Các giải pháp khác để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 104 - 107)

vay của ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội là hệ thống phần mềm chấm điểm, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro ưu điểm của hệ thống này là tính khách quan, nhanh chóng trong quá trình xếp loại khách hàng. Xây dựng tốt mơ hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo qui định hiện hành không những giúp NHTM thực hiện tốt cơng tác quản lý rủi ro tín dụng mà còn giúp cơ quan nhà nước thuận tiện trong công tác quản lý. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển vì vậy xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một yêu cầu cấp thiết của quá trình phát triển và hạn chế rủi ro của ngân hàng hiện nay. Quyết định 493/2005/ QĐ-NHNN và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN đã xóa bỏ khoảng cách về xác định và phân loại nợ theo pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế do vậy trong quá trình xây dựng xếp hạng tín dụng nội bộ NHTM hiện nay chỉ còn vấn đề thời gian. Tháng 5/2008 là hết hạn trình đề án xếp hạng tín dụng nội bộ của các ngân hàng tuy nhiên còn rất nhiều ngân hàng khơng cơng bố gì về việc xây dựng đề án. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN khơng thấy có quy định về việc khuyến khích hay cho phép TCTD được phép xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chi tiết hơn quy định của pháp luật hay phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này đã và đang được một số ngân hàng thực hiện và rất đáng được khuyến khích để tăng cường khả năng kiểm sốt rủi ro hiệu quả.

Thứ hai, Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cho đội ngũ nhân viên tín dụng của các NHTM.

Như đã trình bày, rủi ro về đạo đức và hạn chế trình độ chun mơn nghiệp vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. Việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tài chính ngân hàng ở các trường Đại học ở

Việt Nam chủ yếu được thực hiện theo hình thức giảng dạy lý thuyết là chủ yếu, kiến thức và kinh nghiệm của số đơng sinh viên này cịn nhiều hạn chế do vậy việc đào tạo lại cho đội ngũ nhân viên tân tuyển và nhân viên đã có thâm niên công tác tại các NHTM để nâng cao và bổ sung kiến thức, kinh nghiệm là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh việc đào tạo lại để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng thì việc bồi dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp của các nhân viên này là một vấn đề rất đáng quan tâm. Hoạt động của NHTM chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp tốt thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế nhiều nhất có thể.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Pháp luật khơng những là cơng cụ quản lý mà cịn là động lực cho nền kinh tế phát triển. Một hệ thống pháp luật tiến bộ và hiệu quả sẽ không những tạo ra các thành tựu kinh tế mà cịn góp phần hạn chế rủi ro. Đối với ngân hàng muốn tồn tại và phát triển bên cạnh mở rộng các hoạt động tín dụng cũng phải quan tâm đến việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay. Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM có vai trị hết sức to lớn trong việc đưa ra những qui định mang tính pháp lý buộc các NHTM phải thực hiện khi tiến hành các nghiệp vụ cho vay. Qua đó giúp cho các ngân hàng có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh trong khi tiến hành các nghiệp vụ tín dụng và làm cho ngân hàng tồn tại và phát triển, đồng thời cịn góp phần giúp cho thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Trên cơ sở sự phân tích và làm rõ lý luận và thực tiễn áp dụng Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM ở Việt Nam, tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật về vấn đề này trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Lợi nhuận và rủi ro là hai hiện tượng luôn đi song hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao đó là một ngun tắc ln ln đúng với mọi hoạt động của chủ thể kinh doanh trong đó có ngân hàng. Phát triển kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu cấp thiết quan trọng, chỉ khi hạn chế được rủi ro ngân hàng mới thực sự phát triển và tạo sự ổn định cho nền kinh tế. Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu mang lại nhiều lợi nhuận nhất, vì vậy việc thực hiện pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng và đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống. Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay là tổng thể định pháp luật về tỷ lệ an toàn, cấm cho vay, hạn chế cho vay, bảo đảm tiền vay, phân loại nợ trích lập dự phòng và các biện pháp hạn chế rủi ro khác. Do vậy pháp luật về các vấn đề này được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những cấp độ và phạm vi khác nhau.

Trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn, những nội dung pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM nêu trên được Luận văn phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam một cách khá chi tiết làm cơ sở cho việc đưa ra đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này trong giai đoạn xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Với thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức ít ỏi, luận văn khơng tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giúp cho Luận văn được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cám ơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)