Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 36 - 46)

TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010

1.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam về phát triển kinhtế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện các nghị quyết, quyết định của Bộ Chính trị, Chính phủ, đối với việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, ngày 08 tháng 10 năm 2001, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ra Chương trình hành động số 03-Ctr/TU Về thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, trong đó Chương trình 5 là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội miền núi, nội dung gồm: Đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế nơng nghiệp, coi đây là hướng cơ bản để xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở miền núi. Hình thành các khu bảo tồn rừng quốc gia, rừng đặc dụng và mở rộng rừng phòng hộ đầu nguồn. Tăng cường các biện pháp bảo vệ, làm giàu vốn rừng, tài nguyên rừng. Khẩn trương sắp xếp, đổi mới hoạt động của các nông, lâm trường quốc doanh. Phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung vào việc trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu hàng hố như: quế, dó, tiêu, sâm; cây ngun liệu giấy như: keo, tre, nứa… đầu tư và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chương trình khai hoang mở rộng diện tích lúa nước, chương trình thuỷ lợi nhỏ, chương trình ứng dụng các loại giống mới có năng suất cao. Tiếp tục xây dựng các mơ hình canh tác trên đất dốc. Phát triển chăn ni heo theo hướng đa dạng về hình thức, chủng loại con vật ni: bị, heo, ong và các loại gia cầm ăn lá cây. Khuyến khích phát triển các mơ hình trang trại chăn ni. Đẩy mạnh hơn nữa mơ hình “ngân hàng bị”.

Phát triển cửa khẩu biên giới Nam Giang thành cửa khẩu quốc tế, tạo thị trường khu vực song song với đẩy mạnh tiến độ xây dựng tuyến đường biên giới Việt - Lào. Phát triển hành lang Đơng - Tây theo trục đường Hồ Chí Minh và dọc

theo các tuyến đường 14D, 14B, 14E, các thị trấn Prao, Nam Giang, Khâm Đức, Trà My. Xây dựng và phát triển thị trấn Khâm Đức (Phước Sơn) thành trung tâm kinh tế phía Tây của tỉnh, giữ vai trị đi đầu trong việc phát triển các vùng phụ cận.

Tiếp tục đầu tư xây dựng đường giao thơng cho các xã chưa có đường ơ tơ đến, đặc biệt đối với vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2005. Đồng thời đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ, cơng trình lưới điện về các xã, thơn ở những nơi có điều kiện; khuyến khích phát triển điện thuỷ luân. Thực hiện sáp nhập chương trình định canh định cư vào Chương trình 135, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác, đẩy mạnh xây dựng các trung tâm cụm xã; từng bước nâng cao mức độ đô thị ở các trung tâm huyện lỵ.

Coi trọng đầu tư có hiệu quả cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Triển khai các dự án xây dựng trường phổ thông trung học ở miền núi, trường trung học dạy nghề. Tiếp tục đầu tư chiều sâu cho hệ thống các trường dân tộc nội trú để chủ động chuẩn bị đội ngũ cán bộ lâu dài cho miền núi, vùng dân tộc ít người. Tập trung thực hiện kế hoạch nghiên cứu những giá trị văn hoá các dân tộc, văn hoá cộng đồng, văn hoá làng, bản. Triển khai nghiên cứu, biên soạn sách giới thiệu các dân tộc ở Quảng Nam, nghiên cứu luật tục các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Coi trọng đầu tư chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở y tế ở trung tâm cụm xã và y tế thôn, bản; đảm bảo các điều kiện phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Thực hiện có hiệu quả các chương trình hoạt động kết nghĩa với các xã nghèo miền núi.

Tăng cường bảo vệ mơi trường và giữ gìn an ninh trật tự ở miền núi. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý những vụ việc khai thác rừng, đào đãi vàng, thiếc trái phép… gây tác hại môi trường, ảnh hưởng đến an ninh trật tự; đấu tranh ngăn chặn các hoạt động truyền đạo trái phép. Nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động xâm nhập chống phá của các thế lực thù địch và bọn phản động.

Tập trung xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận đồn thể ở cấp cơ sở miền núi. Coi trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ xã.

