Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 70 - 77)

- Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận chung vấn đề áp dụng pháp

2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, thiếu sót

*) Về khách quan

Thứ nhất: Một số điều luật quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự vẫn

cịn bất cập dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong hoạt động khám nghiệm và kiểm sát khám nghiệm hiện trường không thống nhất.

- Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Chủ trì khám nghiệm là Điều tra viên, trong khi đó nhiều vụ việc xảy ra khơng có Điều tra viên tiến hành mà vẫn đúng theo quy định của pháp luật như: Những vụ việc xảy ra thuộc thẩm quyền của các Cơ quan Hải quan; Kiểm lâm; Bộ đội biên phòng... theo quy định tại khoản 4, Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự thì mọi hoạt động của những cơ quan này tiến hành theo quy định tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, những cơ quan này có quyền khám nghiệm hiện trường theo quy định của pháp luật. Như vậy, chủ trì khám nghiệm hiện trường khơng chỉ là Điều tra viên.

- Đối với những vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, người tiến hành khám nghiệm là Cảnh sát giao thông, hiện nay Quy chế nghiệp vụ Công an nhân dân có quy định trong những trường hợp đó phải phối hợp với Điều tra viên tiến hành khám nghiệm và trong những vụ có Điều tra viên khám nghiệm thì phải thơng báo cho Viện kiểm sát cùng tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường, nhưng trên thực tiễn có nhiều trường hợp hậu quả nghiêm trọng chưa xảy ra ngay mà mãi sau đó mới xảy ra, Cảnh sát giao thơng tiến hành khám nghiệm khơng có cơ quan chun mơn, cho nên việc khám nghiệm khơng đầy đủ, thiếu sót nhiều, sau này khắc phục rất khó khăn, thậm chí khơng thể khắc phục được. Quy chế này chỉ có giá trị trong ngành Cơng an, chính vì vậy cịn nhiều khó khăn khi vận dụng trên thực tiễn cơng tác.

- Việc quy định có sự tham gia của Viện kiểm sát để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường: "Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám

nghiệm hiện trường", quy định này vẫn cịn mang tính chất "mở" mặc dù luật quy định "phải có mặt" nhưng khơng mang tính bắt buộc "mọi trường hợp"; Do vậy, có nhiều vụ việc khi Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm khơng có sự giám sát của cơ quan Viện kiểm sát nhưng vẫn không thuộc trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Thứ hai: Đội ngũ Kiểm sát viên quá mỏng, số lượng Kiểm sát viên có

năng lực làm được việc có thể tiếp cận giải quyết cơng việc theo quy định của ngành chiếm tỷ lệ không được nhiều. Nhiều đơn vị có ít Kiểm sát viên, mà khối lượng công việc nhiều nờn ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng công việc, không tập trung cho chuyên mơn. Đây cũng là một trong những khó khăn, bất cập trong ngành kiểm sát nói chung, Viện kiểm sát Hà Nội nói riêng.

Thứ ba: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho cơng tác cịn nhiều

khó khăn. Kiểm sát viên ngành kiểm sát nói chung, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng chưa được trang bị công cụ, phương tiện kỹ thuật như: máy ảnh, máy ghi âm, ghi hình... Do đó, làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

*) Về chủ quan.

- Số lượng cán bộ, Kiểm sát viên chưa đáp ứng được với yêu cầu khối lượng công việc hiện nay, nhất là đối với Viện kiểm sát cấp huyện, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, chưa ngang tầm với nhiệm vụ được phân công. Số cán bộ, Kiểm sát viên trẻ chưa nhiều kinh nghiệm, có một số chưa được đào tạo về nghiệp vụ cơng tác kiểm sát, chưa có nhiều kỹ năng trong cơng tác giải quyết án hình sự nhất là kỹ năng kiểm sát điều tra tại hiện trường, do đó đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả và chất lượng của cơng tác giải quyết án hình sự.

- Một số đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện thiếu biên chế, trong khi đó họ phải làm nhiều phần cơng việc. Do đó, lực lượng bị dàn mỏng, gây khó khăn, lúng túng cho việc phân cơng kiểm sát khám nghiệm, có nơi, có lúc khơng đủ Kiểm sát viên để tham gia đầy đủ các vụ khám nghiệm hiện trường làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác kiểm sỏt điều tra tại hiện trường.

