SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 51)

TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI

VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY

CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

2.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VỀ CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Sự hình thành và phát triển pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Việt Nam có thể được nghiên cứu thơng qua hai giai đoạn chính là trước thời kỳ đổi mới nền kinh tế và thời kỳ đổi mới nền kinh tế.

Trước năm 1987

Trong suốt thời kỳ lịch sử tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, ở Việt Nam khơng có sự hình thành ngân hàng, mặc dù đã có các hoạt động in đúc tiền của một vài triều đại phong kiến.

Khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam và Đông Dương, với mục đích thúc đẩy khai thác thuộc địa ở Đông Dương, Ngân hàng Đơng Dương chính thức được thành lập theo Sắc lệnh ngày 21/1/1875 của Tổng thống pháp lúc bấy giờ. Ngân hàng Đông Dương là một ngân hàng thương mại cổ phần có các chức năng đổi tiền, cho vay tín dụng và kinh doanh ngành kinh tế khác nhau ở Đông Dương và trên thế giới, nhưng có quyền phát hành tiền và chủ yếu phát hành qua ngân sách.

Cách mạng tháng Tám thành cơng, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời. Để thực hiện các chức năng: phát hành giấy bạc và điều hành sự

lưu hành tiền tệ; quản lý ngân sách quốc gia; huy động vốn của nhân dân, điều hịa và mở rộng tín dụng để nâng cao sản xuất của nhân dân và phát triển kinh tế nhà nước… Ngân hàng quốc gia được thành lập với tư cách là một cơ quan thuộc Chính phủ.

Để phục vụ cho cơng cuộc cơng nghiệp hóa và hợp tác hóa, cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền kinh tế kế hoạch, ngày 26/10/1961 Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 171/CP qui định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của NHNN Việt Nam và Nghị định số 63-CP ngày 16/6/1977 qui định cơ cấu bộ máy NHNN và tổ chức các ngành. Trong đó NHNN thực hiện chức năng quản lý tiền tệ, còn các tổ chức ngành (Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng công nghiệp, Ngân hàng thương nghiệp, Ngân hàng ngoại thương, Quĩ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa) với tư cách là bộ phận của NHNN thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là cấp phát vốn đối với các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể.

Vậy hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế kế hoạch hóa là hệ thống một cấp, khơng có sự phân biệt giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý của Ngân hàng trung ương, khơng có sự phân biệt giữa người quản lý và người kinh doanh tiền tệ. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM trong giai đoạn này hầu như chưa được quan tâm thực hiện do xuất phát từ điều kiện thực tế đối với nền kinh tế Việt Nam chỉ tồn tại duy nhất 1 hệ thống ngân hàng một cấp. NHNN vừa thực hiện chức năng là cơ quan quản lý tiền tệ và vừa thực hiện việc nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và là nơi cấp phát vốn theo chỉ tiêu pháp lệnh đối với các doanh nghiệp quốc doanh nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước.

Từ năm 1987 đến nay

Nửa cuối những năm 80, khi công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế trên thực tế tại nước ta, hệ thống ngân hàng được coi là huyết mạch của nền kinh tế cũng được từng bước cải cách và xây dựng theo hướng thành một hệ

thống thống nhất trong cả nước. Nhu cầu xây dựng hệ thống ngân hàng 2 cấp đã bắt đầu được định hình và hình thành.

Để thực hiện chủ trương đó, Nhà nước đã ban hành một số các văn bản qui phạm pháp luật đặt nền móng cho sự hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp bằng cách chuyển các ngân hàng chuyên nghiệp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng sang hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập như: Quyết định số 218/CT ngày 3/7/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ về thí điểm chuyển một số ngân hàng chuyên nghiệp sang chế độ tự chủ và huy động vốn cho vay, Quyết định số 218/CP ngày 3/7/1987 của Chính phủ cho làm thử việc chuyển hoạt động của Ngân hàng sang kinh doanh XHCN, Nghị định số 53/ HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN, đặc biệt là Nghị định số 138/HĐBT ngày 8/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng thay thế cho nghị định số 53 về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của NHNN trong đó có qui định "Ngân hàng nhà nước có chức năng qui định mực vốn điều lệ, giới hạn mức vốn hoạt động, cơ cấu cho vay, tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc và các quỹ dự trữ cho hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính". Mặc dù cịn nhiều ý kiến trái ngược nhau về cơ sở pháp lý của các qui định này, nhưng đây là bước đột phá, mở đường cho sự nghiệp đổi mới ngân hàng sau này.

