Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số giai đoạn từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 26 - 36)

vùng dân tộc thiểu số giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000

Thực hiện đường lối đổi mới nói chung và chính sách dân tộc nói riêng, Đảng bộ và các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam ln quan tâm giải quyết các vấn đề liên quan đến vùng dân tộc thiểu số, vùng miền núi. Ngoài việc triển khai những chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng và Chính phủ liên quan đến vấn đề dân tộc, Đảng bộ và các cấp chính quyền trong tỉnh đã căn cứ vào tình hình cụ thể của từng vùng, từng dân tộc để đề ra các chủ trương, tìm các biện pháp thích hợp để giải quyết tốt vấn đề dân tộc, đặc biệt góp phần tích cực

đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền núi và vùng dân tộc thiểu số. Vấn đề dân tộc, miền núi được đề cập trong các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, trong báo cáo định kỳ (6 tháng, 1 năm), trong báo cáo chuyên đề (định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số….).

Năm 1997 tỉnh Quảng Nam trở thành một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 08/1/1997 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định công tác phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi:

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với các chương trình quốc gia về phát triển, bảo vệ tài nguyên rừng và định canh định cư. Xây dựng các dự án quy hoạch dân cư, các trung tâm huyện lỵ và thực hiện các dự án trung tâm cụm xã vùng cao. Đẩy mạnh triển khai các chương trình khuyến lâm, 327 và định canh định cư; các chương trình về giáo dục, y tế và văn hố - xã hội. Tiếp tục đảm bảo đầy đủ các mặt hàng thiết yếu theo chính sách cho đồng bào miền núi. Ưu tiên vốn xóa đói giảm nghèo cho miền núi [42, tr. 25].

Tiếp đó, văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XVII (10/1997) đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội miền núi:

Cần thường xuyên rút kinh nghiệm quá trình triển khai thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng tiểu vùng, xác định công tác định canh định cư là trọng tâm gắn với các chương trình quốc gia về phát triển bảo vệ tài nguyên rừng. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng mà trung tâm là giải quyết vấn đề giao thông, liên lạc, điện, các cơ sở y tế, giáo dục và mạng lưới thương mại, dịch vụ. Phải đảm bảo giao thông liên lạc thông suốt giữa các vùng; phát triển thuỷ điện nhỏ ở vùng sâu, vùng xa, đảm bảo điện lưới quốc gia cho các trung tâm

huyện lị; củng cố mạng lưới thương mại quốc doanh, hợp tác xã mua bán và phát triển các loại hình chợ nơng thơn miền núi để cung cấp đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu của nhân dân và đẩy mạnh giao lưu hàng hố với miền xi. Hoàn thành việc xây dựng 4 trung tâm cụm xã vùng cao. Từng bước ổn định và cải thiện đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi, phấn đấu rút ngắn khoảng cách giữa các vùng đồng bằng với trung du và miền núi.

Củng cố và nâng cao chất lượng dạy học ở các trường phổ thơng dân tộc nội trú, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ một cách tích cực và vững chắc. Mở rộng diện phủ sóng phát thanh và truyền hình, phát hành báo chí và phát triển thơng tin văn hố đến các xã vùng cao. Khôi phục và phát huy bản sắc văn hố tốt đẹp của các dân tộc miền núi đi đơi với đấu tranh chống các tập tục lạc hậu và các tệ mê tín dị đoan có hại đến sản xuất, đời sống và đoàn kết dân tộc. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở với quy mơ thích hợp, phấn đấu đến năm 2000 khơng cịn xã trắng về y tế. Tiếp tục giải quyết tốt vấn đề cung cấp nước sạch cho sinh hoạt ở các huyện lị và một số khu vực định canh định cư [9, tr.52 - 53].

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và các nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là những chủ trương lớn, xuyên suốt quá trình đổi mới trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân, Ban Dân tộc thường xuyên tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, kịp thời khắc phục những khó khăn trong q trình thực hiện các chủ trương, chính sách về dân tộc, miền núi. Tỉnh cử các đồn cơng tác đến các vùng dân tộc thiểu số để tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra nắm tình hình, trên cơ sở đó có những định hướng đúng về phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa cuộc sống của đồng bào ngày một đi lên phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.

Trong những năm đầu thực hiện cơng cuộc đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Quảng Nam đã có những thay đổi rõ rệt, điều này thể hiện sự đúng đắn trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa và sự sáng tạo trong q trình vận dụng chính sách dân tộc của Đảng ở địa phương.

Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII (11/2000) đã nêu lên tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đồng thời đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy hoạch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng kinh tế phía Tây gắn với phát triển kinh tế - xã hội miền núi:

Đối với miền núi của tỉnh, cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc về sản xuất, đời sống của địa bàn miền núi, của đồng bào các dân tộc. Gắn chặt chủ trương quy hoạch, khai thác các tiềm năng kinh tế gắn với phát triển kinh tế - xã hội miền núi, gắn kinh tế - xã hội với các mục tiêu bảo toàn và tăng nhanh vốn rừng, với các chương trình định canh, định cư và xây dựng các trung tâm cụm xã.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng miền núi, đặc biệt là giao thông, điện, thuỷ lợi, bảo đảm giao thông thông suốt giữa miền núi và đồng bằng. Đầu tư hình thành cửa khẩu quốc tế Nam Giang, tạo thị trường khu vực biên giới song song với đẩy mạnh tiến độ xây dựng đường thông biên giới Việt - Lào.

Nghiên cứu sớm đưa các loại cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất đại trà, tiếp tục phát triển lúa nước ở những vùng có điều kiện, phát triển chăn ni đại gia súc; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng các chính sách đặc thù.

Thực hiện tốt chương trình 135 lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác; đẩy mạnh xây dựng các trung tâm cụm xã, từng bước

nâng cao mức độ đơ thị ở các trung tâm huyện lỵ. Giữ gìn và phát triển văn hoá các dân tộc miền núi, đẩy mạnh giao lưu văn hoá giữa các dân tộc. Sưu tầm, biên soạn sách về truyền thống văn hoá và cách mạng của đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh. Giữ vững an ninh quốc phịng và trật tự an tồn xã hội ở miền núi, đặc biệt là các tuyến biên giới [10, tr.62 - 63].

Sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương mình, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến rõ rệt. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong sinh hoạt và sản xuất. Bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước được đổi mới, điều kiện đi lại, trao đổi mua bán dễ dàng hơn, việc giao lưu tiếp xúc với bên ngồi cũng có nhiều tiện lợi. Đặc biệt từ khi có chủ trương, chính sách đầu tư các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 327, xây dựng cơ sở hạ tầng, định canh định cư, ổn định dân cư kinh tế mới… các chương trình quốc gia thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, xây dựng quốc phòng - an ninh… đã làm thay đổi hẳn bộ mặt nơng thơn miền núi, trình độ sản xuất trong vùng đồng bào dân tộc được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được cải thiện đáng kể.

Sản xuất nơng - lâm nghiệp có bước phát triển đáng kể, diện tích khai hoang làm lúa nước được mở rộng; giống mới từng bước được đưa vào sản xuất, năng suất, sản lượng cây lương thực có hạt tăng. Bình quân lương thực đầu người từ 163kg (năm 1997) tăng lên 193kg/người (năm 2001). Các cơng trình thuỷ lợi nhỏ được quan tâm xây dựng, giải quyết nước tưới gần 30% diện tích canh tác hiện có. Chăn ni phát triển, đàn gia súc, gia cầm tăng từ 15% đến 20%. Diện tích trồng quế được mở rộng, hàng năm trồng mới từ 300- 400ha. Cơng tác trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng có nhiều

cố gắng; tình trạng đốt rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép giảm đáng kể. Đến năm 2001, độ che phủ tăng từ 42% (năm 1997) được nâng lên 50%. Chủ trương đóng cửa rừng được thực hiện và bước đầu mang lại kết quả, sản lượng gỗ khai thác giảm từ 24.000m3 năm 1997 xuống còn 7.000m3 năm 2000 [10].

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có chuyển biến, đã phát triển một số ngành nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ. Một số nghề thủ công truyền thống như: dệt vải (thổ cẩm) của người Cờ Tu đang được phục hồi. Mạng lưới thương mại Nhà nước đã đến các trung tâm cụm xã vùng cao, biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động thương mại tư nhân phát triển mạnh, vươn đến các làng.

