MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ QUẢNG NAM THỜI KỲ TỪ NĂM

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 80 - 94)

TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ QUẢNG NAM THỜI KỲ TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2010

Bên cạnh những mặt tích cực, những kết quả đạt được trong thời gian qua và mặc dù được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền Quảng Nam tập trung đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi, nhưng do những bất lợi của địa hình và thời tiết, những thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh; tình hình biến động của giá cả và vật tư, lương thực, thực phẩm tăng cao… đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Những hạn chế, khuyết điểm và một số vấn đề đặt ra đối với thực trạng tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số Quảng Nam trong thời kỳ mới là:

Sản xuất lương thực chưa đảm bảo giải quyết xóa đói cho tất cả các địa bàn dân cư. Việc triển khai tổ chức thực hiện các chù trương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, một số nghị quyết của Tỉnh uỷ Quảng Nam, đặc biệt là Nghị quyết 05, các chương trình, mục tiêu, dự án… ở vùng dân tộc thiểu số có mặt cịn chậm. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

miền núi chưa nhanh, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển; chưa rõ nét những mơ hình sản xuất có hiệu quả, nhất là trong trồng trọt và chăn nuôi; việc giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng làng, cùng với các cơ chế để xác lập vai trò chủ thể của người dân đối với rừng còn chậm. Rừng và tài nguyên vẫn bị tàn phá, chưa có giải pháp hiệu quả để người dân phát triển nghề rừng; vai trò của nhân dân đối với việc tham gia và giám sát xây dựng kết cấu hạ tầng có nơi chưa phát huy tốt. Kết quả đạt được trên lĩnh vực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ, nâng cao dân trí đồng bào dân tộc thiểu số, đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số đạt thấp so với yêu cầu. Những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc tốt đẹp chưa được nghiên cứu phục hồi và phát huy. Đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cấp cơ sở chưa ngang tầm nhiệm vụ, nguồn bổ sung, kế cận vẫn bị hẫng hụt. Một số cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể cơ sở và một bộ phận đồng bào vẫn cịn tư tưởng trơng chờ, ỷ lại vào cấp trên, thiếu tính tự lực vươn lên để giải quyết những khó khăn của bản thân và của địa phương. Các ngành của tỉnh chưa thực sự sâu sát đến địa bàn tìm hiểu những đặc thù về con người, xã hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để tham mưu các chủ trương, chính sách phù hợp…

Thứ nhất, việc cụ thể hoá các nội dung phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tăng trưởng kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhất là vùng dân tộc thiểu số thời gian qua đã nhanh hơn giai đoạn trước khi có Nghị quyết TW7, nhưng cho đến nay so với yêu cầu vẫn cịn chậm được chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là vùng sâu, vùng xa, địa bàn chưa có đường giao thơng, chưa hình thành rõ nét các mơ hình sản xuất hàng hố theo đặc thù từng vùng, tiểu vùng. Chuyển dịch, thay đổi cơ cấu cây trồng, con vật ni tuy có chú ý đầu tư, hỗ trợ nhưng mới dừng ở mức xây dựng mơ hình trình diễn thí điểm, chưa có các biện pháp hỗ trợ để phát triển nhân rộng các mơ hình. Mặt khác, sự khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa hình từng tiểu vùng), thành phần dân

tộc… dẫn đến việc triển khai nhân rộng các mơ hình tích cực có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của cơng tác ĐCĐC chưa tập trung mạnh vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi theo hướng phát triển kinh tế hộ gia đình, chưa hình thành mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đến tận cộng đồng thôn, bản, hộ dân. Việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất và đời sống cũng cịn nhiều khó khăn do mặt bằng dân trí thấp, xuất phát điểm kinh tế thấp, việc tiếp thu để ứng dụng phát triển sản xuất có nhiều hạn chế. Cơng tác tun truyền phổ biến kinh nghiệm cách làm ăn hiệu quả đến người dân chưa được thường xuyên.

Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế của tỉnh, phần lớn trồng trọt vẫn cịn độc canh cây lúa rẫy, diện tích lúa nước cịn ít, manh mún, phân tán, kỹ thuật canh tác còn nhiều hạn chế. Một số địa phương chưa tăng cường cán bộ khuyến nông, khuyến lâm cho cơ sở. Công tác khuyến công, xây dựng các cụm cơng nghiệp ở miền núi cịn khó khăn. Chăn ni phần lớn cịn đang ở chăn thả tự nhiên, không quản lý được dịch bệnh. Công tác quản lý, bảo vệ rừng và tài nguyên chưa tốt. Mối quan hệ giữa đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ với rừng chưa thực sự gắn bó bền vững. Chưa nghiên cứu tìm ra hướng phát triển vốn rừng, phát triển ngành nghề tăng thu nhập của người dân sau khi nhận rừng, đất rừng; chậm triển khai cơ chế hưởng lợi của làng sau khi nhận đất, nhận rừng. Cơng tác chuyển giao một số diện tích các nơng, lâm trường sử dụng không hiệu quả về cho các địa phương quản lý tiến hành còn chậm. Việc phát triển các ngành nghề cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tuy có chuyển biến nhưng còn chậm. Một số nghề truyền thống như: dệt của đồng bào Xơ Đăng, Gié Triêng, Cor hầu như khơng cịn; nghề đan lát - mây tre, rèn… bị mai một. Việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp mới ở vùng có đồng bào dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động thương mại - dịch vụ chuyên nghiệp của đồng bào dân tộc thiểu số chưa được hình thành. Kinh tế hàng hố kém phát triển, năng lực sản xuất ở

vùng đồng bào dân tộc còn hạn chế, sức cạnh tranh yếu, nhiều sản phẩm, hàng hoá của đồng bào dân tộc làm ra rất khó tiêu thụ, thường bị tư thương ép giá. Tốc độ phát triển kinh tế chưa cao, chưa bền vững, vẫn cịn mang tính tự phát, chưa chủ động hồ nhập với xu thế phát triển chung của cả nước.

Những năm qua, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam tuy đã được tập trung đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau của Trung ương và địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn về kết cấu hạ tầng và đời sống nhân dân, tỷ lệ hộ nghèo địa bàn này còn cao gấp 4 - 5 lần mức bình quân của tỉnh. Nguồn lực của địa phương đã tập trung ưu tiên cho vùng dân tộc thiểu số nhưng so với nhu cầu vẫn còn nhỏ bé. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao. Một số địa phương (dành đến hơn 50% ngân sách hàng năm) đầu tư cho hệ thống giao thông liên vùng, nhưng chưa quan tâm đầu tư hệ thống đường liên thôn, hệ thống thuỷ lợi, khai hoang ruộng nước, quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư. Cơ sở hạ tầng tuyến cơ sở, nhất là giao thông đến các xã vùng cao, biên giới, đến các thơn, nóc và ở 2 huyện mới chia tách (Tây Giang, Nam Trà My) chưa đồng bộ. Vẫn còn 14 trong tổng số 113 xã vùng cao, miền núi tồn tỉnh chưa có đường ơ tơ đến trung tâm xã. Quy hoạch dân cư, phát triển sản xuất, thương mại - dịch vụ chậm được điều chỉnh, bổ sung. Bố trí dân cư khu vực đường Hồ Chí Minh, ở 12 xã biên giới, ở một số thị tứ, trung tâm cụm xã cịn mang tính tự phát, chưa xây dựng thành một đề án riêng, chưa gắn với việc bảo vệ mơi trường, gìn giữ các giá trị văn hố truyền thống, văn hoá làng miền núi.

