Đặc điểm của chu kỳ M&A ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động m a tại việt nam (Trang 37 - 42)

2.2 Nhận định về thực trạng thị trường M&A ở Việt Nam

2.2.1.1 Đặc điểm của chu kỳ M&A ở Việt Nam

Đặc điểm thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đã và đang chuyển sang cơ chế thị trường và từng bước nới lỏng các chính sách quản lý theo cơ chế cũ.

Như đã đề cập ở trên, từ khi tham gia hiệp định BTA và sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới. Các rào cản đối với bên ngoài dần được nới lỏng đặc biệt là các chính sách về hợp tác thương mại và đầu tư trong các lĩnh vực được quan tâm như Viễn Thông, Năng Lượng, Ngân Hàng, Bảo Hiểm, Đầu Tư Chứng Khốn,... Bên cạnh đó, tính minh bạch của thị trường cũng được cải thiện thông qua việc ban hành một loạt các Luật mới tạo khn khổ cho các doanh nghiệp cả trong lẫn ngồi nước hoạt động. Đặc biệt, việc cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam và hướng đến xóa bỏ dần giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là một động lực thúc đẩy rất lớn

cho thị truờng M&A nói riêng và thị trường tài chính nói chung.

Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà ĐTNN (*) (**) 1999 2003 2005 trở đi

Cổ phiếu Cty niêm yết 20% 30% 49%

Chứng chỉ quỹ niêm yết 20% 30% 49%

Cty đầu tư CK, Cty quản lý quỹ 30% 49% 49%

Trái phiếu 40% 100% 100%

(*) từ 1/6/2009, theo Quyết định 55/2009/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ, Cổ Phiếu và Chứng Chỉ Quỹ niêm yết được quy định là Cổ phiếu của công ty đại chúng và Chứng Chỉ Quỹ của Quỹ đại chúng.

(**) trừ ngành Ngân Hàng có tỷ lệ sở hữu tối đa là 30% và một số hạn chế theo pháp luật khác.

Theo cam kết WTO, từ năm 2007, Việt Nam cũng nâng dần tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong liên doanh liên kết, cụ thể là 30% cho năm đầu tiên và không giới hạn cho những năm tiếp theo, ngoại trừ một số ngành có quy định lộ trình cụ thể. Theo đó từ 2009 đến năm 2015 sẽ tiếp tục mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài cho khoảng 15 lĩnh vực bao gồm dịch vụ viễn thông, khai thác mỏ, sản xuất, chứng khốn, vận tải biển, giải trí,…(xem số liệu trong phụ lục 4)

0% 25% 50% 75% 100% Phân phối

Nhượng quyền … Quảng cáo Nghiên cứu thị trường Nông lâm nghiệp Môi trường Vận tải biển Tư vấn khoa học kỹ …

Khai thác mỏ Sửa chữa & bảo dưỡng Chuyển phát Chứng khốn Viễn thơng khơng có …

Sản xuất, phát hành … Đường bộ Viễn thơng có hạ tầng Vận tải đường thủy …

Đường sắt Ngân Hàng Sản xuất Giải trí 2008 2007 0% 25% 50% 75% 100% Phân phối Nhượng quyền … Quảng cáo Nghiên cứu thị trường Nông lâm nghiệp Môi trường Vận tải biển Tư vấn khoa học kỹ …

Khai thác mỏ Sửa chữa & bảo dưỡng Chuyển phát Chứng khốn Viễn thơng khơng có …

Sản xuất, phát hành … Đường bộ Viễn thơng có hạ tầng Vận tải đường thủy …

Đường sắt Ngân Hàng Sản xuất Giải trí 2010 2009 0% 25% 50% 75% 100% Phân phối Nhượng quyền … Quảng cáo Nghiên cứu thị trường Nông lâm nghiệp Môi trường Vận tải biển Tư vấn khoa học kỹ …

Khai thác mỏ Sửa chữa & bảo dưỡng Chuyển phát Chứng khốn Viễn thơng khơng có …

Sản xuất, phát hành … Đường bộ Viễn thơng có hạ tầng Vận tải đường thủy …

Đường sắt Ngân Hàng Sản xuất Giải trí 2015 trở đi 2012

Hình 2.1 - Lộ trình tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngồi theo biểu cam kết WTO

Đặc điểm thứ hai, rào cản thâm nhập ngành còn thấp ở nhiều mặt.

