Cung ứng thuốc ARV liên tục là yêu cầu bắt buộc trong việc mở rộng một cách hiệu quả chương trình điều trị ARV, đảm bảo khơng cĩ tình trạng khơng cĩ thuốc trong kho (stock out) để cung cấp cho bệnh nhân. Điều này càng trở nên quan trọng khi mà Việt Namđang bắt đầu mở rộng cung cấp điều trị vào màng lưới y tế cơ sở. Thuốc ARV cần sẵn cĩ trong kho để cung cấp cho bệnh nhân, khơng chỉ cĩ đủ trong lịch cấp thuốc mà cịn cần phải cĩ để cung cấp cho các bệnh nhân thiếu thuốc do các nguyên nhân khác (thuốc bị rơi, thuốc bị hỏng…). Trong chiến lược mở rộng và phân tuyến điều trị ARV vào mạng lưới y tế cơ sở tại tuyến y tế quận/huyện và xã phường, số lượng bệnh nhân bắt đầu điều trị cĩ thể sẽ tăng lên, việc đảm bảo hệ thống cung ứng thuốc ARV hiệu quả cần phải được ưu tiên, nhằm đảm bảo khơng xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
Trong nghiên cứu của chúng tơi, 42/42 cơ sở điều trị khơng cĩ tháng nào xảy ra tình trạng trong kho thiếu thuốc trong cả 3 năm 2010, 2011 và 2012 (bảng 3.1, phụ lục 7, phụ lục 8 và phụ lục 9).
Kết quả trong nghiên cứu này của chúng tơi cao hơn so với báo cáo khác. Theo báo cáo của WHO tiến hành trên 50 quốc gia với việc thu thập số liệu từ trên 2000 cơ sở điều trị và đánh giá trên 130.000 người đang điều trị ARV, cho thấy chỉ cĩ 65% số cơ sở báo cáo cung ứng được thuốc liên tục trong giai đoạn 12 tháng, giao động từ 51%-89% ở các vùng khác nhau[101]. Báo cáo về tình hình EWI tại 14 nước khu vực Carebbean cho thấy trong 4 năm liên tục, chưa cĩ năm nào tất cả các cơ sở điều trị đều đảm bảo việc cung ứng thuốc ARV liên tục cho bệnh nhân. Số cơ sở điều trị đạt được mục tiêu của WHO về cung ứng thuốc ARV liên tục giao động từ 36% vào năm 2006 đến 94% vào năm 2009 [131]. Trong một báo cáo được thực hiện tại 6 nước châu Phi gồm Kenya, Nigeria, Nam Phi, Uganda, Zambia và Zimbabwe giai đoạn 2007 – 2009 tại 13 cơ sở điều trị cho thấy cĩ 1 cơ sở khơng thu thập được chỉ số này, 4/13 cơ sở khơng đạt mục tiêu của WHO, 8/13 cơ sở đạt mục tiêu của WHO [125].
Kết quả từ việc thu thập 5 chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc tại 42 cơ sở điều trị HIV/AIDS trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 cho thấy trên bình diện chung thì các hoạt động dự phịng HIV kháng thuốc tại Việt Nam được thực hiện tốt. Phần đa các bệnh nhân đều được kê đơn phác đồ ARV theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 sau 12 tháng điều trị ARV, tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn chung cho 42 PK trong 3 năm thu thập số liệu đều đạt mục tiêu của WHO. Khơng cĩ tháng nào xảy ra tình trạng thiếu thuốc ARV trong kho.
Việc theo dõi các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc là rất quan trọng trong việc giảm thiểu sự xuất hiện của HIV kháng thuốc. Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cho phép nhận biết các vấn đề thách thức cần được giải quyết ở cả cấp độ cơ sở điều trị và cấp độchương trình. Các vấn đề này gây nên tình trạng gián đoạn điều trị ở bệnh nhân, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện tình trạng HIV kháng thuốc. Các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cũng giúp nhận biết các thành cơng của các cơ sở điều trị, các mơ hình thực hành thành cơng cĩ thể nhân rộng sang các cơ sở điều trị khác. Hiện nay một số quốc gia đã sử dụng kết quả các chỉ số cảnh báo sớm HIV kháng thuốc để cải thiện cơng tác quản lý bệnh nhân tại các cơ sở điều trị.
Kết quả cảnh báo sớm HIV kháng thuốc được thu thập tại 42 phịng khám điều trịHIV/AIDS đã gợi ý cĩ các vấn đềliên quan đến cơng tác quản lý bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ. Đĩ là các chỉ số tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị, tỷ lệ bệnh nhân duy trì phác đồ ARV bậc 1 và tỷ lệ bệnh nhân tái khám đúng hẹn. Với thực trạng nhiều cơ sở cĩ chỉ số bỏ trị cao, tái khám đúng hẹn thấp, gợi ý cần cĩ các đánh giá, điều tra về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Một số quốc gia đã thực hiện các điều tra về vấn đề trên cho thấy cĩ một số y tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân như là chi phí điều trị, khoảng cách đi lại, thiếu phương tiên đi lại, chờ đợi và kỳ thị, phân biệt đối xử. Các yếu tố này là rào cản đối với sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Kết quả cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cung cấp các bằng chứng về mức độ hoạt động của các cơ sở điều trị thuốc ARV trong việc giảm thiểu tình trạng HIV kháng thuốc và các hoạt động ở cả cấp độ cơ sở điều trị và cấp độ chương trình. Ở cấp độ chương trình, cần tăng cường các hoạt động chẩn đốn sớm và điều trị sớm cho người nhiễm HIV. Bên cạnh đĩ, kết quả cảnh báo sớm HIV kháng thuốc cũng cung cấp các bằng chứng cho sự phiên giải kết quả về tình trạng HIV kháng thuốc mắc phải và HIV kháng thuốc lây truyền. Do đĩ, việc thu thập, phân tích và sử dụng các kết quả cảnh báo sớm HIV kháng thuốc là rất quan trọng trong chiến lược mở rộng tiếp cận điều trị ARV đồng thời hạn chế tối đa tình trạng HIV kháng thuốc.