Để thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương và tinh thần Nghị

quyết Trung ương 2 khóa VI (tháng 4/1987) qui định "các ngân hàng thương

mại và tổ chức tín dụng được phép huy động vốn cổ phần". NHNN ban hành

Quyết định số 19/QĐ - NH ngày 27/4/1988 cho phép các tổ chức kinh tế được huy động vốn từ dân và cho vay lại mà khơng hề có bất kỳ qui định nào về đảm bảo an tồn. Việc tự do hóa thị trường tín dụng đã kích thích các TCTD mọc lên như nấm. Chỉ trong vòng một năm đã có tới 15 ngân hàng thương mại cổ phần, 500 quỹ tín dụng đơ thị và hơn 7.000 hợp tác xã tín dụng nơng thôn được thành lập [1], đua nhau nâng lãi suất thu hút vốn. Hầu hết các

TCTD, đặc biệt là các Hợp tác xã tín dụng đều hoạt động theo kiểu dùng tiền của người gửi sau trả lãi cho người gửi tiền trước. Hoạt động cấp tín dụng của các Hợp tác xã tín dụng đối với khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng không cần phải thực hiện thẩm tra năng lực của khách hàng đi vay. Hậu quả là đã làm cho hơn 90 quỹ tín dụng mất khả năng chi trả vào cuối năm 1989 - đầu năm 1990, gây lên làn sóng hoảng loạn rút tiền ồ ạt dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền hàng ngàn quỹ tín dụng, chơn vùi 2.000 tỷ đồng tiền tiết kiệm của hàng triệu hộ gia đình làm suy giảm nền kinh tế.

Sau cuộc khủng hoảng tín dụng đó, ngày 23/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành hai pháp lệnh về ngân hàng: "Pháp lệnh ngân hàng nhà nước

Việt Nam" và "Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính" là tiền đề pháp lý quan trọng cho việc chính thức hình thành hệ thống

ngân hàng hai cấp ở nước ta. Để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động của các NHTM các qui định về đảm bảo an toàn cũng từng bước được đề cập trong pháp lệnh mặc dù các qui định đó cịn hết sức sơ sài như:

* Qui định về qui trình cấp tín dụng: xác định năng lực tài chính của

khách hàng, tuân thủ các nguyên tắc phòng tránh rủi ro khi tiến hành cho vay, không dồn vốn cho một số ít khách hàng vay để đảm bảo khả năng thanh tốn, quyết định mức cấp tín dụng trên cơ sở giá trị của vật bảo đảm tiền vay và vấn đề lưu giữ hồ sơ tín dụng.

* Qui định về mức huy động vốn không được vượt quá 20 lần tổng số

vốn tự có và quỹ dự trữ.

* Qui định về giới hạn cho vay. Việc quyết định cấp tín dụng cho 1

khách hàng không quá 10% vốn tự có và quỹ dự trữ. Tổng số vốn cho 10 khách hàng vay không vượt quá 30% dư nợ cho vay của TCTD

* Chưa có qui định về cấm cho vay và hạn chế cho vay mà chỉ có qui

định những đối tượng cho vay không được hưởng ưu đãi. Các NHTM chỉ cho các đối tượng này vay nếu được sự đồng ý của Hội đồng quản trị và giới hạn

tổng số tiền vay của các khơng được vượt q 5% vốn tự có của các tổ chức tín dụng. Các đối tượng đó bao gồm:

Điều 30 Pháp lệnh ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính

2- Các đối tượng sau đây không được hưởng ưu đãi:

a) Thành viên hội đồng quản trị và những người điều hành tổ chức tín dụng;

b) Giám sát viên, kiểm sốt viên tổ chức tín dụng;

c) Vợ, chồng hoặc những người thân thuộc trực hệ 3 đời đối với các thành viên hội đồng quản trị, với người điều hành, giám sát viên, kiểm sốt viên;

d) Cổ đơng sở hữu hơn 10% cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tín dụng;

e) Cơ quan giám định tổ chức tín dụng và mọi thành viên của cơ quan đó;

g) Cơng ty có một trong những người kể trên tham gia cổ phần từ 10% trở lên;

h) Công ty nắm quyền kiểm sốt tổ chức tín dụng;

i) Cổ đơng sở hữu hơn 10% cổ phần có quyền bỏ phiếu của một cơng ty khác nắm quyền kiểm sốt tổ chức tín dụng [47].

* Qui định về thiết lập quỹ dự phòng (quỹ dự trữ đặc biệt) để dự

phịng bù đắp rủi ro được trích lập hàng năm theo tỷ lệ là 10% trên lợi nhuận dòng cho đến khi bằng 100% vốn điều lệ.

