Tổng quan về HIV kháng thuốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 40 - 44)

Hiện nay cĩ một số nghiên cứu về HIV kháng thuốc tại Việt Nam. Các nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân cĩ thất bại điều trị về lâm sàng hoặc miễn dịch, và nghiên cứu về HIV kháng thuốc do lây truyền. Việt Nam chưa cĩ một theo dõi tiến cứu nào về HIV kháng thuốc mắc phải trên bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV. Cĩ một số nghiên cứu về HIV kháng thuốc lây truyền, HIV kháng thuốc trên người nhiễm HIV mạn tính (nhiễm lâu năm) và chưa được điều trị ARV hoặc trên bệnh nhân được xác định là thất bại điều trị về miễn dịch hoặc lâm sàng. Cĩ một nghiên cứu theo dõi về sự xuất hiện của HIV kháng thuốc nhưng trên quần thể bệnh nhân đang điều trị ARV.

Trong giai đoạn 2001 – 2009, cĩ 7 nghiên cứu HIV kháng thuốc trên người nhiễm HIV mạn tính chưa điều trị ARV được thực hiện và báo cáo. Kết quả cho thấy cĩ 6,3% - 7,6% trường hợp nhiễm HIV mạn tính chưa điều trị ARV tại một số tỉnh phía Bắc và phía Nam cĩ đột biến HIV kháng thuốc, trừ Hải Phịng là

2,9%[136], [121]. Trong các nghiên cứu này, đột biến HIV kháng thuốc chủ yếu xảy ra với nhĩm NRTI, dao động từ 1,1% đến 4,5% trong giai đoạn 2001 – 2007 và từ 4,8% đến 6,5% trong giai đoạn 2008 – 2009. Tỷ lệ HIV kháng thuốc trong nhĩm PI được tìm thấy dưới 2%. Trong số các đột biến nhĩm NRTI, các đột biến xuất hiện nhiều nhất là M184I/V và đột biến TAM bao gồm M41L, D67N, K70R, T215F, L210W, và K219E/Q (5 nghiên cứu). 3 đột biến thường thấy ở nhĩm NNRTI là Y181 C (6 nghiên cứu), K103N (5 nghiên cứu) và G190A (5 nghiên cứu). Đối với nhĩm PI, M46I/I là đột biến thường gặp hơn các đột biến PI khác (3 nghiên cứu).

Một số nghiên cứu về HIV kháng thuốc trên bệnh nhân thất bại điều trị ARV phác đồ bậc 1 đã được thực hiện tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010. Trong một số nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh từ 2007 – 2009, tỷ lệ HIV kháng thuốc trên nhĩm bệnh nhân thất bại điều trị tại thành phố Hồ Chí Minh dao động từ 49% - 55% ở người lớn và 50% ở trẻ em [47], [93], [16], [22],. Trong các quần thể này, tỷ lệ cĩ HIV kháng thuốc với các thuốc thuộc nhĩm NRTI dao động từ 47% - 87% và với nhĩm NNRTI dao động từ 37% - 78%. Đặc biệt tỷ lệ kháng với nhĩm thuốc PI ở mức độ thấp (<5%). Phân bố các đột biến HIV kháng thuốc trong nghiên cứu này là 33% - 35% đối với các đột biến TAM, 32% - 48% đối với các đột biến M184I/V. Đối với nhĩm NNRTI, K103N, Y181C/I/V, G190A/S và Y188L là những đột biến thường quan sát được trong nghiên cứu này.

Một nghiên cứu thuần tập theo dõi sự xuất hiện của HIVKT trên quần thể đang điều trị ARV và chưa cĩ các đột biến HIVKT được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương từ 2007 – 2009 [18], [19], [20], [21]. Trong nghiên cứu này, tất cả các bệnh nhân đang điều trị ARV bậc 1, được đo tải lượng HIV. Các trường hợp cĩ tải lượng HIV trên 1000 bản sao/ml được giải trình tự và xác định các đột biến gen HIVKT. Các trường hợp cĩ tải lượng HIV HIV dưới 1000 bản sao/ml được theo dõi liên tục trong 24 tháng để đánh giá về sự xuất hiện HIVKT. Kết quả cho thấy tỷ lệ HIVKT trên bệnh nhân đang điều trị ARV là 15,2% trong đĩ kháng với nhĩm NRTI và NNRTI cùng là 15,2% và kháng với nhĩm PI là 0,7%. Ở

nhĩm đang điều trị ARV nhưng cĩ tải lượng HIV được ức chế, tỷ lệ mới mắc tích lũy của đột biến đề kháng nhĩm NRTI sau 24 tháng 6.6%, nhĩm NNRTI là 7% và nhĩm PI là 0%.

