HIV kháng thuốcmắc phải trên người đang điều trịARV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 34 - 38)

Tình trạng HIV kháng thuốc mắc phải thường được tiến hành hiện nay theo khuyến cáo của WHO là đánh giá tại thời điểm 12 tháng sau khi điều trị ARV. WHO đã tiến hành một phân tích gộp trên 6370 người điều trị ARV được thu tuyển từ các quốc gia trên thế giới, kết quả chi tiết cho từng khu vực được trình bày trong bảng 1.3 [101]. Trong số 6370 người được thu tuyển, 4764 người hoàn tất điều tra và cĩ dữ liệu tại thời điểm kết thúc. Trong sốđĩ, 3475 người cịn sống và đang điều trị ARV phác đồ bậc 1 sau 12 tháng, 7 người đã chuyển sang phác đồ bậc 2, 13 người ngừng điều trị, 294 người được chuyển ra cơ sở điều trị khác, 599 người mất theo dõi, 362 người tử vong và 14 người cĩ các kết điểm điều tra khơng thể phân loại được. Khu vực Đơng Nam Á cĩ Ấn Độ và Indonexia là 2 nước cĩ số liệu đưa vào báo cáo này.

Bảng 1.8. Tình trạng HIV kháng thuốc mắc phải tại thời điểm kết thúc

Tình trạng HIV kháng thuốc tại thời điểm kết thúc Vùng Dự phịng HIV kháng thuốc (% số người bắt đầu điều trị) Tính trên % số người bắt đầu điều trịa Tính trên % số người cĩ tải lượng HIV >1000 bản sao/ml vàgiải trình tự gen thành cơng Cĩ thể cĩ HIV kháng thuốc (% số người bắt đầu điều trịa) Vùng châu Phi 76,6% 4,7% 69,5% 18,8% Đơng Phi 79,4% 4,3% 63,7% 16,4% Nam Phi 80,3% 4,7% 73,3% 15,0% Tây/Trung Phi 59,9% 6,0% 74,5% 34,1% Đơng Nam Á 71,4% 8,9% 93,3% 19,7% Chung 76,1% 5,1% 72,1% 18,8%

a: Loại trừ những người tử vong hoặc người được chuyển tới cơ sở điều trị ARV khác.

Nguồn: WHO HIV drug resistance report 2012, [101]

Theo bảng trên, thì tỷ lệ dự phịng HIV kháng thuốc thành cơng (cĩ tải lượng HIV dưới 1000 bản sao/ml) chung cho các quốc gia là 76,1%, trong đĩ cao nhật là

tại Nam Phi, thấp nhất là tại Tây/Trung phi (59,9%). Tỷ lệ HIV kháng thuốc là 5,1%, cao nhất là tại 2 nước Ấn độ và Indonexia (8,9%), thấp nhất là khu vực Đơng Phi (,3%). Tỷ lệ cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốc cao 18,8%, cao nhất là khu vực Tây và Trung Phi (34,1%), thấp nhất là Nam Phi (15%). Tỷ lệ cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốc cao chủ yếu là liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh, dẫn đến tình trạng bỏ trị và mất dấu cao. Tây và Trung Phi là khu vực cĩ tỷ lệ dự phịng HIV kháng thuốc khơng đạt mục tiêu của WHO (≥70% bệnh nhân đạt được ngưỡng tải lượng HIV <1000 bản sao/ml) đồng thời cũng là khu vực cĩ tỷ lệ kháng thuốc cao và cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốc cao.

Phân bố đột biến HIV kháng thuốc tại thời điểm 12 tháng sau điều trị ARV được trình bày trong bảng 1.9.

Bảng 1.9. Phân bố đột biến HIV kháng thuốcở những người khơng đạt được ngưỡng ức chế HIV sau điều trị ARV 12 tháng, theo vùng và nhĩm thuốc

Khu vực Số bệnh

nhân

Tỷ lệ các đột biến HIVKT trên bệnh nhân khơng đạt được ngưỡng ức chế HIV sau 12 thángđiều trị ARV

NRTI bất kỳ NNRTI bất kỳ NRTI và NNRTI Thuốc bất kỳ Châu Phi 239 59,8% 66,9% 57,3% 69,5% Đơng Phi 102 52,9% 61,8% 51,0% 63,7% Nam Phi 90 64,4% 68,9% 60,0% 73,3% Tây/Trung Phi 47 66,0% 74,5% 66,0% 74,5% Đơng Nam Á 30 83,3% 90,0% 80,0% 93,3% Chung 269 62,5% 69,5% 59,9% 72,1%

Nguồn: WHO HIV drug resistance report 2012, [101]

Kết quả trên cho thấy gần 30% (27,9%) bệnh nhân cĩ thất bại về vi rút nhưng khơng phải do nguyên nhân về HIV kháng thuốc. Do đĩ nếu khơng cĩ các xét nghiệm gen HIV kháng thuốc thì gần 30% bệnh nhân này cĩ thể sẽ được chuyển sang phác đồ bậc 2 khơng cần thiết. Mặc dù cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng, nhưng

những người cĩ tải lượng virus vượt quá 1000 bản sao/ml và khơng cĩ kháng thuốc cĩ khả năng là đã cĩ gián đoạn điều trị hoặc cĩ tuân thủ rất kém. Các đột biến HIV kháng thuốc được ghi nhận chủ yếu thuộc nhĩm NRTI và NNRTI và khơng cĩ đột biến PI nào được xác định.

