động quần chúng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, cơng tác quốc phịng, kiện tồn, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của tổ chức làm cơng tác dân tộc
• Các ngành của tỉnh đã có chuyển biến về nhận thức và trách nhiệm đối với việc phát triển miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Một số ngành đã có kế hoạch và từng bước đầu tư đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số cho ngành mình, tăng cường cán bộ của ngành về giúp huyện, cơ sở. Công tác kết nghĩa giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh với các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn đã có những nội dung thực chất, nhất là hỗ trợ để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của bộ máy Đảng, chính quyền, đồn thể và đội ngũ cán bộ xã; hỗ trợ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ đến đồng bào; tăng cường đồn kết, gắn bó miền núi với miền xi.
• Tập trung nâng cao năng lực mọi mặt cho các xã yếu, tăng cường đội ngũ cán bộ có năng lực thực tiễn, trình độ chun mơn cho những xã này. Đồng thời UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương lập các đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để triển khai thực hiện hàng năm. Qua đó, đã từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý, tổ chức thực hiện của cấp uỷ, chính quyền và các đồn thể xã. Lực lượng qn sự, biên phịng, cơng an tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ bám dân, bám địa bàn, làm tốt công tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục củng cố và tăng cường công tác an ninh - quốc phòng ở miền núi, cảnh giác với âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng tự do, tín ngưỡng tơn giáo để kích động chia rẽ, lơi kéo đồng bào.
• Thực hiện trẻ hố một bước đối với cán bộ đảng, chính quyền; mở các lớp đào tạo riêng với nội dung, chương trình, phương pháp riêng để trang bị
kiến thức cơ bản, có tính đặc thù cho đội ngũ cán bộ chủ chốt kế cận các xã và trưởng thơn. Có chính sách thoả đáng để nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý, điều hành, vận động nhân dân của người trưởng thôn; xây dựng cơ chế phối hợp giữa trưởng thôn với già làng để làm tốt công tác quản lý, vận động quần chúng thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, vận động nhân dân tự cơng nhận những đảng viên có tuổi, uy tín là những già làng của mình, đồng thời chú ý bồi dưỡng phát triển đảng trong số các già làng cịn ít tuổi. Đổi mới cơng tác vận động quần chúng theo hướng lấy nền tảng tập quán, truyền thống tốt đẹp của dân tộc để thực hiện các nhiệm vụ phát triển sản xuất, bảo vệ, quản lý tốt tài nguyên rừng, xây dựng đời sống văn hố mới.
• Cùng với việc thực hiện chủ trương kết nghĩa của tỉnh, các huyện đã chỉ đạo, phân cơng các phịng, ban, đơn vị của huyện nhận kết nghĩa, giúp đỡ các xã nghèo có đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tăng thêm nguồn lực cho các xã và tạo điều kiện để huyện gần xã, gần dân hơn, tập trung vào việc từng bước hỗ trợ các điều kiện cần thiết để các xã, cán bộ xã, thôn và nhân dân trong xã vươn lên. Đẩy mạnh rà soát lại chỉ tiêu định suất cán bộ ở xã miền núi để sáp nhập những định suất không cần thiết, tăng thêm định suất khuyến nơng, khuyến lâm, văn hố, thể thao.
• Xây dựng mơ hình qn đội, biên phịng làm kinh tế ở miền núi để vừa phát triển kinh tế, vừa làm tốt công tác dân vận, tổ chức hướng dẫn đồng bào làm kinh tế nâng cao đời sống. Hàng năm, lực lượng biên phòng đều tăng cường cán bộ tham gia trực tiếp vào công việc của xã biên giới, có các dự án, chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, giúp nhân dân sản xuất và ổn định đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tăng cường đồn kết qn - dân.
• Để tăng cường trách nhiệm và năng lực tham mưu, đề xuất kịp thời các chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi phát triển, tỉnh đã tiến hành kiện toàn lại tổ chức bộ máy Ban Dân tộc và Miền núi.
Chuyển Chi cục định canh định cư và vùng kinh tế mới trực thuộc vào Ban Dân tộc và Miền núi tỉnh, giúp tăng cường nhân lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Ban Dân tộc và Miền núi đã giúp UBND tỉnh thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp dân là đồng bào dân tộc thiểu số và tham mưu giải quyết những ý kiến, kiến nghị của đồng bào; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, bám sát thực tiễn tình hình dân tộc và miền núi để chủ động và kịp thời triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung cơng tác dân tộc và miền núi, góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Tỉnh cũng đã có những hình thức thích hợp để tập hợp, tranh thủ được những người có uy tín, già làng, trưởng bản trong việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, đồng thời tranh thủ ý kiến, kinh nghiệm của các đồng chí cán bộ lão thành là người dân tộc thiểu số hoạt động miền núi lâu năm, các nhà nghiên cứu am hiểu, sâu sát về miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số để giúp cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo đúng với đặc thù vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh. Quan tâm bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ cán bộ chung của các ngành, các cấp từ nguồn ở các địa phương hoặc tự đào tạo ở các trường về để tham mưu về công tác miền núi và dân tộc. Các sở, ban, ngành phân công một cán bộ lãnh đạo phụ trách miền núi của đơn vị, của ngành mình.
Có thể nói, những kết quả đạt được ở vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam trước tiên chính là do việc thực hiện đồng bộ các chính sách về dân tộc và miền núi của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của tỉnh, huyện, cơ sở và người dân. Những kết quả đạt được trên đây là rất toàn diện và đáng ghi nhận, chứng tỏ chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày càng được cụ thể hoá, thực hiện đầu tư đúng địa bàn, đúng đối tượng, cơ chế điều hành quản lý ngày càng thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế, đã và đang thực sự đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc. Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước ngày càng tăng, phù hợp với nguyện
vọng và nhu cầu phát triển của đồng bào, tạo nên khí thế phấn khởi và sự đồng thuận trong nhân dân, làm cho ý Đảng thực sự hợp với lòng dân, mang lại hiệu quả thiết thực từ các chương trình, mục tiêu, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Sự nỗ lực của Đảng bộ, quân và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã góp phần làm chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng dân tộc thiểu số ở địa phương, xây dựng nên đời sống văn hố mới, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hố truyền thống; củng cố hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, tăng cường khối đại đồn kết dân tộc… Tất cả những điều đó đã khẳng định sự vươn lên mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Nam, góp phần quan trọng trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội cho vùng miền núi nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số Quảng Nam nói riêng.