Để đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay các NHTM thường sử dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay cho các khoản cho vay của mình cụ thể là: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Bên cạnh những qui định tiến bộ của hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay thì thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này
trong các văn bản pháp luật có liên quan cũng cịn một số bất cập nhất định. Đề nghị phải bổ sung hoàn thiện cụ thể là:
Thứ nhất, Đảm bảo tính thống nhất giữa Bộ Luật dân sự, Nghị định 163, Luật các tổ chức tín dụng và Luật chuyên ngành các qui định về cầm cố, thế chấp tài sản và giá trị tài sản bảo đảm.
Bộ Luật dân sự năm 2005 không biệt ranh giới rõ ràng giữa thế chấp và cầm cố tài sản, theo đó, tài sản (kể cả bất động sản và động sản) đều có thể là đối tượng của thế chấp tài sản hoặc cầm cố tài sản. Tuy nhiên,theo quy định tại Điều 106 Luật Đất đai và Điều 90 Luật Nhà ở qui định người sử dụng đất chỉ có quyền thế chấp quyền sử dụng đất (khơng có quyền cầm cố quyền sử dụng đất), nhà ở chỉ được phép thế chấp, khơng được phép cầm cố. Bên cạnh đó, Luật Nhà
ở cũng quy định "chủ sở hữu nhà ở được thế chấp nhà ở để bảo đảm thực hiện
một hoặc nhiều nghĩa vụ nếu giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ". Điều này mâu thuẫn với qui định của Điều 324 BLDS và Nghị định
163/2006/NĐ-CP "một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác". Như vậy, một số quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở nêu trên khơng cịn phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế hiện nay trong việc thiết lập các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự. Điều này đã bộc lộ sự thiếu thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật về bảo đảm tiền vay, thể hiện sự tư duy quản lý "bó buộc" nhưng khơng chặt chẽ, tạo kẽ hở trong việc áp dụng. Do vậy cần hoàn thiện các qui định của pháp luật chuyên ngành về vấn đề này để bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Thứ hai, Bổ sung qui định giá trị tài sản bảo đảm cho một khoản vay.
Nghị định 163/2006/NĐ-CP đã quy định giá trị một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ có thể nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. Tuy nhiên, cả Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP
đều khơng quy định liệu tài sản có giá trị nhỏ hơn giá trị 1 nghĩa vụ thì có thể được sử dụng để bảo đảm cho nghĩa vụ đó hay khơng. Theo Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản pháp luật ngân hàng khác, TCTD có quyền tự quyết định việc cho vay có tài sản bảo đảm hoặc khơng có tài sản bảo đảm căn cứ vào mức độ rủi ro của khoản vay. Rõ ràng TCTD hồn tồn có thể chấp thuận khoản vay với tài sản bảo đảm có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay. Trong thực tế, khơng ít cơng chứng viên từ chối công chứng hợp đồng bảo đảm trong đó giá trị tài sản bảo đảm nhỏ hơn giá trị khoản vay do áp dụng máy móc các quy định của Bộ luật Dân sự và Nghị định 1623/2006/NĐ-CP mà khơng xem xét các quy định có liên quan của Luật các Tổ chức tín dụng. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể vấn đề này hoặc xem xét bổ sung quy định trên vào Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định 163/2006/NĐ-CP.