+ Kiểm sát việc chuẩn bị khám nghiệm:
Trước khi tiến hành kiểm sát khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên chủ trì khám nghiệm thơng báo đầy đủ, chi tiết diễn biến nội dung, tính chất, mức độ hậu quả của vụ việc, những việc Cơ quan điều tra hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra sự việc đã thực hiện, tính chất và đặc thù của hiện trường, những khó khăn, thuận lợi khi tiến hành khám nghiệm; Cơng bố thành phần đồn khám nghiệm, nhân chứng, người chứng kiến; Các phương tiện, công cụ mà Cơ quan điều tra sẽ sử dụng khi khám nghiệm. Những phương pháp, biện pháp khám nghiệm của Cơ quan điều tra. Nếu phát hiện có thiếu sót, Kiểm sát viên phải có ý kiến đóng góp bổ sung, nếu khơng được Điều tra viên chấp nhận thì yêu cầu tạm dừng việc khám nghiệm và báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị xin ý kiến chỉ đạo.
+ Kỹ năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường:
Khi đến hiện trường, Kiểm sát viên phải thực hiện các thao tác cơ bản sau:
Nắm tình hình về việc bảo vệ hiện trường: Yêu cầu lực lượng bảo vệ
thông báo trạng thái ban đầu của hiện trường khi lực lượng này tiếp cận bảo vệ hiện trường, có sự thay đổi nào khơng, nếu có thì vì sao; hỏi người cung cấp tin báo họ đã phát hiện hành vi phạm tội khi nào và trong trường hợp nào, những biến đổi gì do thủ phạm gây ra, những biến đổi gì do người khác gây ra? Xác định hiện trường cịn ngun vẹn hay khơng?
Đối với hiện trường có người chết cần chú ý một số vấn đề sau:
*) Yêu cầu giữ nguyên vị trí, tư thế, dáng điệu và trạng thái ban đầu của tử thi khi phát hiện. Đối với hiện trường cần phải di chuyển tử thi thì u cầu đánh dấu vị trí, ghi nhận tư thế, dáng điệu, trạng thái của tử thi khi chưa di chuyển bằng cách vẽ sơ đồ, mô tả hoặc chụp ảnh (nếu điều kiện cho phép).
*) Cần chú ý yêu cầu đoàn khám nghịêm phải bảo vệ tốt các dấu vết, vật chứng nhất là các dấu vết sinh học như máu, lơng, tóc... để các dấu vết khơng bị biến đổi và phân huỷ.
Hoạt động quan sát hiện trường: Phối hợp cùng Điều tra viên nắm, bao
quát vị trí, trạng thái chung của hiện trường, cũng như các dấu vết, vật chứng, các đồ vật, mẫu vật, tài liệu, tử thi... có ở hiện trường. Trên cơ sở đó có ý kiến tham gia khi Cơ quan điều tra đề ra phương án, lựa chọn phương pháp, biện pháp, các phương tiện kỹ thuật và phương pháp tìm, thu thập dấu vết, vật chứng... Quá trình kiểm sát họat động quan sát hiện trường phải chú ý xem Điều tra viên đã quan sát, nghiên cứu kỹ tồn bộ cấu trúc của địa hình hiện trường, sự sắp xếp các đồ vật, sự vật, các hiện tượng, quá trình, các dấu vết, vật chứng, tài liệu, tử thi... có thể xuất hiện và tồn tại ở hiện trường, bao gồm tất cả những nơi thấy rõ và kể cả những nơi mà mắt thường khơng thể nhìn thấy chúng hoặc chúng còn tiềm ẩn trong các đối tượng vật chất ở trên hiện trường hay chưa? Khi quan sát phải hạn chế sự đi lại trên hiện trường để tránh làm hư hỏng, sai lệch các dấu vết, vật chứng... Lưu ý việc đặt số cho dấu vết, vật chứng, tử thi... kể cả những khu vực nghi có dấu vết. Chú ý kiểm sát các hoạt động ghi nhận mang tính chất chung nhất về hịên trường, dấu vết, vật chứng, tử thi...
*) Khi kiểm sát việc vẽ sơ đồ hiện trường, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc ghi nhận các vị trí, số đo, kích thước, các ký hiệu quy định trong sơ đồ hiện trường và mối liên hệ của các yếu tố nêu trên phải đầy đủ, chính xác.
