Về thực hiện các chương trình, chính sách

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 52 - 65)

• Chương trình 135 giai đoạn I: đến năm 2005, kết thúc Chương trình 135 giai đoạn I đã đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xây dựng 481 cơng trình hạ tầng thiết yếu ở 63 xã đặc biệt khó khăn và xây dựng 14 trung tâm cụm xã, trong đó có 9 trung tâm cụm xã đã phát huy hiệu quả; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho gần 500 cán bộ xã, thơn; triển khai quy hoạch, bố trí trên 5.000 hộ dân; thực hiện hỗ trợ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số có hồn cảnh khó khăn, góp phần quan trọng xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất. Hàng năm bình quân giảm nghèo từ 4- 5% [43].

• Chương trình 135 giai đoạn II: Sau khi kết thúc Chương trình 135 giai đoạn I, tỉnh Quảng Nam có 10 xã được cơng nhận đã hồn thành mục tiêu Chương trình 135 theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục đề nghị Chính phủ cơng nhận 56 xã đặc biệt khó khăn (khu vực III), với 248 thơn (trong đó có 25 thơn thuộc khu vực II). Kết quả qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006, 2007, 2008, 2009) đã đầu tư xây dựng 231 cơng trình các loại, với tổng nguồn vốn thực hiện 114.075 triệu đồng. Ngoài ra đã đầu tư hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cán bộ xã, thơn đặc biệt khó khăn 3.360 triệu đồng và đầu tư cho việc hỗ trợ mua công cụ sản xuất giống cây, con là 24.992 triệu đồng [49].

• Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng:

- Về giao thơng: xây dựng 198 hạng mục, cơng trình gồm mở mới 153 km đường liên thôn, liên xã, nâng cấp 35 km đường giao thông bị hư hỏng, xây dựng 21 cầu treo qua các sông, suối lớn; xây dựng mới trên 150 cống, cầu tràn các loại; vốn đầu tư 109.802 triệu đồng.

- Về điện: xây dựng 41 cơng trình gồm 30 trạm biến áp, 25 km đường dây điện đến các điểm dân cư thôn, bản, vốn đầu tư 16.140 triệu đồng.

- Trường học: xây dựng 74 hạng mục, cơng trình gồm 109 phịng học và các hạng mục khác, vốn đầu tư 18.405 triệu đồng.

- Thuỷ lợi: xây dựng 96 hạng mục, cơng trình gồm 96 đập đầu mối, gần 200 km kênh bê tông, kênh đất; hàng trăm km ống nhựa tưới tiêu cho trên 300ha lúa, hoa màu, vốn đầu tư 24.676 triệu đồng.

- Nước sinh hoạt nơng thơn: Xây dựng 68 cơng trình gồm 55 đập đầu mối và 300 km đường ống dẫn nước, hàng trăm bể chứa, trong đó có 4 cơng trình kết hợp làm thuỷ lợi phục vụ cho hơn 2.500 hộ sử dụng, vốn đầu tư 14.318 triệu đồng.

- Trạm xá: xây dựng 14 trạm xá, vốn đầu tư 3.305 triệu đồng.

+ Dự án Trung tâm cụm xã (TTCX): Từ năm 1996 đến năm 1999 xây dựng 7 TTCX, vốn đầu từ 26.761 triệu đồng (đã hoàn thành 5 TTCX); từ năm 2000 đến 2005 xây dựng tiếp 12 TTCX, vốn đầu tư 42.568 triệu đồng [46].

Với việc đầu tư các dự án TTCX, đã bước đầu hình thành các thị tứ (02 TTCX trở thành trung tâm huyện lỵ hai huyện mới chia tách Tây Giang, Nam Trà My) và là cánh tay vươn dài của huyện về cơ sở; hình thành kết cấu hạ tầng cho liên vùng, hạn chế tính cơ lập khó khăn, bức xúc của xã trong cụm xã, góp phần giải quyết một số nhu cầu nâng cao năng lực sản xuất, đời sống cho người dân các xã trong cụm xã. Sự hình thành các TTCX đã tạo điều kiện để bố trí dân cư tại chỗ cũng như ngoại vùng chuyển đến, hình thành hướng phát triển kinh tế thương mại, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

