Đẩy mạnh đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển dịch mạnh, rõ nét cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi theo hướng

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 67 - 71)

chuyển dịch mạnh, rõ nét cơ cấu sản xuất cây trồng, vật ni theo hướng kinh tế hàng hố phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng lao động, vốn đầu tư, thị trường tiêu thụ

Từ điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế của mình, các huyện miền núi và vùng cao đều xác định cơ cấu kinh tế là nông - lâm - công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt ở các huyện Tây Giang và Nam Trà My nông nghiệp chiếm đến 99% trong cơ cấu kinh tế, do vậy hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Nam chủ yếu là sản xuất nơng nghiệp:

- Về trồng trọt: Diện tích đất nơng nghiệp của tồn vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện đang canh tác là 21.417 ha chiếm 3,1% diện tích tự nhiên tồn vùng. Trong đó, đất trồng cây hàng năm 16.335 ha; đất rừng trồng cây lâu năm: 3.898 ha; đất vườn tạp: 1.184 ha [43].

Để tập trung giải quyết lương thực tại chỗ, tỉnh chủ trương đẩy mạnh khai hoang mở rộng diện tích làm lúa nước ở những nơi có điều kiện; phát triển thuỷ lợi nhỏ và các hình thức khác để giải quyết nước tưới. Cung ứng các điều kiện cần thiết về vật tư nông nghiệp, nhất là về giống mới và phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công cụ canh tác… để nhân dân đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng. Phát triển cây màu, cây lương thực, nhất là cây sắn, bắp. Phát triển các loại cây công nghiệp, cây dược liệu, cây đặc sản và khai thác lâm sản khác trong rừng. Đầu tư cải tạo ruộng bậc thang. Phát triển mạnh kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại. Xây dựng và phát triển các trạm, điểm khuyến nông, khuyến lâm ở các huyện vùng cao, miền núi và các trung tâm cụm xã để hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ đồng bào tự khai hoang làm ruộng, phát triển kinh tế trang trại, xây dựng điển hình nơng dân sản xuất giỏi.

Tỉnh chủ trương tiếp tục tuyên truyền, giúp đỡ các hộ nghèo phát triển sản xuất theo hướng tiến bộ, nâng cao năng lực sản xuất, gắn với giải quyết các vấn đề tiêu thụ nông, lâm sản, cung cấp dịch vụ cho sản xuất và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân. Làm tốt việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của các hộ dân trong vùng. Những năm qua, tỉnh đã chú trọng khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyên chế biến nông, lâm, thuỷ sản, các cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp. Đa dạng hố ngành nghề sản xuất và dịch vụ tại làng, xã, khôi phục các làng nghề truyền thống có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và phát triển các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ.

Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi của Đảng, Nhà nước, đến năm 2010 tỉnh Quảng Nam đã tích cực tạo chuyển biến cơ bản về cơ cấu ngành nghề theo hướng phát huy lợi thế địa phương, phát triển cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao. Bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật ni đa dạng, linh hoạt, đồng thời có kế hoạch chuyển hướng sản xuất cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả hơn. Ở các vùng có điều kiện thuận lợi, tập trung phát triển mạnh, mở rộng các loại cây truyền thống: Quế, tiêu, ngơ, sắn, dứa, cây ln boon, sâm Ngọc Linh, sâm K7 (huyện Đông Giang), sa nhân, các cây dược liệu khác, cây cao su, cây nguyên liệu giấy, măng tre điền trúc, song mây…..

- Về chăn nuôi: Trước năm 2000, chăn nuôi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu theo phương thức thả rơng chưa trở thành một ngành sản xuất chính trong cơ cấu nơng nghiệp tồn vùng. Trong 10 năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển chăn ni bị, dê lấy thịt có chuồng trại, khoanh vùng chăn thả theo mơ hình hộ gia đình hoặc nhóm hộ gia đình trang trại, từng bước tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp miền núi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, mang lại thu nhập cao cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến năm 2010, đàn bò của vùng đồng bào dân tộc

đạt 21.000 con (chiếm hơn 25% tổng đàn toàn tỉnh); đàn trâu: 12.460 con (chiếm hơn 30% tổng đàn toàn tỉnh); Đàn heo: 60.000 con (chiếm hơn 15% tổng đàn toàn tỉnh); Đàn gia cầm: 150.000 con.

