Chỉ số EWI 2 (tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị sau 12 tháng điều trị ARV)đánh giá về tình trạng bỏ điều trị của các bệnh nhân đang điều trị ARV và gồm 3 nhĩm: 1) bệnh nhân tử vong nhưng khơng được thơng báo đến cơ sở điều trị; 2) chuyển đến cơ sở điều trị khác nhưng khơng thơng báo hoặc 3) ngừng khơng đến nhận dịch vụ tại các cơ sở điều trị. Tình trạng bỏ khơng điều trị cĩ liên quan mật thiết đến nguy cơ thất bại vi rút và dẫn đến xuất hiện tình trạng HIV kháng thuốc. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bệnh nhân đang điều trị phác đồ ARV cĩ thuốc thuộc nhĩm NNRTI mà dừng uống thuốc trên 48 giờ thì sẽ dễ dẫn đến nguy cơ gây thất bại về vi rút học [84], [36]. Khi mà tỷ lệ bỏ trị tăng lên thì khả năng bệnh nhân dừng điều trị cũng sẽ tăng lên và làm xuất hiện các nguy cơ HIV kháng thuốc [102].
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy trên bình diện chung cho cả 42 phịng khám trong 3 năm thì tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị dao động từ 5,4% đến 5,9%, đều đạt mục tiêu của WHO ( ≤20%) (bảng 3.2, biểu đồ 3.2).
Tuy nhiên khi phân tích chi tiết, thì cĩ thể thấy là cĩ sự khác biệt về tình trạng bỏ trị của bệnh nhân tại từng cơ sở. Phần đa các cơ sở duy trì tỷ lệ bỏ điều trị thấp một cách ổn định qua các năm như PKNT tại TTPC HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình (2,4% năm 2010, 0% năm 2011 và 0% năm 2012)và đạt mục tiêu của WHO. Điều đĩ cho thấy cơng tác tư vấn về tuân thủ điều trị đã được các cơ sở điều trị chú trọng trong việc duy trì chương trình điều trị ARV. Cĩ các phịng khám cĩ tỷ lệ bỏ điều trị thay đổi rõ rệt qua các năm. 2 PKNT tại Kiên Giang cĩ tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị lần lượt là 13,2% và 19,4% năm 2010, 15,8% và 24,5% năm 2011 và đều là 0% vào năm 2012 (phụ lục 7, phụ lục 8 và phụ lục 9). Theo chúng tơi sở dĩ cĩ sự thay đổi theo hướng tích cực này là sau mỗi lần thu thập số liệu, nhĩm nghiên cứu đã cùng với các nhân viên y tế tại phịng khám thảo luận về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ điều trị, đồng thời các cơ sở điều trị cũng đã thực hiện tốt hơn cơng tác tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tuân thủ điều trị cho BN.
Mặc dù vậy kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị khơng ổn định tại một số cơ sở điều trị. PKNT tại Bệnh viện đa khoa Đắc Lắc là một ví dụ. Năm 2010 tỷ lệ bỏ trị là 28,3%, năm 2011 là 3,2% nhưng lại tăng lên 15,4% vào năm 2012 (bảng 3.5, bảng 3.6 và bảng 3.7). Ngồi ra, bên cạnh các cơ sở khơng cĩ bệnh nhân bỏ trị (0%) thì cũng cĩ cơ sở cĩ tỷ lệ bỏ trị cao đến 28,3% (phụ lục 7). Tình trạng bỏ trị của người bệnh liên quan nhiều đến việc tư vấn và quản lý ca bệnh của cơ sở điều trị. Hiện nay cơng tác quản lý ca bệnh cịn gặp rất nhiều khĩ khăn. Tình trạng bệnh nhân cung cấp thơng tin sai về địa chỉ, thay đổi số điện thoại liên hệ là các rào cản chính trong việc đơn đốc quản lý ca bệnh đang điều trị ARV hiện nay. Việc thảo luận với các phịng khám nhằm khắc phục tình trạng bỏ trị của người bệnh cho thấy vai trị quan trọng của tư vấn tuân thủ điều trị, vai trị của người hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân. Bên cạnh đĩ việc tư vấn về việc chuyển gửi BN đến cơ sở điều trị ở tỉnh khác khi người bệnh đi làm ăn ở tỉnh đĩ cũng cần được tăng
cường. Người bệnh cần ý thức về việc họ sẽ được chuyển gửi đi đến điều trị tại các cơ sở điều trị khác nếu họ đi làm ăn ở tỉnh đĩ. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho người bệnh trong quá trình lĩnh thuốc, khơng bị gián đoạn trong điều trị.
Tỷ lệ phịng khám cĩ chỉ số tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị sau 12 tháng điều trị ARV bậc 1 đạt mục tiêu của WHO trong các năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 97,6%, 90,5% và 100% (biểu đồ 3.2). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cĩ phần cao hơn so với báo cáo của một số nghiên cứu khác. Theo báo cáo của WHO năm 2012 [101], trong số 1953 cơ sở thu thập chỉ số EWI2 tại các châu lục giai đoạn 2004 - 2009, cĩ 69% số cơ sở cĩ tỷ lệ bỏ điều trị dưới 20%, đạt mục tiêu do WHO khuyến cáo, dao động từ 59% ở vùng châu Phi đến 75% ở châu Á và 85% ở Mỹ Latinh và Caribbean. Tại Papua New Guinea, tỷ lệ bệnh nhân bỏ trị sau 12 tháng tại 2 cơ sở thực hiện nghiên cứu vào năm 2009 là 32% và 27% - cả hai cơ sở đều khơng đạt mục tiêu của WHO [45]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi tương đồng với kết quả nghiên cứu về EWI tại 6 nước châu Phi gồm Kenya, Nigeria, Nam Phi, Uganda, Zambia và Zimbabwe. Nghiên cứu được thực hiện từ 3/2007 đến 9/2009 tại 3 cơ sở thực hiện trên 2.735 bệnh nhân bắt đầu điều trị ARV bậc 1 cho thấy tỷ lệ EWI 2 tại các cơ sở này dao động từ 4,4% cho đến 21,4% [125].
Cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ trị của người bệnh. Khoảng cách đi lại, thiếu sự hỗ trợ tuân thủ điều trị, điều trị muộn dẫn đến tử vong cao hoặc chi phí từ tiền túi của người bệnh cao, khơng cĩ người hỗ trợ điều trị là các rào cản lớn đối với việc tuân thủ điều trị của người bệnh [101]. Việc xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ trị là rất cần thiết nhằm hỗ trợ bệnh nhân được tiếp cận liên tục với các dịch vụ chăm sĩc và điều trị HIV/AIDS.Bên cạnh đĩ, cần thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ tuân thủ điều trị cần phải được thực hiện liên tục trong suốt thời gian bệnh nhân điều trị tại phịng khám mới cĩ thể giảm thiểu tình trạng bỏ điều trị một cách bền vững.