Sau khi Pháp lệnh ngân hàng, tổ chức tín dụng, cơng ty tài chính năm 1990 ban hành. Các ngân hàng quốc doanh phát triển nhanh chóng và cùng

với sự ra đời của đông đảo các ngân hàng cổ phần, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã bước vào giai đoạn tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng khơng có nhiều nguồn vốn huy động được từ trong nước, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn cộng với lãi suất huy động trong nước lại quá cao. Để giải quyết việc thiếu vốn từ bên trong, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải đi tìm nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho các khách hàng thân thiết, các cổ đơng lớn của mình. Điều này có thể thực hiện được qua hình thức mở thư tín dụng (L/C - Letter of Credit) mua hàng trả chậm với kỳ hạn thông thường là từ sáu tháng đến một năm cho các ngân hàng đồng nghiệp nước ngoài chủ yếu là các ngân hàng Hàn Quốc, Nhật Bản. Các nguồn vốn ngắn hạn dưới hình thức các khoản tiền thu được từ việc bán hàng mua trả chậm, được các ngân hàng Việt Nam chuyển cho các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào bất động sản, nhất là đất đai. Khi việc kinh doanh bất động sản bất ngờ trở nên đình trệ sau khi được quản lý chặt chẽ bởi các qui định về pháp luật đất đai, các nhà doanh nghiệp này bị đột ngột phá sản do khơng cịn tiền mặt để thanh toán các khoản nợ đến hạn, và bị kết tội vì trong cơn khát thanh khoản đã sử dụng những thủ đoạn trái luật để đảo nợ hoặc đảo chấp tài sản tại các ngân hàng.

Sự phá sản của những doanh nghiệp tư nhân lớn đã lôi kéo theo sự sụp đổ của một số ngân hàng cổ phần và điều này tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự an toàn của toàn hệ thống. Những rắc rối đó xảy ra cùng thời điểm với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997. Các khoản nợ L/C khơng thanh tốn được khi đáo hạn dễ dàng được chấp nhận hỗn thanh tốn, được miễn giảm, thậm chí giảm đến mức 80% giá trị do toàn thể hệ thống ngân hàng trong khu vực đều lâm vào tình trạng tương tự.

Như vậy, đã có các qui định về đảm bảo an tồn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, hợp tác xã và các cơng ty tài chính đã được đề cập trong

pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã, cơng ty tài chính. Tuy nhiên các qui định trên chưa có những qui định rõ ràng về một số vấn đề quan trọng, nhạy cảm trong hoạt động ngân hàng như: qui định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, qui định về cấm cho vay, hạn chế cho vay, qui định về tỷ lệ cấp tín dụng, qui định về khả năng chi trả…, cùng với qui định không rõ ràng về chủ sở hữu nên một số ngân hàng đã biến thành đơn vị trực thuộc hay "sân sau" của doanh nghiệp đã làm cho Việt Nam gặp phải những rắc rối cho hệ thống ngân hàng lần hai cùng với cùng thời điểm khủng hoảng tài chính trong khu vực 1997- 1998. Rất may là qui mô các ngân hàng gặp vấn đề còn tương đối nhỏ và cách xử lý được đưa ra kịp thời nên không gây ra hiệu ứng lây lan dẫn đến sự sụp đổ cả hệ thống như nhiều nơi trên thế giới.

Để bảo đảm hoạt động của các tổ chức tín dụng được lành mạnh, an tồn và có hiệu quả; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi bổ sung Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực vào ngày 1/1/2011 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành làm cho các qui định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay của các TCTD khá hồn thiện, hồn tồn tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế được thể hiện trên các lĩnh vực sau:

+ Qui định những trường hợp không được cho vay hoặc hạn chế cho vay: Được qui định cụ thể trong Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và được

sửa đổi, bổ sung năm 2004, đồng thời được cụ thể hóa trong các văn bản Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 về qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

+ Qui định về bảo đảm tín dụng. Bảo đảm tín dụng là việc các tổ chức

tín dụng áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế pháp lý để thu hồi các khoản nợ khách hàng đã vay. Pháp luật về bảo đảm tín dụng bao gồm: Luật các tổ chức tín dụng, Bộ luật dân sự 2005, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm và một số các qui định của pháp luật chuyên ngành.

+ Qui định về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Tỷ lệ đảm bảo an toàn là một

thước đo độ an toàn của ngân hàng. Tỷ lệ này dùng để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền trước những rủi ro của ngân hàng, tăng tính ổn định, hiệu quả của hệ thống tài chính. Những chỉ tiêu về đảm bảo an toàn vốn tối thiểu trong Basel 1 và một số chuẩn mực khác lần đầu tiên được đưa vào trong hệ thống pháp luật Việt Nam, cụ thể là Quyết định số 296/1999/QĐ-NHNN qui định về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)