Qui định về tỷ lệ cấp tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 61 - 67)

Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định các tỉ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2010. Đây được coi là một khung pháp lí tiến bộ nhất từ trước cho đến nay về các tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng và tiệm cận dần với các chuẩn mực của Basel I. Bên cạnh đó, Thơng tư 13 đã tạo ra nhiều ý kiến tranh luận sơi nổi trên các diễn đàn. Có lẽ, một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động. Một số ý kiến đề nghị xem xét lại cơ cấu các khoản mục thuộc phần tử số (tín dụng) và cả mẫu số (huy động vốn) [8]; một số khác lại cho rằng tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động khơng có trong thông lệ quốc tế [10]. Vậy, chúng ta cần đi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này.

Tỷ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) là một trong những tỷ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động là tổng các khoản vay chia cho tổng tiền gửi - biểu hiện bằng tỷ lệ % của các khoản vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi.

LDR = Tổng các khoản cho vay/ Tổng tiền gửi

Một sự gia tăng tỷ lệ này cho thấy cho thấy ngân hàng đang đứng trước nguy cơ có ít biện pháp bảo vệ mình trước nguy cơ rút tiền gửi đột ngột có nghĩa là khi tỷ lệ LDR tăng lên đến mức tương đối cao địi hỏi ngân hàng phải thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng do đó lãi suất cho vay có chiều hướng tăng lên.

Tỷ lệ cấp tín dụng có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, khác với tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ LDR không cung cấp thông tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản vay vì việc đánh

giá tính thanh khoản của các khoản vay phải có thơng tin về thời gian đáo hạn trung bình của các khoản vay, khoản vay đó được trả dần hay trả một lần và những thông tin về hồ sơ tín dụng của người vay. Hai ngân hàng có số tiền gửi và tỷ lệ LDR như nhau có thể có tính thanh khoản khác nhau. Bởi vì tính thanh khoản phụ thuộc vào tính chất của các khoản vay và tính chất của các loại tiền gửi ví dụ: nếu một ngân hàng có các khoản vay có tính thanh khoản cao sẽ có tính thanh khoản cao hơn ngân hàng có nhiều khoản vay rủi ro hoặc các khoản vay dài hạn. Điều này cũng tương tự như đối với cơ sở tiền gửi của ngân hàng. Một ngân hàng có những khoản tiền gửi có kỳ hạn dài sẽ có tính hơn.ổn định hơn so với các khoản tiền gửi khác, nên rủi ro rút tiền gửi cũng sẽ nhỏ

Thứ hai, tỉ lệ LDR không cho biết bản chất của các tài sản "Có" nằm

ngoài các khoản mục cho vay. Một ngân hàng có thể có 20% tiền gửi được đầu tư vào chứng khốn Chính phủ ngắn hạn, ngân quỹ; trong khi, một ngân hàng khác có thể có cùng tỉ lệ như thế đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cả hai ngân hàng này có thể có cùng tỉ lệ LDR như nhau. Rõ ràng hai ngân hàng này sẽ khơng có cùng chung một thước đo về thanh khoản.

Thứ ba, gần đây, một số nhà phân tích cho rằng tỉ lệ LDR khơng

chuyển tải nhiều thơng tin hữu ích như trước đây nó đã từng có. Chẳng hạn, ngày nay, một ngân hàng có thể dễ dàng hơn nhiều trong việc bán đi các khoản cho vay tiêu dùng hoặc các khoản cho vay thế chấp (thông qua nghiệp vụ mua bán nợ hay chứng khốn hóa). Do đó, một ngân hàng có LDR cao có thể dễ dàng thực hiện cho vay mới bằng cách là thanh lí các khoản cho vay cũ. Ngân hàng cũng có nhiều nguồn phi tiền gửi mới (như vay Ngân hàng Trung ương (NHTƯ), phát hành chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn (Negotiable CDs), hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement)... Hơn nữa, ngày nay, ngân hàng cũng có nhiều cơng cụ, kĩ thuật tài chính cho phép họ quản lí rủi ro thanh khoản tốt hơn, bất chấp tỉ lệ LDR tương đối cao.

