Giải quyết tốt mối quan hệ rừng với chủ thể sinh sống tại chỗ, giải pháp góp phần phát triển ổn định kinh tế xã hội miền nú

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 65 - 67)

giải pháp góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội miền núi

Rừng, đất lâm nghiệp có vai trị, vị trí quan trọng đối với sản xuất và đời sống của đồng bào miền núi, là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng các dân tộc thiểu số, đồng thời còn tác động trực tiếp đến môi trường sống của cả vùng đồng bằng. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XVIII (2000) khẳng định:

Gắn phát triển kinh tế lâm nghiệp với các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội miền núi, tiếp tục đẩy mạnh trồng và chăm sóc rừng, phấn đấu nâng độ che phủ của rừng từ 42% lên 45% vào năm 2005. Tích cực làm tốt cơng tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên sơng Thanh, Ngọc Linh, Phú Ninh. Khai thác gỗ trịn theo đúng kế hoạch hàng năm, chủ yếu là để đảm bảo yêu cầu lâm sinh; thực hiện đóng cửa rừng ở một số vùng để đảm bảo vốn rừng trồng và rừng tự nhiên hiện có [10, tr. 55]. Do vậy, Đảng bộ Quảng Nam chủ trương phải thực hiện nhanh giải pháp giao đất, khoán rừng (theo quy định của pháp luật, đồng thời vận dụng các phong tục, tập quán, truyền thống của đồng bào) để đồng bào quản lý, bảo vệ, tăng cường trách nhiệm của cộng đồng làng (thơn, bản, nóc), hộ gia đình đối

với rừng; bảo đảm cộng đồng làng (thơn, bản, nóc) và người dân là người chủ thực sự của rừng. Căn cứ vào thực tế ranh giới của từng làng đang sinh sống để giao rừng, tạo điều kiện cho đồng bào dễ quản lý. Đối với những diện tích rừng ở xa dân cư, người dân khơng có khả năng quản lý, tỉnh thành lập các ban quản lý rừng với tư cách là đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển dần bộ máy của các lâm trường thành tổ chức để quản lý bảo vệ rừng.

Người dân sử dụng các tập quán tốt đẹp, truyền thống của cộng đồng dân tộc, làng (thơn, bản, nóc) mình bằng các hương ước, quy ước của dân làng để quản lý, bảo vệ, hưởng lợi từ rừng và chịu trách nhiệm về những hành vi gây hại đến rừng. Tỉnh chủ trương chuyển giao diện tích rừng, đất lâm nghiệp ở các lâm phận của các lâm trường, nông trường quản lý về cho các địa phương để giao cho dân quản lý, bảo vệ, phát huy hiệu quả. Tổ chức lại các lâm trường theo mơ hình doanh nghiệp cơng ích để thực hiện chức năng làm “bà đỡ” giúp cho dân, cho làng trong quá trình: quản lý, phát triển vốn rừng, tận dụng gỗ và sử dụng đất lâm nghiệp đúng mục đích, có hiệu quả bền vững, đúng pháp luật.

Thực hiện chủ trương giao đất khoán rừng, tỉnh đã chọn 2 thơn làm thí điểm là: Thơn Tống Ci, xã Ba, huyện Hiên (nay là Đông Giang và Tây Giang); thôn 1, xã Trà Bui, huyện Nam Trà My.

Xác định, khoanh vùng diện tích nương rẫy cụ thể ở từng xã, thơn để người dân ổn định làm lúa rẫy theo phương pháp luân canh. Hỗ trợ giúp đỡ và hướng dẫn đồng bào về giống cấy trồng lúa cạn (lúa rẫy) mới, phù hợp, có năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm bón. Từng bước chuyển đất rẫy thành đất trồng các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế.

Tăng cường cơng tác quản lý, bảo vệ rừng trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua địa phận tỉnh và các tuyến đường mới. Ngăn chặn việc khai thác gỗ, lâm đặc sản trái phép trong quá trình xây dựng và sử dụng tuyến đường này. Tiếp tục bảo vệ tốt tài nguyên đất, áp dụng kỹ thuật thâm canh hợp lý.

Trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ tài nguyên rừng, tăng độ che phủ rừng từ 43,5% lên trên 45% vào năm 2010.

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w