+ Dự án quy hoạch và bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết và Dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm:

Từ năm 2003, đã triển khai đồng bộ hai dự án: Quy hoạch, bố trí lại dân cư ở những nơi cần thiết và ổn định phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đã thực hiện di dời sắp xếp lại dân cư cho 1.227 hộ trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn; tổng kinh phí thực hiện 6.426 triệu đồng. Đối với dự án ổn định và phát triển sản xuất đã thực hiện đầu tư hỗ trợ 5.410 triệu đồng, chủ yếu hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi, công cụ phục vụ sản xuất như: máy cày lồng đa chức năng, máy tẻ hạt ngơ, máy chẻ mây. Từ đó

đã tạo sự thay đổi về chất cho hoạt động sản xuất của đồng bào theo hướng có kỹ thuật để sản xuất hàng hố, tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình gắn với ổn định địa bàn cư trú.

+ Dự án đào tạo cán bộ thơn, xã đặc biệt khó khăn: Từ năm 1999 đến năm 2002 đã mở được 32 lớp tập huấn cho 1.932 cán bộ thôn, xã và huyện, kinh phí đầu tư cho giai đoạn này là 387,80 triệu đồng. Từ năm 2002 đến 2005 mở được 11 lớp ở tỉnh đào tạo, bồi dưỡng 490 học viên gồm cán bộ thơn, xã đặc biệt khó khăn, kinh phí đầu tư 1.387 triệu đồng [45]. Đến nay, sau 10 năm thực hiện dự án đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ xã, thơn cho thấy trình độ của cán bộ xã, thơn có bước chuyển biến nâng cao. Nội dung đào tạo tập trung vào những yêu cầu của cơ sở, phương thức đào tạo 50% thời gian học lý thuyết, 50% thời gian nghiên cứu mơ hình thực tế đã đem lại hiệu quả cao, cán bộ sau khi học áp dụng được vào cơng việc của mình ở địa phương [59].

+ Về huy động lồng ghép các nguồn lực đầu tư vào địa bàn các xã 135: Ngoài nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn của Trung ương, Quảng Nam đã huy động nhiều nguồn lực khác đầu tư tập trung vào vùng đặc biệt khó khăn như: Nguồn vốn của tổ chức DFID, AUSAID, RIDU, WB, Tầm nhìn thế giới, chương trình định canh định cư, nước sinh hoạt, chính sách trợ giá, trợ cước, vốn của ngành bưu điện, điện lực, chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, nguồn vốn của ngân sách địa phương hỗ trợ, thành phố Đà Nẵng…

Việc lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án khác vào đầu tư ở các xã 135 (ở Quảng Nam có thêm nguồn lực từ chủ trương kết nghĩa của các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể với các xã đặc biệt khó khăn, chủ trương này đã huy động được hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ đời sống và sản xuất cho đồng bào), góp phần đầu tư thêm nhiều cơng trình thiết yếu tuyến cơ sở.

• Về thực hiện Chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số (Quyết định 134/2004 QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ): UBND tỉnh đã chỉ đạo giao nhiệm vụ cho Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành trong tỉnh và UBND 11 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú để tiến hành điều tra khảo sát, lập đề án và trình UBND tỉnh quyết định phê duyệt đầu tư hỗ trợ các nội dung theo Quyết định 134 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn được hưởng chính sách theo Quyết định 134 trên địa bàn tỉnh: 12.098 hộ, trong đó: số hộ cần hỗ trợ nhà ở là 11.092 hộ, số hộ cần hỗ trợ đất ở: 1.264 hộ, số hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt: 10.110 hộ. Tổng nhu cầu kinh phí đầu tư hỗ trợ giai đoạn 2005- 2006: 352.093,4 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương: 219.320 triệu đồng, Ngân sách địa phương: 44.846 triệu đồng (bằng 20,4% số vốn Trung ương), nhân dân đóng góp 87.927 triệu đồng [46].