Mặc dù có những hạn chế, nhưng tỉ lệ LDR vẫn có một số giá trị nhất định, đó là, khi tỉ lệ tăng lên là tín hiệu cảnh báo, thúc đẩy các nhà quản trị, giám sát ngân hàng đánh giá tồn bộ chương trình chương trình cho vay của họ. Mặc dù tỷ lệ này không phải là một thước đo hoàn hảo về tính thanh khoản, nhưng nó là một cơng cụ đo lường gần đúng.

Hiệp ước Basel khơng hề có qui định này về tỷ lệ LDR, tuy nhiên các nước trong khu vực vẫn áp dụng tỷ lệ này có thể do xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau thể hiện qua các ví dụ sau:

Hàn Quốc trong vài năm vừa qua, hoạt động cho vay thế chấp và cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạnh đã làm bùng nổ cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng. Từ đó, những dấu hiệu về sự bất ổn thanh khoản của các ngân hàng trở thành thường trực trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Mặc dù, tỉ lệ LDR của các ngân hàng nội địa khoảng 100% vào cuối năm 2004, nhưng đã tăng mạnh trong giai đoạn 2005 - 2007 và đạt 127.1% vào cuối năm 2007. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo thường xuyên của cơ quan giám sát trong việc giảm tỉ lệ LDR từ nửa cuối năm 2008, tỉ lệ LDR đã giảm xuống 110.4% vào cuối tháng 1/2010. Trong Chương trình nghị sự về chính sách tài chính năm 2010 được cơng bố vào tháng 12/2009, FSC đã công bố kế hoạch áp dụng tỉ lệ LDR như một trong những tỉ lệ thanh khoản mang tính bắt buộc nhằm nâng cao chất lượng quản trị của các ngân hàng và loại bỏ những nhân tố dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong hoạt động đầu tư và cho vay. Những thay đổi dự kiến trong quy định này sẽ được áp dụng đối với các ngân hàng thương mại có các khoản cho vay vượt quá 2000 tỉ Won, bao gồm cả các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng phải hạ thấp tỉ lệ LDR xuống dưới 100% vào cuối năm 2013 [8].

Theo Khoản 2, Điều 39, Luật NHTM Trung Quốc (được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 8, kì họp thứ 13 phê chuẩn ngày 10/5/1995, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1995, được sửa đổi tại kỳ họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 10 ngày 27/12/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày

1/7/2004) quy định tỉ lệ LDR không vượt quá 75%[8].

Tỷ lệ LDR ở một số NHTM ở Việt Nam năm 2009 cụ thể là: BIDV dư nợ/ tiền gửi là 94,6% (tiền gửi gồm tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, phát hành giấy tờ có giá, khơng bao gồm tiền gửi Bộ Tài Chính, Kho Bạc Nhà nước, tiền gửi và tiền vay của TCTD khác. Ngồi ra dư nợ cịn được cân đối từ nguồn vay của tổ chức nước ngoài, LC - refinacing) [16]. Ngân hàng Vietcombank, tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn là 88,57% [17].

Pháp luật về tỷ lệ LDR thể hiện trong 2 văn bản là Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010.

Theo Thông tư 13, NHTM chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều bảo đảm tỷ lệ khả năng chi trả và các tỷ lệ an toàn khác với mức bằng 80%. Các hình thức cấp tín dụng Theo qui định pháp luật bao gồm: cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh tốn, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng. Qui định về tỷ lệ như vậy nhằm khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của các NHTM ở mức cho phép nhằm đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Bởi vì nếu ngân hàng có tỷ lệ này quá cao sẽ làm cho ngân hàng bị rủi ro nhiều hơn trước nguy cơ rút tiền đột ngột của người gửi tiền. Điều này xuất phát từ điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay khi các ngân hàng thương mại đã và đang còn cung ứng cho khách hàng các sản phẩm "tiền gửi có kì hạn, được rút gốc trước hạn, hưởng lãi suất cao", sự cạnh tranh thu hút tiền gửi của các NHTM với nhiều hình thức tinh vi vẫn đang diễn ra khá phức tạp nên độ ổn định của nguồn vốn tiền gửi nói chung, tiền gửi kì hạn nói riêng sẽ thấp; đồng thời, việc thanh lí