Điểm đặc biệt quan trọng mang tính bước ngoặt đối với giai đoạn này là ngày 11 tháng 10 năm 2002, Tỉnh uỷ Quảng Nam đã ra Nghị quyết 05- NQ/TU về Một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về dân tộc và miền núi

giai đoạn 2002 - 2007. Trên cơ sở đó, Báo cáo Về một số chủ trương và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2002 - 2007 của Tỉnh uỷ Quảng Nam ngày 14/10/2002 đã khẳng định

quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với giải quyết vấn đề dân tộc giai đoạn 2002 - 2005 và đến 2010 như sau:

* Quan điểm:

• Nhất quán thực hiện chính sách dân tộc của Đảng với quan điểm: “Đồn kết - Bình đẳng - Tương trợ - Giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ 18 của Đảng bộ tỉnh và các chủ trương, chính sách khác về dân tộc và miền núi của Trung ương và Chính phủ.

• Phải “lấy dân làm gốc”, dựa vào dân, vì lợi ích của dân. Đầu tư phát triển cho địa bàn miền núi phải nhằm vào vấn đề trọng tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số.

• Xây dựng đội ngũ cán bộ và phát triển nhân tố con người tại chỗ là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường sinh thái, đảm bảo an ninh quốc phịng ở miền núi.

• Phải tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gắn bó với rừng, giữ được rừng, sống được bằng nghề rừng và giảm nghèo từ việc khai thác các thế mạnh của rừng, đất lâm nghiệp.

• Phát huy tối đa những giá trị về văn hoá làng, những tập quán, truyền thống có lợi cho sản xuất, đời sống, đồn kết dân tộc.

* Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát và lâu dài là: Cải thiện và từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi, vùng cao; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo; nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; đưa bộ phận dân cư ở địa bàn vùng cao, miền núi hoà nhập vào sự phát triển chung của cả tỉnh, cả nước.

• Bảo vệ vốn rừng và các nguồn tài ngun thiên nhiên khác, giữ gìn mơi trường sinh thái, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội.

• Tăng cường khối đại đồn kết dân tộc, đoàn kết giữa đồng bào dân tộc thiểu số với nhau, đoàn kết Kinh - Thượng và trong nội bộ của đồng bào từng dân tộc thiểu số.

• Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là cấp cơ sở, bảo đảm hoạt động có hiệu quả, thiết thực, gắn với dân và địa bàn [41, tr.4 - 5].

Trên cơ sở Nghị quyết 05-NQ/TU, ngày 26 tháng 4 năm 2003, UBND tỉnh Quảng Nam đã ra Chương trình hành động Thực hiện Nghị quyết Hội

nghị lần thứ bảy BCH Trung ương Đảng (khố IX) về cơng tác dân tộc và

Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ Về một số chủ trương, giải pháp trọng tâm về dân

tộc, miền núi giai đoạn 2002- 2007. Từ năm 2003- 2007 và đến năm 2010, tất

cả những chủ trương, chính sách, việc làm trong quá trình chỉ đạo sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở miền núi và vùng dân tộc của tỉnh đều phải dựa trên các quan điểm đã đề ra tại Nghị quyết 24- NQ/TW, ngày 12/3/2003 của BCH Trung ương Đảng và Nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ để tổ chức thực hiện. Do vậy, Chương trình hành động lần này bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn những năm 2003- 2007 và đến năm 2010.

Mục tiêu cơ bản của Chương trình này là: Tạo chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao; đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo để đến năm 2010 vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cơ bản khơng cịn hộ đói, giảm hộ đói nghèo từ 39% hiện nay xuống cịn dưới 10%. Trên 90% hộ dân có đủ điện nước sinh hoạt, xố nhà tạm, 100% số xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, cơ bản khơng cịn xã đặc biệt khó khăn, phấn đấu 90% dân số được xem truyền hình, 100% dân số được nghe đài. Nâng cao trình độ dân trí và năng lực đội ngũ cán bộ; đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ; thực hiện định canh định cư địa bàn vùng cao, miền núi. Bảo vệ, phát triển rừng và các nguồn tài ngun thiên nhiên, giữ gìn tốt mơi trường sinh thái. Phát huy những giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phịng.

Tăng cường khối đại đồn kết dân tộc; thực hiện tốt công tác kết nghĩa nhằm góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là cấp cơ sở, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, thiết thực, gắn với dân và với địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc.

