TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Sự vận động và phát triển của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường khơng thể khơng có sự tham gia điều tiết của nhà nước trong đó pháp luật là một cơng cụ quan trọng. Pháp luật giúp cho nhà nước thực hiện chức năng kiểm soát xã hội ở mức độ vĩ mô và cũng là một động lực phát triển hoạt động kinh doanh. Pháp luật hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là tổng thể qui phạm pháp luật về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các NHTM; cấm cho vay, hạn chế cho vay; các biện pháp bảo đảm tiền vay; phân loại nợ, trích lập dự phịng và các qui định khác có liên quan. Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng bởi lẽ bằng những qui định về giới hạn cho vay hoặc qui định các đối tượng cho vay, hạn chế cho vay, qui định việc xác định, phân loại các nhóm nợ của TCTD… Do đó, ngân hàng phải lựa chọn khách hàng để cấp tín dụng mà việc sàng lọc khách hàng là biện pháp hạn chế rủi ro. Việc phân loại nợ và trích lập quỹ dự phòng trong các TCTD, điều này khơng những giúp cho TCTD kiểm sốt rủi ro, nhận biết các rủi ro có thể phát sinh mà cịn khắc phục được hậu quả rủi ro do có quỹ dự
phịng. Ngồi ra, các qui định về xử lý tài sản bảo đảm góp phần bảo đảm quyền lợi của chủ nợ, giúp cho các NHTM thu lại nhiều nhất có thể các khoản tiền đã cho khách hàng vay. Vậy, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tế, thơng qua đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp để hồn thiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro qua đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro của các NHTM, hạn chế và khắc phục hậu quả rủi ro trong hoạt động cho vay.