hoặc mua bán, chứng khốn hóa các khoản cho vay cũ là khơng dễ dàng. Do đó, để đảm bảo an tồn khả năng thanh khoản, tỉ lệ LDR cần được quy định ở mức thấp hơn tỉ lệ LDR thực tế trung bình ngành được xác lập trong những năm gần đây có tham khảo kinh nghiệm các nước. Theo nghiên cứu thống kê của nhóm tác giả GS. David G. Mayes (Đại học Auckland), Peter J. Morgan (ADB), Hank Lim (Giám đốc nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế Singapore) vào tháng 3/2010 trong cơng trình nghiên cứu: "Deepening the Financial System" thì tỉ lệ LDR bình quân của châu Á loại trừ Nhật Bản là 75% vào năm 2008; cịn LDR bình qn của nhóm nước có thu nhập thấp chỉ đạt 60% vào năm 2007. Vì vậy, việc qui định tỷ lệ LDR của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của thị trường và bối cảnh quốc tế.

Nguồn vốn huy động được sử dụng để cấp tín dụng bao gồm: Tiền gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc nhà nước), bao gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và vay tiền của tổ chức tín dụng nước ngồi; Vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá. Vậy theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN nguồn vốn huy động để sử dụng cấp tín dụng khơng bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của Kho Bạc, tiền vay của Kho bạc và các tổ chức tín dụng khác trong nước. Qui định khơng được sử dụng các nguồn vốn huy động của các đối tượng nói trên để cấp tín dụng là hồn tồn bất hợp lý vì theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA), nguồn vốn huy động của các đối tượng trên chiếm từ 15% - 20% trong tổng số vốn huy động của các tổ chức tín dụng và đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. NHTM chỉ được cấp tín dụng / nguồn vốn huy động bằng 80%, còn lại 20% nguồn vốn huy động và 15% nguồn vốn huy động từ Kho Bạc và tổ chức tín dụng trong nước dùng để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng là quá cao và không hợp lý theo ý kiến của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam gửi lên Thủ tướng Chính phủ [15].

Trên cơ sở những kiến nghị đó, Thủ tướng Chính phủ u cầu NHNN xem xét lại một số qui định trong thông tư trên. Ngày 27/9/2010, NHNN ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/ TT-NHNN. Những vấn đề sửa đổi bổ sung của Thông tư 19 cụ thể:

Một là, việc qui định tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động của

NHTM là 80% cũng giống như Thơng tư 13/2010/TT-NHNN, tuy nhiên có sự

thay đổi về mặt thuật ngữ cụ thể là: Thông tư 13/2010 qui định "tỷ lệ cấp tín

dụng so với nguồn vốn huy động" được thay bằng "tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động" trong thơng tư 19/2010 [33]. Rõ ràng qui định này có sự thay

đổi lớn so với Thông tư số 13, nguồn vốn được sử dụng để cấp tín dụng khơng bao hàm cả vốn tự có của ngân hàng.

Hai là, hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm các hoạt động:

cho thuê tài chính, bao thanh tốn, chiết khấu giấy tờ có giá và cơng cụ chuyển nhượng. Vậy, phần bảo lãnh trong tổng cấp tín dụng của ngân hàng khơng phải đáp ứng tỷ lệ theo qui định của NHNN.

Ba là, ngoài nguồn vốn huy động để cấp tín dụng theo Thơng tư 13, Thông tư 19 cũng tạo điều kiện cho các NHTM có thể sử dụng thêm nguồn vốn từ tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tiền gửi vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên, 25% tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế để cho vay.

Vậy, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), giới hạn cho vay, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng (LDR) là các tỷ lệ an toàn được sử dụng phổ biến trong các NHTM trên thế giới cũng như Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng, đảm bảo sự ổn định và an tồn của hệ thống tài chính quốc gia. Mỗi tỷ lệ có ý nghĩa và vai trị khác nhau trong việc đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi các NHTM phải tuân thủ nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay khơng

những của chính bản thân ngân hàng mình nói riêng mà cịn góp phần hạn chế rủi ro cho toàn bộ hệ thống ngân hàng trong điều kiện những biến động phức tạp của thị trường tài chính tồn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)