Kết quả từ năm 2005 đến cuối năm 2008 đã thực hiện hỗ trợ 13.387 nhà trên tổng số 15.246 nhà cần hỗ trợ, đạt 87,8% so với đề án đã duyệt, hỗ trợ khai hoang đất sản xuất 304 hộ là 152ha, đạt 3,2%; hỗ trợ xây dựng cơng trình nước sinh hoạt tập trung: 86 cơng trình, 2.350 hộ dùng, đạt 40% và hỗ trợ nước sinh hoạt cho 620 hộ phân tán với tổng nguồn vốn thực hiện 294.522,2 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 185,410 triệu đồng, ngân sách huyện, tỉnh 17.636,2 triệu đồng và nhân dân đóng góp 91.476 triệu đồng [60].

Các nội dung đầu tư hỗ trợ của chính sách này là hết sức thiết thực và nhân dân được hưởng lợi trực tiếp, gắn bó với đời sống và sản xuất hằng ngày của hộ dân. Trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện có sự tham gia trực tiếp của các sở, ban, ngành và địa phương. Công tác vận động tuyên truyền được Mặt trận và các đồn thể hưởng ứng tích cực. Đến nay, qua 10 năm thực hiện đã đạt được một số kết quả quan trọng góp phần nâng cao đời sống, sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo. Tuy nhiên, do nhu cầu cần được hỗ trợ quá lớn, đời sống của đa số đồng bào miền núi cịn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương khó khăn nên việc thực hiện các nội dung hỗ trợ cho hộ

dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh tuy đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế.

• Về chính sách trợ giá, trợ cước: Trên địa bàn Quảng Nam có 116 xã miền núi trong tổng số 217 xã của toàn tỉnh được hỗ trợ chính sách này, đối tượng được thụ hưởng khoảng 410.000 người, bao gồm các mặt hàng muối iốt, dầu hoả, giống cây trồng, giống cá nước ngọt và trợ cước tiêu thụ sản phẩm. Kết quả thực hiện từ năm 2003 đến 2008: Tổng kinh phí đầu tư hỗ trợ 38.021 triệu đồng, trong đó đã thực hiện: muối iốt: 7.834 tấn, cấp không 3.032 tấn; dầu hoả thắp sáng: 2.850 tấn, cấp không 217 tấn; trợ cước tiêu thụ sản phẩm 3.871 sản phẩm các loại sắn, đậu… Cấp không giống cá nước ngọt hơn 3,2 triệu con, giống cây trồng 1.919 tấn, cấp không 505 tấn, hỗ trợ xây dựng trạm truyền thanh khơng dây 43 trạm [46].

Chính sách trợ giá, trợ cước đã đáp ứng những mặt hàng hết sức cần thiết cho đồng bào vùng miền núi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Sau hơn 5 năm thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước trên địa bàn, tỉnh Quảng Nam đã giải quyết cơ bản những khó khăn bức xúc và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, sản xuất cho đồng bào các dân tộc miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

• Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn: Từ năm 2001- 2005, tổng số 5.739 hộ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ DTTS đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là 3.980 triệu đồng (bình quân mỗi năm đạt 796 triệu đồng cho khoảng 1.448 hộ); đạt hơn 48% tổng số hộ thuộc diện cần sự hỗ trợ của chính sách. Kinh phí hỗ trợ đời sống dùng để mua các nhu cầu thiết yếu phục vụ cho đời sống như: Gạo, chăn màn, mỳ chính, quần áo; hỗ trợ sản xuất mua cuốc, xẻng, máy tuốc lúa, ống nhựa dẫn nước, cây, con giống… Cho đến nay, hằng năm nguồn vốn thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn Trung ương bố trí bình qn 850 triệu đồng/năm. Việc thực hiện chính sách này

trong những năm qua đã giải quyết được nhu cầu khó khăn bức thiết của hộ đồng bào dân tộc thiểu số [46].

• Chính sách định canh định cư:

Căn cứ theo tiêu chí tại Quyết định 140/QĐ-BNN-ĐCĐC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đã điều tra, khảo sát đánh giá, vận động ĐCĐC, kết quả như sau: Tổng số hộ/khẩu thuộc diện vận động ĐCĐC là 19.085 hộ với khoảng 99.687 khẩu; trong đó: Diện ĐCĐC chưa bền vững (tính theo hộ) là 9.741 hộ với khoảng 48.625 khẩu (51% so tổng hộ); diện định cư du canh (tính theo hộ) 9.344 hộ với khoảng 51.062 khẩu (49% so tổng hộ); diện cơ bản ĐCĐC (tính theo cộng đồng) là 230 thơn, làng trong tổng số 389 thôn, làng (59%); diện định cư du canh (tính theo cộng đồng) là 159 thơn, làng trong tổng số 389 thôn, làng (41%). Phấn đấu đến năm 2007 khơng cịn du cư đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đến năm 2010 cơ bản hồn thành cơng tác định canh định cư [59].

• Chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003- 2010 (Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/09/2003 của Thủ tướng Chính phủ):

Tổng kinh phí thực hiện là 6.426 triệu đồng. Đã thực hiện di dời sắp xếp lại dân cư cho 1.227 hộ trong tổng số 11.091 hộ (11%), chủ yếu hộ đồng bào DTTS vùng ĐBKK nằm ở vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lở [43].

• Chính sách tín dụng: Những năm qua, nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi của Ngân hàng NN & PTNT (từ năm 2003 chuyển sang Ngân hàng Chính sách xã hội) đã được ưu tiên dành nguồn vốn thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tập trung cho vay để chăn ni bị, heo. Nguồn vốn vay đã phát huy hiệu quả đối với các hộ dân ở địa bàn thị trấn, các xã vùng thấp có giao thơng thuận lợi, nhưng ở các xã vùng cao, biên giới đồng bào khơng dám vay vì khơng có hướng đầu tư phát triển sản xuất, bên cạnh đó, suất vay cho mỗi hộ dân nhỏ (bình qn 1 triệu đồng/hộ), thời gian vay ngắn hạn đã dẫn đến khó khăn cho người dân khi vay vốn để đầu tư phát

triển cho phù hợp với đặc thù, năng lực sử dụng đồng vốn của người dân. Một thực tế nữa là hiện tại phong trào phát triển kinh tế trang trại của các hộ gia đình rất cần vốn nhưng cơ chế và chính sách vay vốn phát triển kinh tế trang trại ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi còn vướng mắc trong thủ tục, nhất là thủ tục thế chấp tài sản.

• Về cơng tác giao đất, giao rừng:

Đã triển khai giao đất, giao rừng thí điểm cho cộng đồng làng tại thôn Tống Ci, xã Ba, huyện Đơng Giang. Đến năm 2004, đã hoàn tất giao đất ngoài thực địa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho hộ và nhóm hộ 573 ha rừng, trong đó giao cho 5 nhóm hộ 443ha, chiếm gần 80% [43]. Nhìn chung, sau khi giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng, rừng được bảo vệ tốt, ngăn chặn được lâm tặc phá rừng, công tác quản lý, bảo vệ rừng đi vào nề nếp. Thơn Tống Ci đã xây dựng được đội quản lý bảo vệ rừng gồm 16 người, xây dựng hương ước quản lý bảo vệ rừng, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân, hạn chế các hành vi xâm hại đến rừng; bước đầu hình thành các mơ hình sản xuất nơng lâm kết hợp như: trồng mây dưới tán rừng, phát triển chăn ni bị, ong… cho kết quả tốt.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các huyện tiếp tục triển khai giao đất, giao rừng cho các xã: Trà Giác, Trà Dương (Bắc Trà My), Phước Hiệp (Phước Sơn), Trà Mai (Nam Trà My), Chaval, Tabhing (Nam Giang), Bhallê (Tây Giang).

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 112/2003/QĐ-UB ngày 24/10/2003 quy định về hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ và cộng đồng dân cư, thơn, bản khi được giao, th, được nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ- TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

Đến năm 2005 đã thực hiện giao đất lâm nghiệp ở 6 huyện miền núi vùng cao 123.479 ha, trong đó, giao cho 137 cộng đồng làng 81.992 ha; giao cho UBND xã quản lý 41.487ha. Riêng 2 huyện miền núi vùng thấp Tiên

Phước, Hiệp Đức đã thực hiện giao đất lâm nghiệp 3.521 ha. Diện tích đất lâm nghiệp giao theo dự án Ford 2.688 ha. Tổng diện tích đất lâm nghiệp đã giao là 204.089 ha, chiếm 26% diện tích đất lâm nghiệp [46].

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 52 - 65)