Qui định về cấm cho vay và hạn chế cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Pháp luật về cấm cho vay và hạn chế cho vay bao gồm:

Thứ nhất, Đối tượng cấm cho vay, hạn chế cho vay. Các cá nhân có

liên quan trong q trình cho vay hoặc có trách nhiệm chính trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng hoặc cơng ty chứng khốn trực thuộc TCTD không được ngân hàng cho vay, qui định trên hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Nếu pháp luật cho phép các đối tượng trên được vay vốn họ sẽ có quyền lực hoặc có khả năng tạo áp lực đối với người có quyền vì lợi ích riêng và có thể tạo ra giao dịch tư lợi hoặc để đầu tư vào lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao làm ảnh hưởng đến tính hình kinh doanh của ngân hàng, gây rủi ro tín dụng.

Điều 19 Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN quy định:

1. TCTD không được cho vay đối với những người sau đây: a. Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của TCTD;

b. Người thẩm định xét duyệt cho vay;

c. Bố, mẹ, vợ, chồng, con của Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc).

2. Các qui định tại khoản 1 điều này không áp dụng đối với các TCTD hợp tác.

3. TCTD không được chấp nhận bảo lãnh đối với các đối tượng qui định tại khoản 1 Điều này để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng đối với khách hàng [21].

Khoản 7 Điều 8 Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định: "7. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng cho công ty trực thuộc là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chứng khoán" [32].

Bên cạnh qui định về đối tượng bị cấm cho vay, pháp luật qui định các đối tượng hạn chế cấp tín dụng với các điều kiện ưu đãi và khơng có tài sản bảo đảm với các đối tượng như cổ đông lớn, tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, kế toán trưởng, thanh tra viên, các doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát. Đây là những đối tượng có liên quan đến việc phát hiện các sai phạm của ngân hàng hoặc có quyền chi phối lớn, hạn chế cấp tín dụng đối với các đối tượng này tạo điều kiện cho việc phát hiện sớm các sai phạm một cách khách quan và đảm bảo sự công bằng tương đối giữa các cổ đông, các doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt cho q trình quản trị rủi ro tín dụng.

Điều 78. Luật tổ chức tín dụng 2004 về Hạn chế tín dụng quy định: 1. TCTD khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng sau đây:

a. Tổ chức kiểm toán, Kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD; Kế toán trưởng, Thanh tra viên;

b. Các cổ đơng lớn của tổ chức tín dụng;

c. Doanh nghiệp có một trong những đối tượng qui định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

2. Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng qui định tại khoản 1 Điều này không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD" [35]. Khoản 6 Điều 8 Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN quy định:

6. Tổ chức tín dụng khơng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm, cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp

mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt và phải tuân thủ các hạn chế sau đây:

a) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với một doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt khơng được vượt q 10% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

b) Tổng dư nợ cho vay và số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với các doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm sốt khơng được vượt quá 20% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

c) Tổ chức tín dụng được cấp tín dụng khơng có bảo đảm cho cơng ty trực thuộc là cơng ty cho th tài chính với mức tối đa không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng nhưng phải đảm bảo các hạn chế quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này [32].

Thứ hai, cấm cho vay đối với những trường hợp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn [21]. Ngân hàng khơng cấp tín dụng cho những khoản

vay không đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn như: mục đích sử dụng vốn vay là bất hợp pháp hoặc khơng có dự án đầu tư; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc khơng có dự án đầu tư; phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định pháp luật chẳng hạn như đi vay trả nợ thuế… Điều này là hoàn toàn phù hợp, bởi vì nếu cho vay đối với những trường hợp trên sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng và có thể gây nên rủi ro tín dụng.

Thứ ba, Hạn chế cho vay đối với một số lĩnh vực nhất định. Hiện nay

các NHTM hạn chế vay đối với kinh doanh chứng khoán và bất động sản.theo qui định của NHNN do hai lĩnh vực này hệ số rủi ro là 250% đồng thời qui định "Tổ chức tín dụng khơng được cho vay khơng có bảo đảm để đầu tư, kinh doanh chứng khoán" [32].

Pháp luật về cấm cho vay và hạn chế cho vay là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay mà NHNN yêu cầu các NHTM

phải tuân thủ nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ra rủi ro trong hoạt động ngân hàng và đảm bảo cho toàn bộ hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)