- Do việc quản lý tố giỏc, tin báo về tội phạm của Viện kiểm sát chưa tốt, nên có rất nhiều vụ việc mang tính hình sự xảy ra trên địa bàn nhưng các Viện kiểm sát địa phương không nắm bắt được đầy đủ, kịp thời, nên khơng đánh giá được chính xác tính chất của vụ việc. Do đó, có nơi, có vụ, lãnh đạo Viện kiểm sát đã phân cơng những cán bộ khơng có chức danh pháp lý đi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nên chất lượng kiểm sát cũng như kết quả công tác khám nghiệm không cao, không thể hiện được chức năng, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong công tác khám nghiệm.

- Qua thực tiễn cho thấy đa số Kiểm sát viên ngành kiểm sát Hà Nội chưa được tập huấn thường xuyên, bồi dưỡng về kỹ năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kiến thức khoa học về kỹ thuật hình sự, về pháp y. Ngành Kiểm sát nhân dân chưa hồn thiện được quy trình kiểm sát khám nghiệm hiện trường và tử thi để từ đó phổ biến nâng cao kỹ năng kiểm sát khám nghiệm cho đội ngũ Kiểm sát viên. Nhìn chung, hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm của Kiểm sát viên chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn trong công tác. Nhưng kinh nghiệm của đội ngũ Kiểm sát viên không đồng đều, khi tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi nhiều Kiểm sát viên thường bị động, lúng túng, thiếu tự tin nên khơng phát hiện được những thiếu sót, những vi phạm pháp luật trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi của Cơ quan điều tra. Bên cạnh đó, tinh thần trách nhiệm của một số Kiểm sát viên

khi tham gia khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi chưa được cao, còn nhiều cán bộ, Kiểm sát viên ngại khó, ngại khổ trong cơng tác, nể nang, né tránh, ngại va chạm mất lòng... đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến những sai sót nghiêm trọng trong hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong thời gian qua, những sai sót này nhiều khi không thể khắc phục hoặc việc khắc phục phải kéo dài thời gian, làm cho vụ án kéo dài.

Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong thời gian vừa qua của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Khắc phục những nguyên nhân trên sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của cơng tác này.

Tiểu kết chương 2

Do tính đặc thù của thủ đơ Hà Nội nên tình hình vi phạm, tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nội có diễn biến phức tạp, đối tượng thực hiện tội phạm với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn, đặc biết là sự xuất hiện của loại tội phạm mang tính quốc tế, lợi dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội và che dấu tội phạm gây khó khăn cho cơng tác điều tra và xử lý tội phạm của cơ quan pháp luật, gây sự mất ổn định về an ninh và trật tự an toàn xã hội trên toàn thành phố.

Về công tác quản lý chỉ đạo điều hành, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.

Đối với Kiểm sát viên, khi được phân công kiểm sát điều tra tại hiện trường đã có trách nhiệm trong cơng việc. Kiểm sát viên khi tiến hành hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường đã phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình, kiên quyết đấu tranh với những hoạt động khơng đúng, nhắc

nhở, góp ý khắc phục những sai sót kịp thời, được Cơ quan điều tra chấp nhận.

Hiệu quả và những thành tích đạt được khi tham gia vào hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường, đó là những vụ án hình sự được khám phá nhờ kết quả của công tác truy nguyên dấu vết trong hoạt động khám nghiệm hiện trường.

Tuy vậy, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế:

Do nhận thức về công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường vẫn cịn có nơi, có lúc chưa đầy đủ; vẫn cũn tỡnh trạng, một số Kiểm sát viên đến hiện trường mang tính hình thức, khơng phát huy tính chủ động, sáng tạo trong cơng việc, thậm chí nhiều Kiểm sát viên hồn tồn thụ động chờ kết thúc khám nghiệm rồi ký vào biên bản, có Kiểm sát viên cịn ký vào phần của người chứng kiến... biên bản lập khơng đúng trình tự và quy định của pháp luật, biên bản tẩy xóa, khơng ghi rõ ngày, tháng lập, ai lập nhưng Kiểm sát viên cũng ký vào biờn bản.

Xuất phát từ thực tiễn các hiện trường khơng có sự kiểm sát việc khám nghiệm của VKS nên đã xảy ra hậu quả một số vụ án hình sự đã khơng được giải quyết đúng pháp luật hoặc gây khó khăn cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong thời gian vừa qua của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Khắc phục những nguyên nhân trên sẽ tạo điều kiện để nâng cao chất lượng của công tác này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w