Cĩ một số nghiên cứu về HIV kháng thuốc lây truyền cũng đã được thực hiện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tình trạng nhiễm HIV do lây truyền, tức là người nhiễm HIV bị nhiễm phải chủng HIV kháng thuốc từ trước. Quần thể nghiên cứu là người nhiễm HIV tuổi trẻ dưới 22, lần đầu tiên phát hiện nhiễm HIV và chưa điều trị ARV bao giờ. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Nội vào năm 2006, tỷ lệ HIV kháng thuốc lây truyền trong quần thể này là <5% [75], được đánh giá là ở mức độ thấp [116] với tất cả các nhĩm thuốc NRTI, NNRTI. Theo nghiên cứu được thực hiện tại 6 phịng tư vấn xét nghiệm HIV tại thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2007 – 2008 thì tỷ lệ HIV kháng thuốc lây truyền <5%, ở mức độ thấp [44].

Cĩ một số hạn chế trong việc giám sát HIV kháng thuốc mắc phải trên bệnh nhân đang điều trị ARV trong các nghiên cứu đề cập ở trên. Các nghiên cứu cắt ngang khơng cho phép lượng giá các đột biến HIV kháng thuốc tại thời điểm bắt đầu điều trị, khơng lượng giá được tiền sử điều trị ARV của các bệnh nhân khi bắt đầu điều trị ARV, khơng đánh giá được tình trạng cĩ khả năng cĩ HIV kháng thuốc bao gồm các trường hợp mất dấu, ngừng điều trị xảy ra trước khi mà điều tra cắt ngang thực hiện. Điều tra cắt ngang cũng khơng lượng giá được tình trạng bệnh nhân trước thời điểm thất bại điều trị phải chuyển sang phác đồ bậc 2 cũng như các yếu tố ảnh hưởngđến khả năng xuất hiện của HIV kháng thuốc của bệnh nhân.

Lý do cơ bản để thời gian theo dõi HIVKT sau 12 tháng là do mặc dù chỉ cần từ 3- 6 tháng là cĩ thể đánh giá được hiệu quả của một phác đồ ARV nhưng khơng đủ để đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị ARV [57]. Việc đánh giá hiệu quả của chương trình điều trị ARV cịn tính đến việc làm thế nào để chương trình đảm bảo được việc duy trì người bệnh tại cơ sở điều trị và cung ứng các dịch vụ điều trị

ARV một cách liên tục. Tình trạng mất dấu, sự tuân thủ điều trị khơng tốt của người bệnh thường xảy ra sau 6 tháng điều trị ARV [57].

Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa cĩ các phân tích về thực trạng thực hành dự phịng HIV kháng thuốc, tình hình cảnh báo sớm HIVKT ở cấp độ cơ sở điều trị cũng như chưa cĩ các nghiên cứu theo dõi dọc đánh giá về thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến HIV kháng thuốc trên bệnh nhân điều trị ARV bậc 1. Trong bối cảnh mở rộng điều trị ARV như hiện nay việc đánh giá về tình hình dự phịng HIV kháng thuốcở cấp độ cơ sở và xác định tỷ lệ hiện nhiễm HIV kháng thuốc trên quần thể bệnh nhân đang điều trị ARV là rất cần thiết trong việc xây dựng các hướng dẫn phù hợp đối với chiến lược mở rộng tiếp cận điều trị ARV tại Việt Nam.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo cho các nghiên cứu về HIV kháng thuốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình trạng HIV kháng thuốc trên bệnh nhân đang được quản lý điều trị ARV phác đồ bậc 1 tại một số tỉnh, thành phố (Trang 40 - 44)