Tiềm năng xuất khẩu của đa số các ngành, đặc biệt là ngành sản xuất, còn thấp. Sản phẩm xuất chủ yếu là nguyên vật liệu thô và nông sản, trong đó xuất khẩu dầu thơ chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 1/5 tổng giá trị xuất khẩu). Thị trường trong nước thường là manh mún với nhiều doanh nghiệp nhỏ chiếm giữ thị phần khá khiêm tốn dẫn đến khó phát huy lợi thế về quy mơ.

Bảng 2.1 - Hệ số (Doanh Thu/TSCĐ & ĐTTCDH) doanh nghiệp theo ngành

Ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

TỔNG SỐ 1,97 1,88 2,16 2,22 2,31 2,26 1,88 1,84

Nông nghiệp và lâm nghiệp 0,45 0,35 0,39 0,44 0,51 0,56 0,67 0,71

Thuỷ sản 1,40 1,27 1,08 1,01 1,15 1,21 1,59 1,89

Công nghiệp khai thác mỏ 1,57 1,68 1,59 1,42 1,71 2,10 2,11 1,93

Công nghiệp chế biến 1,90 1,90 2,11 2,20 2,30 2,42 2,46 2,48

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

và nước 0,36 0,40 0,42 0,45 0,44 0,43 0,44 0,43

Xây dựng 2,88 2,65 2,85 3,24 2,34 2,09 1,90 1,68

Thương nghiệp; sửa chữa xe có động

cơ, sửa chữa đồ dùng gia đình 10,33 10,39 12,50 16,04 13,87 14,36 12,36 9,53

Khách sạn và nhà hàng 0,34 0,31 0,39 0,43 0,47 0,50 0,49 0,46

Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 1,25 1,37 1,40 1,32 1,33 1,29 1,26 1,24

Tài chính, tín dụng 0,73 0,61 0,53 0,53 1,01 0,73 0,35 0,33

Hoạt động khoa học và công nghệ 5,00 1,22 2,62 8,60 8,32 8,93 7,33 3,18 Kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 0,32 0,30 0,51 0,62 0,78 0,79 0,80 0,62

Giáo dục và đào tạo 1,66 2,17 2,22 3,00 2,32 2,58 1,62 1,52

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4,52 3,93 0,69 1,08 1,16 1,12 0,98 0,63

Văn hoá và thể thao 0,30 0,39 1,47 0,49 0,55 0,54 0,42 0,40

Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng

đồng 0,93 0,64 0,69 1,72 0,80 0,84 0,83 0,95

Hoạt động làm thuê công việc gia

đình trong hộ tư nhân 6,10 2,50

Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê từ 2000-2007, tính trung bình hệ số Doanh thu / (Tài sản cố định & đầu tư tài chính dài hạn) của các doanh nghiệp ở Việt Nam tương đối thấp, khoản trên dưới 2, trong đó hơn 40% có hệ số này dưới 1 phần nào cho thấy quy mô nhỏ bé của doanh nghiệp. Những ngành có hệ số trên thấp thường là những ngành có tỷ lệ M&A cao như dịch vụ tài chính, hàng tiêu dùng (nông, lâm, ngư nghiệp, khách sạn nhà hàng,…), và năng lượng. Ngành xây dựng tuy có khả quan hơn nhưng với tốc độ phát triển nhanh chóng của những năm gần đây khiến cho hệ số này giảm sút qua các năm.