Cơ sở hạ tầng trọng yếu như: giao thông, thuỷ lợi nhỏ, điện thắp sáng, trường học, trạm xá, nước sinh hoạt và các cơng trình phúc lợi khác được ưu tiên quan tâm quy hoạch, xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp, bước đầu phát huy được hiệu quả, hợp lịng dân. Hệ thống thuỷ lợi, giao thơng nơng thơn, miền núi và các tuyến đường huyết mạch trong tỉnh như tuyến Nam Giang - Biên giới, Trao - Dốc Kiền, Trà My - Tắc Pỏ, Tam An - Sơn Cẩm Hà… đã được tập trung đầu tư xây dựng, trong đó một số cơng trình đã hồn thành được đưa vào sử dụng.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, xây dựng đời sống văn hố, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào và các mặt xã hội khác đã có những tiến bộ. Mạng lưới trường lớp và giáo viên tiểu học được tăng cường. Hoàn thành việc phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ bình qn 3,4 người dân có 1 người đi học từ mẫu giáo đến THPT. Giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 23% tổng số giáo viên tồn tỉnh. Tỉnh đã có cơ chế, chính sách riêng, đặc biệt về đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số.

Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân miền núi được quan tâm đáng kể. Các chương trình y tế quốc gia được coi trọng và đạt nhiều kết quả tốt trong

việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đã khống chế có hiệu quả dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn một số huyện miền núi; giảm được tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 50% năm 1997 xuống 40% năm 2001. Mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và có bước phát triển, 100% xã miền núi, vùng có đồng bào dân tộc thiểu số có trạm y tế, đạt hơn 20 giường bệnh và hơn 4 bác sỹ trên một vạn dân (tăng hơn 2 lần so với năm 1997), có đủ dụng cụ khám, chữa bệnh thơng thường và đỡ đẻ; 5 phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm cụm xã có đủ trang thiết bị cần thiết, bảo đảm chức năng khám chữa bệnh cơ bản ban đầu [10]. Đã xây dựng và đưa vào sử dụng Bệnh viện đa khoa miền núi phía Bắc của tỉnh, góp phần cùng các cơ sở y tế khác đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho đồng bào. Cơng tác dân số - kế hoạch hố gia đình đã triển khai xuống cơ sở, giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 1,63%. Các hoạt động văn hố, văn nghệ, thơng tin, tuyên truyền đến với đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Công tác nghiên cứu, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hố truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng và thu được những kết quả bước đầu. Phong trào xây dựng thơn, bản văn hố đang được nhân rộng.

Tuy vậy, sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục vùng miền núi, dân tộc cịn những tồn tại và khó khăn vướng mắc là: Cơng tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao dân trí vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn bất cập. Mạng lưới trường lớp THCS, trường nội trú các cấp chưa được quy hoạch hợp lý; cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho thầy và trị có mặt chưa đảm bảo; chất lượng đội ngũ giáo viên và y tế thôn bản chưa cao; nguồn đào tạo cán bộ cấp cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là giáo dục, y tế. Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào vùng cao, biên giới chưa đầy đủ; hoạt động y tế cộng đồng chưa bền vững, trang thiết bị và thuốc chữa bệnh ở một số cơ sở còn thiếu; ý thức phòng và chữa bệnh của đồng bào chưa cao, nhất là ăn, ở chưa đảm bảo vệ sinh, dễ nảy sinh dịch bệnh. Các hoạt động văn hố, thơng tin đến với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có mặt chưa đáp ứng nhu cầu người dân. Nhiều

phong tục tập quán tốt, truyền thống văn hoá của đồng bào chưa được nghiên cứu và phát huy. Một số tập quán cũ, lạc hậu có hại đến sản xuất, đời sống vẫn còn tồn tại.

Mối quan hệ cộng đồng, xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển biến theo hướng hoà nhập vào sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Mặt khác, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn giữ được những đặc điểm về ứng xử, phong tục tập quán tốt, ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa cá nhân và cộng đồng.

Các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đồn thể ở các huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số không ngừng được củng cố. Công tác đào tạo bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ cán bộ từng bước được quan tâm. Trình độ, năng lực cán bộ được nâng lên. Tuy nhiên, hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở chưa cao. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở cơ sở chưa được đẩy mạnh và một số xã gần như bế tắc khơng có nguồn để đào tạo, nên đến nay phần lớn chưa đủ chuẩn theo quy định về các mặt văn hố, chun mơn, lý luận chính trị. Hệ thống các trường, lớp từ trường bán trú cụm xã, trường nội trú cấp huyện, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường PTTH nội trú dân tộc tỉnh, trường chính trị tỉnh… chưa phối hợp trong việc đào tạo cán bộ DTTS và tạo nguồn cán bộ; nhiều nơi cơ sở vật chất chưa được đầu tư xây dựng đảm bảo cho việc dạy và học, nội dung chương trình giảng dạy chưa phù hợp. Cơ cấu đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w