- Về sản xuất lâm nghiệp, tổng diện tích đất lâm nghiệp trong tồn vùng miền núi là: 384.350 ha, chiếm tỷ lệ 56,2% tổng diện tích tự nhiên tồn vùng. Trong đó đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên 364.949 ha; đất lâm nghiệp có rừng trồng 17.377 ha.

Đất có khả năng sản xuất nơng - lâm - nghiệp cịn lớn, chiếm 39,7% diện tích đất tự nhiên tồn vùng. Tuy nhiên, sản lượng và năng suất còn thấp, thiếu ổn định, bấp bênh. Năng suất lúa nước bình qn 24 tạ/ha; lúa rẫy 13 tạ/ha; ngơ 16 tạ/ha/; sắn 19 tạ/ha. Tổng sản lượng quy ra thóc của tồn vùng đạt 40.480 tấn. Kinh tế vườn hộ (trồng cây ăn quả) chưa phải là nguồn thu nhập đáng kể của hộ gia đình [43].

Trong 10 năm từ 2001 đến 2010, Nhà nước đã giao cho các tổ chức, cá nhân, gia đình đang sử dụng: 204.353 ha, chiếm 28,26% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân: 1.737 ha, chiếm 0,24%; Diện tích cịn lại chưa giao 321.985 ha, chiếm 44,52% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, vùng đệm 2 khu bảo tồn (Sông Tranh và Ngọc Linh) 153.076 ha, chiếm 21,17% tổng diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích do địa phương quản lý 168.909 ha, chiếm 23,25% đất lâm nghiệp. Nhìn chung, cơng tác giao đất, giao rừng đến hộ dân còn chậm, đến nay mới đạt 28,26% kế hoạch đề ra [59]. Công tác trồng rừng trong những năm qua tuy có chú ý đầu tư hỗ trợ phát triển dưới dạng vườn rừng song chưa tương xứng với tiềm năng đất lâm nghiệp hiện có.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng, tỉnh đã chủ trương thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, đi đôi với quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển ngành nghề phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc trên địa bàn. Đã hình thành

các điểm dân cư gắn với việc giữ gìn các giá trị văn hố miền núi theo hướng định cư bền vững - làng nghề - văn hoá dân tộc - du lịch sinh thái. Công tác quản lý bảo vệ rừng ngày càng được tăng cường, Chương trình 661 hàng năm tiếp tục khốn bảo vệ rừng cho các hộ, bình quân 42.000 ha/năm. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 112/2003/QĐ-UB ngày 23/10/2003 về quyền hưởng lợi nghĩa vụ của cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư, thơn, bản khi được giao, được th, được nhận khốn rừng và đất lâm nghiệp để bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng. Trong giai đoạn 2004- 2006, các địa phương đã thí điểm giao đất, giao rừng cho cộng đồng quản lý, bảo vệ và hưởng lợi bằng tập quán và luật pháp; đã giao 160.800 ha đất lâm nghiệp cho 249 đơn vị cộng đồng làng, thôn ở 46 xã thuộc 8 huyện vùng cao, miền núi. Đến năm 2007, UBND tỉnh đã tạm dừng thực hiện chủ trương này để sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm [54].

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Hiện nay, dân số phi nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ thấp: 8.535 người chiếm tỷ lệ 7,26% dân số toàn vùng. Lao động phi nông nghiệp 4.846 người chiếm 9,9% lao động tồn vùng. Trong đó, cơng nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp 4.292 người chiếm 50,28% dân số phi nông nghiệp; lao động tiểu thủ công nghiệp 1.596 người chiếm 32% lao động phi nông nghiệp [54].

Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng dân tộc thiểu số không đáng kể, những năm qua, tỉnh đã quan tâm hỗ trợ khôi phục một số làng nghề như dệt vải ở vùng người Cờ Tu, Gié Triêng, nghề đan mây tre ở huyện Đông Giang, nghề rèn ở huyện Nam Trà My; bảo tồn nhuộm màu thực vật bằng cây cỏ địa phương, hoa văn văn hoá Cờ Tu trên sản phẩm thổ cẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dệt thổ cẩm bằng khung dệt đạp chân ở huyện Nam Giang... nhằm đa dạng mẫu mã, loại hình sản phẩm để trở thành hàng hố phục vụ cho du lịch và tiêu dùng. Phát triển nghề làm rượu cần, tà vạt, sản phẩm mây tre trở thành loại

hàng hoá đặc trưng của miền núi. Nghiên cứu để mở các cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, mỹ nghệ từ thân, gốc cây quế đã lột vỏ…

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 67 - 71)

w