Qui định về tỷ lệ khả năng chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 57 - 61)

Trước hết phải khẳng định rằng tỷ lệ khả năng chi trả là một trong những tỷ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến nó cho biết khả năng thanh khoản của tài sản có đối với các khoản nợ khi đến hạn là thời điểm cực kỳ quan trọng đến sự tồn tại của bất kỳ ngân hàng nào. Vì vậy, quản lý khả năng thanh khoản là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng. Quản lý khả năng thanh khoản tốt sẽ giúp giảm xác suất xảy ra những tổn thất nghiêm trọng. Tầm quan trọng của khả năng thanh khoản thực sự vượt ra khỏi phạm vi của ngân hàng đơn lẻ vì sự suy giảm khả năng thanh khoản của một ngân hàng có thể ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống.

Tỷ lệ khả năng chi trả không những dùng để phản ánh mối quan hệ giữa tài sản "Có" và tài sản "Nợ" mà các nhà quản lý còn dùng tỷ lệ này một mặt để đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác, mặt khác cịn cho biết thơng tin về thời gian đáo hạn và bản chất của khoản vay. Nếu hai ngân hàng mà có tỷ lệ khả năng chi trả như nhau có thể sẽ có tính thanh khoản như nhau. Việc đảm bảo tỷ lệ này rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Đối các nước trên thế giới, họ không đưa ra một tỷ lệ tối thiểu buộc ngân hàng phải đáp ứng được mà họ chỉ đưa ra các nguyên tắc chung để các ngân hàng tham khảo xây dựng các qui định cụ thể về việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng mình như Hiệp ước Basel II đưa ra các nguyên tắc cho việc quản lý thanh khoản ở các ngân hàng bao gồm: Xây dựng cơ cấu cho việc quản lý thanh khoản, đo lường và theo dõi khả năng cấp vốn ròng, quản lý khả năng tiếp cận thị trường, lập kế hoạch dự phòng, quản lý khả năng thanh khoản về ngoại tệ, kiểm soát nội bộ việc quản lý khả năng thanh khoản, vai trị của cơng tác cơng khai thơng tin trong việc cải thiện khả năng thanh khoản, vai trò của cơ quan giám sát [46].

Ở Việt Nam việc đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động của các NHTM được các nhà làm luật hết sức quan tâm đòi hỏi các NHTM phải tuân thủ những qui định hết sức nghiêm ngặt. NHNN yêu cầu các NHTM phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

Tổ chức bộ phận (từ cấp phòng hoặc tương đương trở lên) do Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc) được ủy quyền phụ trách để theo dõi và quản lý tài sản "Nợ", tài sản "Có", theo dõi và quản lý khả năng chi trả hàng ngày.

Ngân hàng phải xây dựng và ban hành qui định nội bộ về quản lý khả năng chi trả đối với Đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:

Khoản 2,3,4 Điều 11 Thông tư 13/2010/TT-NHNN

2.1. Việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc quản lý tài sản "Nợ", tài sản "Có" và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả.

2.2. Quy trình thống kê, xây dựng, quản lý theo dõi kỳ hạn đối với tài sản "Nợ" và tài sản "Có". Hệ thống đo lường, đánh giá và báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản và hệ thống

cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý.

2.3. Các phương án xử lý, bảo đảm khả năng chi trả, khả năng thanh khoản trong trường hợp xảy ra thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, cũng như trong trường hợp khủng hoảng về thanh khoản.

2.4. Kế hoạch và biện pháp tăng cường nắm giữ các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao.

2.5. Việc xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing). Mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản phải có các tình huống để phân tích (scenario analysis) về khả năng chi trả, tính thanh khoản, trong đó phải đảm bảo:

a) Phân tích tình huống tối thiểu gồm hai trường hợp sau: - Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng diễn ra bình thường;

- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.

b) Phân tích tình huống phải thể hiện được các nội dung sau: - Khả năng thực hiện các nghĩa vụ và cam kết hàng ngày; - Các biện pháp xử lý để tổ chức tín dụng có đủ khả năng chi trả tối thiểu bảy (07) ngày trong trường hợp gặp khó khăn về khả năng chi trả, thanh khoản.

3. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả phải được Hội đồng quản trị thơng qua và phải được rà sốt, xem xét sửa đổi, bổ sung tối thiểu 6 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng).

Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả, khả năng thanh khoản được ngân hàng nước ngoài phê duyệt.

4. Tổ chức tín dụng phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);

4.1. Quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả và các nội dung sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về quản lý khả năng chi trả trong thời hạn 5 ngày sau khi được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung;

4.2. Ngay sau khi phát sinh rủi ro về khả năng chi trả, khả

năng thanh khoản và các biện pháp xử lý[32].

Bên cạnh việc xây dựng qui định nội bộ và quản lý khả năng chi trả đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ, Ngân hàng cịn phải có biện pháp đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả cho ngày hôm sau bảo đảm các tỷ lệ tối thiểu bằng 15% giữa tổng tài sản "Có" thanh tốn ngay và tổng Nợ phải trả, tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau và tổng tài sản "Nợ" đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hơm sau đối với đồng Việt Nam, và đồng ngoại tệ theo tỷ giá liên ngân hàng cuối mỗi ngày.

Từ sự phân tích ở trên cho thấy, đảm bảo khả năng thanh toán là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sự tồn tại của bất kỳ chủ thể kinh doanh nào, đặc biệt là các NHTM, bởi sự mất khả năng thanh toán của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng tới tồn bộ hệ thống ngân hàng. Do tính chất quan trọng của nó, mỗi một ngân hàng cần có một cơ cấu hợp lý để thực hiện một cách có hiệu quả chiến lược về khả năng thanh khoản. Cơ cấu này có sự tham gia thường xuyên của các nhóm thành viên thuộc nhóm cán bộ quản lý cao cấp. Các cán bộ quản lý cao cấp cần xây dựng một lịch trình xem xét khả năng thanh khoản hàng ngày thường xuyên để đưa ra các giới hạn đảm bảo đủ khả năng thanh khoản của ngân hàng. Những giới hạn cần phải đảm bảo tỷ lệ qui định tối

thiểu được pháp luật qui định để kiểm soát và hạn chế rủi ro thanh khoản trong một thời gian cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)