Hậu quả rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế xã hội và các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Lịch sử phát triển ngân hàng cho thấy những hậu quả của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế và đời sống xã hội.

Đối với nền kinh tế - xã hội, các rủi ro trong hoạt động ngân hàng liên quan đến lợi ích của cộng đồng doanh nghiệp và hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp rủi ro tín dụng mà khơng thể khắc phục được hậu quả hay dẫn tới khả năng phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng sẽ hoang mang lo sợ, hệ quả là họ có động thái rút tiền đồng loạt ở các ngân hàng, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn. Mặt khác, sự phá sản của các ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì khi đó các doanh nghiệp sẽ bị giảm nguồn tài trợ kinh tế từ các ngân hàng. Hơn nữa, sự khủng hoảng của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến tồn bộ nền kinh tế. Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng lên, sức mua đồng tiền giảm sút, thất nghiệp tăng, xã hội mất ổn định. Ngồi ra, rủi ro tín dụng cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2007- 2009 đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, các mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các quốc gia hiện nay phát triển nhanh nên rủi ro tín dụng tại một nước có ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước có liên quan.

Đối với ngân hàng, khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng khơng thu được vốn đã cấp và lãi cho vay, ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi. Không thu được nợ thì vịng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh khơng có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, làm mất lịng tin của người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Trong nội bộ ngân hàng, do gặp phải rủi ro tín dụng nên khơng có lương trả cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thun chuyển cơng tác, gây khó khăn cho ngân hàng.

Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay của một ngân hàng xảy ra ở một mức độ khác nhau: nhiều nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu hồi được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài khơng khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy địi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp trong cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)