Thứ hai, việc triển khai các chương trình, dự án trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn kém hiệu quả, thu nhập của người dân còn thấp so với khu vực miền núi các tỉnh duyên hải miền Trung và của cả nước. Tỷ lệ nghèo vùng dân tộc thiểu số vẫn còn quá cao (theo chuẩn mới) ở các huyện vùng

cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chênh lệch lớn so với vùng đồng bằng, thành thị: Đông Giang 52,77%, Tây Giang 84,62%, Nam Giang 62,74%, Bắc

Trà My 56,30%, Nam Trà My 77,79%, Hiệp Đức 42,41%, Tiên Phước 40,07%. Thu nhập bình quân đầu người từ chỉ đạt 1.200.000- 1.400.000 đồng/năm [46]. Tồn vùng mới có 50% dân số được dùng nước sạch, 34,24% dân số được dùng điện, 60,62% dân số dùng phương tiện truyền thanh… Một bộ phận dân cư thoát nghèo nhưng thiếu bền vững, khả năng dễ tái nghèo. Diện hộ dân tộc thiểu số nhà tạm bợ còn lớn, đến cuối năm 2009 còn trên 5.000 hộ, tương đương gần 30% tổng số dân tộc thiểu số tồn vùng [47]. Chính sách hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn cịn hạn chế. Vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Nam có số lượng hộ nghèo và quá nghèo nhiều, nhưng do kinh phí hỗ trợ hàng năm thấp, nên hàng năm các địa phương chỉ chọn một số xã để thực hiện chính sách, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân. Hầu hết số hộ được thụ hưởng chính sách đều ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại rất khó khăn nên cơng tác giám sát tổ chức thực hiện còn hạn chế, việc xét chọn có nơi cịn hình thức. Tâm lý của người dân về chủ nghĩa bình qn trong cộng đồng vẫn cịn gây khó khăn trong bình xét hộ thụ hưởng. Đối với các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, cần có chương trình đầu tư riêng, đồng thời cần có chính sách đầu tư cho huyện nghèo và xã nghèo ngồi các chính sách đã, đang đầu tư thuộc Chương trình 135, 134, xem đầu tư cho các xã nghèo là một chương trình của Chính phủ thì mới nhanh tạo được sự chuyển biến về đời sống vật chất và tinh thần cho những vùng đặc biệt khó khăn này.

Thực tế cho thấy, nguồn ngân sách đầu tư cho các chương trình, mực tiêu, dự án trong vùng đồng bào dân tộc là tương đối lớn nhưng lại phân tán, thiếu đồng bộ, lồng ghép chưa thực sự phù hợp nên hiệu quả đạt được cịn thấp. Q trình thực hiện Chương trình 135 vẫn còn nhiều bất cập: một số huyện chưa chủ động trong việc thực hiện các dự án, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu chung của tỉnh. Việc giao cho các xã làm chủ đầu tư chương trình chưa thật sự đạt hiệu quả, do các xã chưa có nhiều kinh nghiệm và khơng có cán bộ chun mơn theo dõi, giám sát cơng trình nên gần như khốn

trắng cho chủ thầu xây dựng từ khâu làm thủ tục cho đến khi bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng, vì vậy một số cơng trình khơng đảm bảo chất lượng. Việc kiểm tra giám sát quá trình triển khai thực hiện chương trình của các cấp chưa thường xun, cịn mang tính hình thức. Một vấn đề nữa đang đặt ra cho các địa phương là: mức kinh phí đầu tư cho các dự án thành phần của Chương trình 135 giai đoạn II còn thấp so với thực tế, do vậy trong quá trình triển khai thực hiện dễ dẫn đến tình trạng lúng túng, vướng mắc; mức kinh phí hàng năm cho công tác duy tu bảo dưỡng, chống xuống cấp các cơng trình đã xây dựng chưa thực sự thích đáng để có thể phát huy tốt hơn nữa các mục tiêu đã đề ra.

Đối với chương trình định canh định cư vẫn cịn những khó khăn như: Số thơn làng và hộ nằm trong diện cơ bản ĐCĐC gồm 230 thôn, làng với 9.741 hộ chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái du canh cao. Diện định cư du canh cịn lớn: 159 thơn, làng với 9.344 hộ, chủ yếu tập trung ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện giao thơng cịn hết sức khó khăn, dân cư phân tán, hàng năm vẫn cịn một bộ phận lớn hộ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn về sản xuất và đời sống [59]. Nguyên nhân chủ yếu chưa ĐCĐC là do người dân thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu vốn, thiếu đất sản xuất ổn định. Mặt khác, yếu tố tập qn, truyền thống văn hố cũng đóng vai trị quan trọng trong ĐCĐC:

