Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống vùng dân tộc thiểu số, miền nú

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 71 - 72)

dân tộc thiểu số, miền núi

Trong những năm qua, tỉnh tiếp tục tranh thủ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương, các tổ chức trong và ngoài nước để tập trung xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu: các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ lên miền núi, vùng cao, vùng biên giới, các cơng trình thuỷ lợi, thuỷ điện, hạ thế điện, một số cơ sở sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng… Ưu tiên và tập trung nguồn vốn các chương trình 135, định canh định cư, trung tâm cụm xã… và các nguồn vốn khác của ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ phục vụ sản xuất, đời sống của từng xã, thơn (làng).

Về điện: Từng bước hạ thế, kéo điện lưới đến các xã, thôn từ vùng thấp lên

dần vùng cao, biên giới để đến năm 2010 đạt cho được 90% hộ dân có đủ điện theo mục tiêu đã đề ra; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa phong trào làm điện thuỷ luân ở các điểm dân cư vùng cao, biên giới nơi khó kéo lưới điện quốc gia đến.

Về giao thông - vận tải: Tỉnh đã giao cho Sở Giao thông- Vận tải khẩn

trương hồn chỉnh lại quy hoạch giao thơng- vận tải miền núi. Trên cơ sở đó có kế hoạch tập trung khai thác có hiệu quả các tuyến đường Hồ Chí Minh, đường ven biên giới và các tuyến đường lên miền núi đã được xây dựng.

Về thuỷ lợi - nước sinh hoạt: Đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi

nhỏ, đối với những diện tích ruộng tập trung; các loại hình cấp nước tưới khác đối với những diện tích ruộng phân tán, nhỏ đảm bảo phát huy hiệu quả nhanh. Từng bước đầu tư xây dựng các cơng trình cấp nước theo quy mơ điểm dân cư có nước sạch sử dụng trong sinh hoạt, kết hợp giữa cấp nước sinh hoạt và nước sản xuất và các địa bàn xa nguồn nước.

Về thương mại - mạng lưới chợ: Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ

triển chợ. Tiến hành quy hoạch, bố trí lại dân cư dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh với phương châm: ổn định được sản xuất, giữ được rừng, giữ được những giá trị văn hố làng, bản.

Về định canh định cư, quy hoạch dân cư - thực hiện tái định cư: Tiến hành điều tra đánh giá đúng đắn thực trạng tình hình định cư, du cư, đặc điểm cư trú, di cư ở toàn bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để tiếp tục thực hiện việc bố trí, quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết, thực hiện định canh định cư. Đổi mới về quan điểm định canh định cư để thực hiện chủ trương đầu tư, hỗ trợ tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào từ nơi khác đến miền núi lập nghiệp. Quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, phúc lợi đối với những điểm tái định cư là làng (thôn) và đối với những điểm dân cư mới hình thành từ việc di dân (là người Kinh) từ đồng bằng lên miền núi đảm bảo: Quy hoạch các điểm dân cư tái định cư phải gắn vào việc bố trí đất sản xuất, cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nguồn nước… để người dân tái định cư ổn định sản xuất và có đời sống khá hơn, giữ được rừng và giữ được những giá trị văn hoá làng, bản. Triển khai thực hiện đầu tư xoá nhà tạm cho đồng bào các dân tộc thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh. Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp cho huyện, xã, nhất là phân cấp đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng nhỏ. Thực hiện tốt, có hiệu quả dự án quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư ở những nơi cần thiết và dự án phát triển sản xuất gắn chế biến tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w