Các qui định về giới hạn cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

Theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, "Hạn mức tín dụng là mức

dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà tổ chức tín dụng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng"[21]. Đối với một khách hàng giới hạn cho vay khơng q 15% vốn tự có của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và các quỹ, việc qui định giới hạn cho vay đối với một khách hàng dựa trên vốn tự có của ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng bởi nếu ngân hàng chỉ tập trung vào việc cho một số khách hàng vay thì rủi ro hậu quả của nó sẽ rất lớn. Vì vậy, cho nhiều khách hàng vay có thể là một biện pháp chia phân tán rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng.

Bên cạnh qui định giới hạn cho vay của NHTM đối với khách hàng, pháp luật cũng qui định tổng dư nợ bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không vượt quá 10% vốn tự có của TCTD. Qui định về giới hạn mức bảo lãnh tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng cho bên thứ ba khi khách hàng thực hiện các hợp đồng kinh tế với bên thứ ba dựa trên vốn tự có của một ngân hàng nhằm hạn chế bảo lãnh với số lượng tiền lớn cho một khách hàng vào những dự án có nguy cơ rủi ro cao từ đó có thể xảy ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, mặt khác đảm bảo khả năng hoàn trả tiền gửi của ngân hàng tránh rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng.

Giới hạn cho vay của ngân hàng đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng vượt q 50% vốn tự có của ngân hàng. Theo qui định của pháp luật nhóm khách hàng có liên quan là khách hàng được xác lập trên cơ sở quan hệ quản trị, điều hành (không những gồm các đối tượng giống các qui định pháp

luật trước đây là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc mà còn bổ sung thêm các khách hàng là thành viên Ban kiểm sốt và cơng ty có quan hệ là cơng ty mẹ, cơng ty con) và quan hệ sở hữu (khách hàng sở hữu tối thiểu 5% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của cơng ty hoặc TCTD đó và ngược lại). Qui định về giới hạn cho vay đối với khách hàng có liên quan đến ngân hàng nhằm hạn chế việc lợi dụng quan hệ quản lý, sở hữu để chi phối quá nhiều vào các quyết định cấp tín dụng của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng và các rủi ro hoạt động khác trong hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, pháp luật về tỷ lệ an toàn còn qui định ngân hàng khơng được cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm sốt. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trên phải tuân theo những hạn chế sau: Giới hạn cho vay và bảo lãnh đối với một doanh nghiệp khơng vượt q 10% vốn tự có của ngân hàng, đối với các doanh nghiệp khơng vượt q 20% vốn tự có của ngân hàng, giới hạn cấp tín dụng khơng có bảo đảm tối đa cho công ty cho thuê tài chính trực thuộc khơng vượt q 5% vốn tự có của ngân hàng. Đây là điểm mới của Luật tín dụng 2010 và Thông tư số 13/2010/TT-NHNN so với các qui định trước đây. Qui định này hoàn toàn hợp lý tránh trường hợp ngân hàng dùng số lượng tiền lớn huy động được từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để cho những doanh nghiệp mà ngân hàng nắm quyền kiểm soát vay, mặt khác qui định này cũng là một biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định giới hạn cho vay của ngân hàng cho một khách hàng có thể vượt mức trên 15 % vốn tự có của ngân hàng khi có quyết định đề nghị của Chính phủ, thống đốc NHNN như trường hợp vay của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, hay tập đồn Bưu chính viễn thơng vay vốn cho dự án Vinasat 1.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) xem xét cho vay, bảo lãnh vượt

15% vốn tự có đối với Tổng cơng ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) để nhập khẩu xăng đầu năm 2006. Theo đó, ngân hàng này xem xét cho vay vượt quá 15% vốn tự có với mức cho vay tối đa là 93,75 triệu USD [11].

Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã có cơng văn chấp thuận đề nghị của Ngân hàng Công thương Việt Nam (Incombank) trong việc cho vay vượt 15% vốn tự có đối với Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam để thực hiện dự án phóng vệ tinh viễn thông Vinasat. Theo nội dung công văn 9629/NHNN-TD, tổng mức cho vay tối đa đối với dự án này là 138.709 triệu đồng và 87.254.073 USD. Trong đó, dư nợ cho vay của Incombank đối với Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) đến thời điểm 30/09/2006 là 138.079 triệu đồng và 1.094.073 USD. Số tiền mà Incombank sẽ cho VNPT vay để thực hiện dự án phòng vệ tinh Vinasat là 86.160.000 USD [15].

Giới hạn tỷ lệ cho vay trung và dài hạn từ nguồn vốn vay ngắn hạn, hiện nay NHTM được cho vay trung và dài hạn không quá 30% từ nguồn vay ngắn hạn [30]. Bản chất của qui định này không tác động trực tiếp đến q trình rủi ro tín dụng, tuy nhiên nó có tác động gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM.

Giới hạn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá vào kinh doanh chứng khoán. Rủi ro trong hoạt động cho vay bị chi phối mạnh mẽ bởi mục đích sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm, giấy tờ có giá trong trường hợp này chủ yếu là giấy tờ có giá của các nhà đầu tư. Kinh doanh chứng khốn là loại kinh doanh có nguy cơ rủi ro cao theo qui định của pháp luật Việt Nam với hệ số rủi ro là 250% do kinh doanh chứng khốn lên xuống khơng theo qui luật thị trường và sự mất giá của tài sản bảo đảm là nguyên nhân dẫn tới rủi ro. Hạn chế cho vay chứng khoán đã được ban hành vào thời điểm dư nợ cho vay

chứng khoán của các NHTM khá cao so với tổng dư nợ. Hầu hết các nước khơng cho vay đầu tư chứng khốn. Có chun gia nước ngoài cho rằng, Việt Nam gần như là nước duy nhất mà ngân hàng lại nhận cầm cố chứng khoán để vay tiền đầu tư chứng khoán, các nước khơng để cho ngân hàng dính vào việc cho vay chứng khốn trực tiếp vì rủi ro rất cao. Vì những lý do trên pháp luật qui định tổng dư nợ cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư kinh doanh chứng khốn khơng quá 20% vốn tự điều lệ của ngân hàng, đồng thời nghiêm cấm NHTM khơng được cấp tín dụng cho các doanh nghiệp trực thuộc là doanh nghiệp kinh doanh chứng khốn, khơng cho các tổ chức khác vay khơng có bảo đảm để đầu tư chứng khoán.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)