Giáo dục - đào tạo vùng dân tộc và miền núi tiếp tục được các cấp, các ngành quan tâm. Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục miền núi tiếp tục được đầu tư. Chính sách đãi ngộ cho giáo viên miền núi và học sinh dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm hỗ trợ giải quyết. Ngồi các chính sách ưu đãi chung theo quy định của Trung ương, tỉnh đã đầu tư ngân sách hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số học ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, cao đẳng, đại học; cấp vở không thu tiền cho 100% học sinh tiểu học ở các xã đặc biệt khó khăn và điều chỉnh hợp lý chính sách đối với học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác phổ cập THCS được triển khai theo phương pháp cuốn chiếu từ các xã vùng thấp, gần thị trấn lên các xã vùng cao, vùng xa trung tâm huyện. Lực lượng biên phịng, thanh niên tình nguyện đã mở các lớp tại thơn, làng góp phần đáng kể xố mù chữ ở miền núi. Việc xây dựng tủ sách pháp luật, hỗ trợ khuyến học… của các cơ quan, đơn vị kết nghĩa của tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chống tái mù chữ ở vùng dân tộc thiểu số.
Cơng tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được tăng cường, tình hình dịch bệnh được khống chế, ngoại trừ những bệnh thông thường như viêm đường hô hấp, tiêu hoá, cảm sốt do ảnh hưởng của thời tiết, trước đây số y, bác sỹ ở các huyện miền núi/1.000 dân là 1,8%, đến nay đã tăng lên 5,2%.
Các hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc như Lễ Đâm trâu, Ăn mừng lúa mới, Lễ hội cồng chiêng và Hội thao các huyện miền núi thường xuyên được tổ chức. Đã khánh thành đưa vào khai thác làng văn hoá truyền thống dân tộc Cờ Tu gắn với khu du lịch sinh thái để phục vụ du lịch. Phong
trào xây dựng thơn, bản văn hố, nhà sinh hoạt truyền thống tiếp tục được thực hiện và thu được nhiều kết quả.