với hoạt động M&A. Trên thế giới, các quỹ đầu tư đã xuất hiện từ những năm 1980 nhưng ở Việt Nam thì hình thức này mới được biết đến trong vài năm trở lại đây với sự xuất hiện của các quỹ đầu tư nước ngồi và đã góp phần khơi nguồn cho làn sóng M&A ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2008. Các quỹ đầu tư có lợi thế linh hoạt trong việc huy động vốn cũng như có lợi thế về kỹ năng định giá, giao dịch, thương lượng,… và do đó, trong thời kỳ phát triển của thị trường vốn thì các quỹ đầu tư chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng giao dịch M&A. Ngược lại khi xảy ra khủng hoảng thì chính các quỹ đầu tư rút lui nhanh nhất khỏi thị trường và do đó góp phần hình thành nên những làn sóng M&A. 0 150 300 450 600 750 900 1050 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 -100% -50% 0% 50% 100% 150% 200%

VNIndex Tăng trưởng

Như vậy, làn sóng M&A ở Việt Nam vừa qua là kết quả của nhiều biến số cả trong nước lẫn ngoài nước, cả yếu tố thị truờng lẫn yếu tố luật pháp. Cần lưu ý những nhân tố tác động trên chưa được chứng minh

cụ thể bằng số liệu thống kê ở Việt Nam do, như đã đề cập, thị trường M&A còn khá mới. Tuy nhiên theo xu hướng ngắn hạn của thị trường cũng như những nghiên cứu trên phạm vi toàn cầu đã trình bày ở trên đều hỗ trợ cho những kết luận nêu trên.

Một điểm đáng lưu ý nữa là sự gia tăng nhanh chóng số lượng thương vụ M&A năm 2009 (tăng 76% so với năm 2008) đã phản ánh xu hướng thị trường ủng hộ quan điểm trong nghiên cứu thứ hai của Boston Consulting Group: “M&A trong giai đoạn suy thoái đem lại lợi nhuận cao hơn”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động m a tại việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)