Các đột biến HIVKT thường gặp đối với nhĩm NRTI là M184V (58,7%), K65R (10,4%), D67N (7,1%), K70R (6,7%), các đột biến khác nhau tại vị trí T215 (5,6%) và K219 (4,8%). Cĩ sự tích lũy một hay nhiều hơn một đột biến TAM trên 15,6% quần thể bệnh nhân thất bại virus học, trong đĩ 3,3% cĩ nhiều hơn 3 TAM, dẫn đến tình trạng kháng cao với tất cả các thuốc NRTI. Đột biến trên nhĩm NNRTI được tìm thấy gồm K101E (9,3%), K103N/S (29%), V106A/M (10,4%), Y181C/I/V (29,4%), Y188C/H/L (6,7%) và G190A/S (17,5%)[101].

Tại Trung Quốc, nghiên cứu của Yuhua Ruan và cộng sự [89] trên 341 bệnh nhân được thu thập năm 2007-2009 cĩ 77,5% bệnh nhân duy trì điều trị đến 12 tháng. Sau 12 tháng đầu điều trị ARV, 85,7% cĩ tải lượng HIV <1000 bản sao/ml. Trong 38 trường hợp thất bại virus học (tải lượng HIV ≥1000 bản sao/ml), 34,2% cĩ chủng HIV mang ít nhất 1 đột biến kháng thuốc, tỷ lệ kháng trên từng nhĩm thuốc NNRTI, NRTI và PI lần lượt là 34,2%, 23,7% và 0%, trong đĩ 23,7% cĩ tình trạng đa kháng thuốc với NRTI và NNRTI. Các đột biến kháng thuốc chính chủ yếu được tìm thấy trên nhĩm NNRTI là K101E (15,8%), K103N/R/S (31,6%) và G190A/S (18,4%), trên nhĩm NRTI K70R (10,5%), M184V (23,7%).

Tại Nigeria, 283 bệnh nhân (2008-2009) tại thời điểm trước điều trị ARV cĩtải lượng HIV trung vị 85.351 bản sao/ml (IQR 20.300-223.050) [94]. Chỉ cĩ 62,5% bệnh nhân cịn sống, được theo dõi và điều trị phác đồ bậc 1 đến thời điểm 12 tháng. Tỷ lệ dự phịng HIVKT thành cơng là 89,6%. Trong 18 bệnh nhân cĩ TLVR≥1000 bản sao/ml, 14 (77,8%) mang chủng HIV cĩ đột biến kháng thuốc. Tất cả các trường hợp này đều cĩ mức độ kháng từ trung bình đến cao trên nhĩm NNRTI hoặc NRTI, 78,6% kháng với cả hai nhĩm thuốc này. Khơng cĩ đột biến

chính kháng PI nào được tìm thấy. Các đột biến kháng thuốc được chọn lọc chủ yếu là M184V (83,3%), K103N (38,9%) và Y181C (44,4%).

Cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốc:

Trong nghiên cứu phân tích gộp trên thì 18,8% (722 bệnh nhân) cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốcgồm 75 bệnh nhân cĩ tải lượng HIV>1.000 bản sao/ml sau 12 tháng nhưng khơng cĩ đột biến, 13 bệnh nhân ngừng điều trị, 599 bệnh nhân mất dấu, khơng theo dõi được, 35 bệnh nhân cĩ tải lượng HIV>1.000 bản sao/ml nhưng khơng cĩ kết quả HIVKT.

Một số báo cáo về tình hình HIV kháng thuốc mắc phải ở các nước thu nhập cao cho thấy kháng NRTI là dạng thường gặp nhất của HIVKT ở người cĩ thất bại điều trị ARV, sau đĩ là NNRTI và PI[101]. Trong số 1.988 người thất bại với điều trị ARV từ 2000 đến 2004 tại 15 nước châu Âu, cĩ 80,7% số bệnh nhân cĩ ít nhất một đột biến kháng thuốc (NRTI 75.5%, NNRTI 48.5%, PI 35.8%). Tình trạng HIV kháng với bPI được ước tính là dưới 25%. Các kết quả tương tự được quan sát thấy ở một đánh giá 16.511 kiểu gen kháng thuốc từ 11.492 bệnh nhân đã được điều trị ở 7 quốc gia châu Âu từ 1999 đến 2008: 80,1% cĩ ít nhất một đột biến kháng thuốc (NRTI 67,2%, NNRTI 53,7%, PI 32,4%), với 17,2% cĩ kháng với ba nhĩm NRTI, NNRTI và PI. Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố nhiễu, cho thấy cĩ sự giảm đề kháng chung với NRTI và PI nhưng khơng giảm đối với NNRTI ở những người cĩ thất bại điều trị ARV [101].

Mặc dù bằng chứng vẫn hạn chế và cần cĩ thêm các nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu khác cũng quan sát được xu hướng giảm của tỉ lệ HIV kháng thuốcmắc phải tại các nước cĩ thu nhập cao. Phát hiện này cĩ thể là do việc sử dụng các phác đồ bậc một và bậc hai được cải tiến với khả năng ức chế sự tái bản của HIV lớn hơn. Trong số 5.422 trường hợp ở British Columbia, tỉ lệ HIV kháng thuốc mắc phải ở những người đang điều trị ARV đã giảm hơn 12 lần từ 1996 đến 2008, và sự ức chế HIV tăng từ 64,7% năm 2000 lên 87,7% năm 2008 [48].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 34 - 38)