Quán triệt quan điểm “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, đồng thời nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho mục tiêu trước mắt và lâu dài cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong nhiều năm qua, Tỉnh uỷ Quảng Nam, các cấp uỷ đảng, chính quyền đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Ngày 22 tháng 12 năm

2004, Tỉnh ủy đã ra Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Về

việc đào tạo và sử dụng cán bộ dân tộc ít người. Mục tiêu là:

• Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng về số lượng gắn với nâng cao về chất lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết, gắn bó với nhân dân, có ý thức sống và làm việc vì nhân dân; có kiến thức trên nhiều mặt nhằm đáp ứng nhiệm vụ phát triển nhanh kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các thế hệ cán bộ, giữa cán bộ miền núi và miền xuôi, giữa các dân tộc anh em trong tỉnh, huyện, xã.

• Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, tuyển dụng, bố trí, luân chuyển, phấn đấu để sớm có cán bộ dân tộc ít người trong các cơ quan lãnh đạo tỉnh và trong những năm tới phần lớn các ngành cấp tỉnh có cán bộ dân tộc ít người [44, tr. 6].

Về phát triển kinh tế - xã hội, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX (năm 2006) đã khẳng định quyết tâm tạo sự chuyển biến rõ rệt về phát triển kinh tế - xã hội miền núi:

Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình, dự án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư. Chú ý đầu tư phát triển hệ thống giao thơng, hồn thành việc xây dựng đường giao thông đến hầu hết các trung tâm xã; mở rộng phủ sóng phát thanh- truyền hình, mạng lưới điện, hệ thống trường học, cơ sở y tế; hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt… nhằm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện rõ rệt đời sống, nâng

cao trình độ dân trí.

Tập trung xây dựng các trung tâm cụm xã, nâng cấp các thị trấn huyện lỵ, đầu tư hạ tầng trung tâm huyện Nam Trà My và Tây Giang. Hoàn chỉnh quy hoạch, từng bước xây dựng Khâm Đức - Phước Sơn thành thị xã. Hình thành Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang.

Nghề rừng là nghề chính và lâu dài ở miền núi. Cần giúp đỡ, tạo điều kiện để nhân dân có thể sinh sống bằng việc bảo vệ rừng,

trồng cây lấy gỗ và nguyên liệu giấy, trồng quế và cao su, cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng song mây và đồ gỗ… Thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng để nhân dân làm chủ, bảo vệ rừng và phát triển kinh tế. Tăng cường bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng và nguồn nước. Thay đổi dần tập quán canh tác; phát triển mạnh việc chăn ni bị, trâu, dê; phấn đấu hầu hết các hộ đồng bào miền núi đều có bị. Phát triển các làng dệt thổ cẩm; từng bước phát triển du lịch sinh thái ở miền núi.

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc. Chú trọng việc giữ vững an ninh chính, trật tự an tồn xã hội, an ninh biên giới. Tăng cường công tác vận động quần chúng, khơng ngừng củng cố khối đại đồn kết các dân tộc [11, tr. 55 - 56].

Cơng tác xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, do đó cần có những giải pháp phù hợp, tích cực và khơng nóng vội, duy ý chí. Chính vì vậy, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam đã khơng ngừng bổ sung, hồn thiện ngày càng tốt hơn các chủ trương, chính sách và các giải pháp đồng bộ trong thời gian tới như sau:

- Nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và nhân dân.

Trước hết, cần làm cho các cấp, các ngành và nhân dân nhận thức sâu sắc rằng, phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở cũng như của toàn xã hội, từng người dân.

Đây là nhiệm vụ quan trọng, cơ bản và thường xuyên, vì mục tiêu chiến lược là nhằm phát triển nhân tố con người - đối tượng chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, là chủ nhân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển miền núi. Trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện cần huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và tồn xã hội, tránh tư tưởng trơng chờ, ỷ lại, tự ti.

Nâng cao năng lực của cộng đồng là giải pháp quan trọng bậc nhất, căn bản và lâu dài. Cần kiên trì vận động, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức, tiếp thu cái mới của cộng đồng, nâng dần năng lực của chính mình để giảm nghèo, vươn lên làm giàu, rút dần khoảng cách lạc hậu.

Tập trung thực hiện chương trình nâng cao năng lực cộng đồng, bao gồm các nội dung: Vận động, tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về tổ chức sản xuất (trồng trọt, chăn ni, ngành nghề), về bình đẳng giới và trong tổ chức cuộc sống gia đình (ăn ở, chi tiêu, y tế, kế hoạch hố gia đình…); tun

Một phần của tài liệu Ths-Lich Su Dang-Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộcthiểu số từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w