Với địa hình trải dài đặc trưng từ Bắc vào Nam, việc xây dựng hệ thống phân phối riêng độc quyền cũng là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam với tiềm lực về vốn và nhân sự quản lý hạn chế. Chỉ có một số ít doanh nghiệp xây dựng được hệ thống phân phối riêng, cịn lại phần lớn thơng qua đại lý và các cửa hàng bán lẻ tự phát. Hình thức phân phối này khơng đảm bảo tính cam kết của nhà phân phối và có thể dễ dàng chuyển qua nhà cung cấp khác nếu thấy có lợi hơn.

Thêm vào đó các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng đến khâu tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm khiến cho người mua hàng dễ dàng chuyển sang sản phẩm khác mới hơn trong khi chất lượng ngang nhau hay thậm chí kém hơn.

Một điểm đáng lưu ý là với chủ trương thu hút đầu tư nước ngồi, một số chính sách ưu đãi đầu tư, đặc biệt là về thuế đã khiến cho các doanh nghiệp trong nước dù đã hoạt động lâu năm vẫn yếu thế hơn so với doanh nghiệp nước ngoài khi họ thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Đặc điểm thứ ba, số lượng cơng ty hoạt động tăng lên nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực cùng với sự tăng lên trong tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước.

Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của tổng cục thống kê, Trong vòng 8 năm (2000-2008) số lượng doanh nghiệp tăng lên gần gấp 4 lần từ 42.288 doanh nghiệp

đến 205.689 doanh nghiệp, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 22%. Trong đó khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 95,7%, khu vực FDI khoảng 2,7%. Riêng khu vực kinh tế Nhà Nước là giảm qua các năm và đến

cuối năm 2008 chỉ còn chiếm khoảng 1,6% trên tổng số so với 14% năm 2000, một phần nhỏ giải thể do kinh doanh kém hiệu quả, phần lớn chuyển sang doanh nghiệp ngoài Nhà Nước và chủ yếu là dưới hình thức cơng ty cổ phần có vốn Nhà Nước. Đây chính là điều kiện đặc trưng của M&A giai đoạn đầu.

Tiến trình cổ phần hóa (CPH) Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) được thực hiện từ năm 1991 và được đẩy mạnh từ năm 1998. Giai đoạn thực sự bùng nổ là giai đoạn 2002- 2008 với hơn 3.000 DNNN được CPH trong giai đoạn

này. Đây cũng là giai đoạn tạo sóng của thị trường M&A Việt Nam, đặc biệt là năm 2006-2007 cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán. Theo kế hoạch của Chính Phủ, năm 2009-2010 phải tiến hành xong kế hoạch CPH hơn 1.500 DNNN còn lại. Tuy nhiên trên thực tế tiến độ CPH các DNNN trong giai đoạn 2009-2010 diễn ra chậm do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến hết 2010 vẫn còn khoảng 1.000 DNNN chưa CPH. Theo đề án mới của Chính Phủ thì số DNNN cịn lại sẽ phải tiến hành CPH xong đến hết 2015.

Số lượng DNNN cổ phần hóa 7 25 548 3,176 1,566 Thí điểm 1991-1996 Mở rộng 1997 Đẩy mạnh 1998-2001 Tiến hành ồ ạt 2002-2008 Hoàn tất 2009-2015

(Nguồn: Bộ Ngoại Giao, tổng hợp từ các báo TBKT, ĐT, ND tháng 10/2006; thông tin đề án sắp xếp DNNN 2010-2015 của Bộ Tài Chính)

Tổng số DN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm

52 63 72 92 113 131 206 42 156 0 40 80 120 160 200 240 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Nghìn

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Về cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, tuy số lượng doanh nghiệp trong các ngành sản xuất công nghiệp vẫn chiếm ưu thế, nhưng so với năm 2000, năm 2007 có sự phát triển nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp của một số ngành, đặc biệt là ngành năng lượng, dịch vụ tư vấn, vận tải kho bãi và thông tin liên lạc. Đây là những ngành có số lượng thuơng vụ M&A tăng tương đối trong những năm vừa qua. Phần sau sẽ đi vào phân tích sâu hơn từng ngành tiêu biểu của M&A tại Việt Nam.

Hình 2.2 - Số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế năm 2000 và 2007

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hoạt động m a tại việt nam (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)