...ở vùng miền núi tỉnh Quảng Nam, trong quá trình vận động định canh định cư xây dựng bản làng ổn định, khơng ít làng bản được đổi mới... nhưng cũng có nhiều trường hợp làm nhà định canh định cư xong,“mời” đồng bào đến ở nhưng sau đó vì khơng hợp tập qn sản xuất, đồng bào lại trở về làng cũ... Khi cuộc sống du canh du cư cịn tồn tại thì vấn đề xây dựng đời sống văn hố vùng dân tộc thiểu số là vơ cùng khó khăn... [38, tr.66].

Hiện nay, Chính sách di dân, thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003- 2010 theo Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ đang được thực hiện tại vùng đồng bào DTTS nhưng chính sách hỗ trợ di dời 2 triệu/hộ là quá thấp, hàng năm ngân sách tỉnh chi hỗ trợ

thêm cho đối tượng này là 1 triệu/hộ. Bên cạnh đó, việc đầu tư tái định cư cần có sự đầu tư hỗ trợ đồng bộ về cơ sở hạ tầng tại các điểm dân cư gắn ổn định với phát triển sản xuất, nhưng nguồn vốn đầu tư hàng năm còn quá thấp, qua 3 năm đầu thực hiện nguồn vốn đầu tư cho dự án này đạt 3,2% (mới chỉ đạt 6.426 triệu trong số 197.195 triệu) [59].

Tổng số hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn thuộc đối tượng thực hiện Chương trình 134 của tỉnh Quảng Nam cịn lớn (12.098 hộ) nhưng thời gian thực hiện ngắn (2 năm) nên khó khăn trong triển khai thực hiện. Chính sách hỗ trợ nhà ở của Chính phủ là 5 triệu đồng/hộ, ngân sách tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/hộ để thực hiện xây dựng một căn nhà từ 30-40 m2, hộ dân phải bỏ kinh phí bằng 50% kinh phí nhà nước hỗ trợ, do vậy, một số hộ quá nghèo khơng có đủ điều kiện để thực hiện xố nhà tạm. Bên cạnh đó việc khai thác gỗ để làm nhà tại chỗ còn nhiều vướng mắc về thủ tục, quy trình… nhất là thủ tục đóng búa bài cây. Trong q trình điều tra, khảo sát lập đề án, do thời gian quy định ngắn, một số huyện khảo sát, đánh giá khơng chính xác nên hiện nay có phát sinh tăng 1.368 hộ thuộc đối tượng hỗ trợ nâng tổng số hộ cần được hỗ trợ làm nhà trên địa bàn toàn tỉnh là 12.460 hộ [59].

Từ quá trình thực hiện Chương trình 134 cho thấy một thực tế: cần tiếp tục cho kéo dài việc thực hiện Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đến năm 2010; tập trung việc đầu tư nội dung xoá nhà tạm cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện cận nghèo, nâng mức đầu tư lên 10 triệu đồng/nhà; mở rộng nội dung, hình thức hỗ trợ đất sản xuất bằng nhiều hình thức cho phù hợp với từng địa bàn; tập trung đầu tư các cơng trình nước sạch có quy mơ lớn cho cụm dân cư thôn, xã, không đầu tư dàn trải.

Đối với chính sách giao đất, giao rừng: Nhìn chung cơng tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện đúng theo quy trình, một số cộng đồng làng đã xây dựng quy ước thực hiện theo hướng dẫn. Tuy nhiên cơ chế hưởng lợi chưa được cụ thể hoá theo từng loại đất rừng được giao, chưa có các chính sách đầu tư hỗ trợ để phát triển sản xuất trên diện tích đất rừng được giao. Một số

diện tích đất rừng được giao quá xa điểm dân cư, điều kiện đi lại khó khăn nên hiệu quả chưa cao, thủ tục giao quyền sử dụng đất thực hiện chậm.

Bên cạnh đó, cơng tác thơng tin tun truyền cịn yếu và chưa thực sự

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 80 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w