Trong lĩnh vực phát triển văn hoá, giáo dục

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 74 - 77)

- Phát triển văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Duy trì và đẩy mạnh các hoạt động văn hố, thơng tin theo các chương trình, mục tiêu. Tập trung đầu tư, đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu, sưu tầm có hệ thống các di sản văn hố truyền thống của các dân tộc. Trên cơ sở đó có những giải pháp tích cực để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như: kiến trúc nhà ở và nhà làng, văn hoá làng, lễ hội cổ truyền, trang phục, các phong tục tập quán tốt đẹp của cộng đồng thể hiện trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, trong hơn nhân, gia đình, tang ma, tín ngưỡng…

Công tác nghiên cứu, bảo tồn, phát huy, quảng bá các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể của các dân tộc thiểu số tiếp tục được triển khai đạt kết quả. Hiện nay đang triển khai các chương trình như: Âm nhạc dân tộc Cờ Tu, Gié Triêng; nghề thủ công truyền thống dân tộc Cờ Tu. Các địa phương đã triển khai thực hiện đề án khôi phục các nhà sinh hoạt cộng đồng làng (nhà gươl, nhà rông...), ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí. Chỉ tính riêng 2 năm 2005 - 2006 đã xây dựng mới được 61 nhà sinh hoạt cộng đồng làng, đạt gần 18% số thơn đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó, đã hình thành phong trào nhân dân tự giác khơi phục lại nhà sinh hoạt cộng đồng làng trong từng thôn, điểm dân cư, nhất là ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang.

Phát huy những phong tục tập quán tốt, có lợi cho sản xuất và đời sống. Xây dựng các hương ước, quy ước của làng dựa trên luật pháp và tập quán tốt để quản lý, bảo vệ, khai thác, làm giàu vốn rừng, phát triển nghề rừng, bảo vệ môi trường… Kết hợp quản lý theo pháp luật với vận dụng hình thức quản lý xã hội truyền thống “Trưởng ban thơn với Già làng - dân làng”, xác định và phát huy đúng đắn vai trị, vị trí của người già làng, trưởng bản, nhằm phát

triển sản xuất, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phịng và đồn kết dân tộc.

Coi trọng công tác nghiên cứu, tuyên truyền, quảng bá những giá trị văn hoá truyền thống của từng dân tộc. Tổ chức các hoạt động nhằm phổ biến những kinh nghiệm hoạt động VHTT cho các già làng, trưởng thôn. Tổ chức nghiên cứu, xác định lại nguồn gốc, quá trình lịch sử và tộc danh các thành phần dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Các loại sách báo, tạp chí, nhất là 10 tờ báo chuyên đề phục vụ miền núi đã phát hành đến các xã, thơn. Tiếp tục mở rộng diện phủ sóng truyền hình đến các xã vùng cao, biên giới, trước mắt là đến các trung tâm cụm xã, đặc biệt, huyện Phước Sơn đã có 100% xã được phủ sóng truyền hình. Đã có 100% hộ dân vùng đặc biệt khó khăn có radio để nghe sóng phát thanh. Riêng 12 xã biên giới, lực lượng Biên phòng đã vận động xây dựng 50 điểm dân cư có nhà văn hố trong tổng số 73 điểm, 55 trạm thu phát truyền hình (48 trạm ở các thơn, 07 trạm ở các đồn biên phịng và cơ quan huyện Tây Giang). Tăng cường đổi mới nội dung thông tin tuyên truyền phù hợp với đặc thù, nhận thức tiếp thu của đồng bào các dân tộc, từng bước thực hiện chương trình phát thanh tiếng dân tộc của tỉnh, tập trung vào việc phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, giải quyết các nhu cầu thiết thực trong sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách chế độ đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, người có cơng và các đối tượng chính sách khác. Bằng hình thức kết nghĩa, đền ơn đáp nghĩa, nhiều ngành, đơn vị, hội, đoàn thể đã làm tốt chủ trương phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà Đại đồn kết cho các hộ gia đình chính sách ở vùng dân tộc thiểu số.

- Phát triển giáo dục - đào tạo

• Tiếp tục hồn chỉnh mạng lưới trường, lớp, trong đó các trường tiểu học ở thôn được chú ý, xây dựng trường nội trú ở cụm xã; mở rộng ngành học mầm non ở các điểm dân cư, từng bước kiên cố hoá cơ sở trường lớp từ huyện

đến xã và thơn. Bố trí vốn nhiều hơn cho miền núi, tập trung triển khai các chương trình như: Chương trình kiên cố hố trường học giai đoạn II (2006 - 2010); dự án giáo dục Tiểu học cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn, kết hợp với các Chương trình 135, 134, Nghị quyết 39, tiếp tục xây dựng trường dân tộc nội trú tỉnh, huyện...

• Mở rộng và kiện toàn hệ thống trường nội trú cụm xã đối với cấp trung học cơ sở, trường nội trú huyện, tỉnh đối với cấp trung học phổ thông đi đôi với nâng cao chất lượng dạy học. Tiếp tục làm tốt cơng tác xố mù chữ và chống tái mù chữ ở miền núi. Đến năm 2010, tỷ lệ dân số mù chữ giảm cịn 7,8%; tổng số hoạt động phổ thơng cơ sở: 30.000 học sinh., các trung tâm cụm xã đều đã có trường THCS, hầu hết cơ sở trường lớp ở xã được xây dựng kiên cố và từng bước kiên cố hố phịng học ở các thơn. Địa bàn miền núi của tỉnh khơng cịn xã trắng mẫu giáo, đã có trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 96%, có 100% huyện miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, chất lượng giáo dục hàng năm có tăng lên, tình trạng học sinh dân tộc thiểu số bỏ học cơ bản được ngăn chặn, số học yếu và lưu ban giảm (học sinh yếu cịn 10- 12%, lưu ban giảm cịn 5%).

• Ngân sách tỉnh tiếp tục đầu tư để mở các lớp: trung cấp Y tế, Nông- Lâm, Cao đẳng Sư phạm và trung cấp quản lý nhà nước riêng theo địa chỉ huyện, xã, dân tộc để giải quyết cán bộ y tế, giáo viên, cán bộ quản lý hành chính và khuyến nơng, khuyến lâm ở các xã. Tiếp tục thực hiện chính sách đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học đại học, cao đẳng và THCN.

• Ưu tiên đầu tư cho đào tạo cán bộ và tạo nguồn cán bộ, xem đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển. Tập trung xây dựng hình thành một đội ngũ cán bộ người dân tộc từ cấp tỉnh đến cơ sở có đủ năng lực và đạt tiêu chuẩn về trình độ các mặt theo quy định, đủ sức lãnh đạo, tham mưu để phát triển kinh tế - xã hội miền núi Quảng Nam, thực hiện tốt sự nghiệp đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh biên giới. Mỗi ngành, mỗi cấp việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc ít người là trách nhiệm của

mình, từ đó có kế hoạch cụ thể hố và thực hiện có hiệu quả chủ trương của Tỉnh uỷ đã đề ra.

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w