*) Phải kiểm sát chặt chẽ việc chụp ảnh, quay phim, ghi hình hình sự tại hiện trường đảm bảo theo đúng quy định như: Ảnh chụp hiện trường thường có 4 loại: các ảnh định hướng, ảnh tồn cảnh hiện trường, ảnh trung tâm hiện trường, ảnh đặc tả từng giai đoạn của hiện trường; Trong mọi trường hợp, trước khi thu lượm dấu vết hình sự ở hiện trường đều phải được chụp ảnh, ảnh chụp dấu vết hiện trường có 02 loại: Thứ nhất là chụp cả hệ thống. Yêu cầu của bức ảnh phải phản ánh được vị trí, trạng thái, chiều hướng... của cả hệ thống dấu vết, mối quan hệ, liên hệ giữa các dấu vết với nhau, dấu vết với vật mang dấu vết và dấu vết với môi trường vật chất xung quanh. Thứ hai là chụp chi tiết từng dấu vết. Đòi hỏi phải ghi nhận trung thực và phản ánh khách quan về hình dạng, kích thước, màu sắc, hệ thống đặc điểm chung, riêng của dấu vết. Khi chụp ảnh nhất thiết phải đặt thước tỷ lệ cạnh dấu vết. Đối với hiện trường có người chết, Kiểm sát viên phải yêu cầu chụp ảnh tử thi gồm: ảnh vị trí của tử thi trên hiện trường, trạng thái và các dấu vết ban đầu của tử thi.
*) Kiểm sát viên phải kiểm sát việc phát hiện, lập biên bản thu giữ và mô tả dấu vết, vật chứng ở hiện trường, đảm bảo khách quan, tồn diện, chính xác, kịp thời, đầy đủ, cụ thể, chi tiết và tỉ mỉ. Phải lưu ý việc thu lượm dấu vết, vật chứng có đúng phương pháp, sử dụng phương tiện kỹ thuật có đúng hay khơng? Vì nếu thu lượm dấu vết cẩu thả, thiếu trách nhiệm sẽ làm hư hỏng dấu vết, vật chứng làm mất đi những tiền đề chứng cứ vật chất quan trọng gây khó khăn cho cơng tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Kiểm sát viên cần chú ý quá trình phát hiện và thu lượm dấu vết, Điều tra viên, cán bộ khám nghiệm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
*) Chỉ được cầm nắm, thực nghiệm vào những vị trí mà vật mang vết khơng có dấu vết hoặc những vật khơng có dấu vết để tránh làm hỏng dấu vết hoặc tự gây ra dấu vết.
*) Chú ý các dấu vết phản ánh trực tiếp về con người như dấu vết tay, chân, lơng, tóc... Nếu dấu vết chỉ phản ánh quan hệ gián tiếp với con người thì phải có cơ sở để giải thích được mối quan hệ, liên quan giữa chúng với con người cụ thể.
*) Đồng thời với quá trình thu lượm, căn cứ vào những dấu vết thu được phải tiến hành ngay việc thu mẫu so sánh cần thiết.
Những nội dung nêu trên, Kiểm sát viên phải ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ. - Kỹ năng kiểm sát việc mô tả hiện trường, dấu vết, tử thi... vào biên
bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi:
Kiểm sát viên phải nắm vững, việc mơ tả hiện trường phải theo các trình tự sau: Phải mơ tả từ chung đến từng phần và đến chi tiết... Mơ tả theo q trình khám nghiệm. Mọi dấu vết phát hiện được trong quá trình khám nghiệm hiện trường đều phải được mô tả vào biên bản khám nghiệm hiện trường đúng trình tự, thủ tục phương pháp theo quy định tại các Điều 77, 95, 148, 150, 151, 154 Bộ luật tố tụng hình sự.
Khi mơ tả dấu vết, vật chứng phải phản ánh được loại dấu vết, hình dáng, vị trí, kích thước, chiều hướng, số lượng, màu sắc cũng như trạng thái và mối tương quan của dấu vết trên vật mang vết và với môi trường vật chất xung quanh. Dấu vết là thương tích trên tử thi cần phải mô tả thêm về chiều hướng, độ nông, sâu, đặc điểm của thành, miệng, đáy và bờ mép của thương tích, những dấu hiệu, dấu vết xung quanh vết thương.
Khi tiến hành kiểm sát khám nghiệm một số loại hiện trường đặc trưng như hiện trường vụ trộm, hiện trường vụ cháy, nổ và sự cố kỹ thuật, hiện trường tai nạn giao thơng, hiện trường các vụ có độc chất, Kiểm sát viên nhất
thiết phải chú ý đến một số hoạt động đặc trưng của từng loại hiện trường, cụ thể như sau:
+ Khi tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ trộm cần lưu ý: Việc triển khai công tác bảo vệ hiện trường vụ trộm, cần phải nhanh chóng xác định được lối vào, ra khu vực hiện trường, bảo vệ trong khu vực khác nhau của hiện trường. Vì hiện trường vụ trộm thường phức tạp và chia thành nhiều khu như: Hiện trường lối vào, hiện trường nơi chứa đựng các loại tài sản, khu vực kẻ phạm tội lục soát tài sản… Khi khoanh vùng bảo vệ hiện trường cần chú ý nắm sơ bộ hậu quả của vụ trộm, đặc điểm tài sản bị mất. Xác định thời gian xảy ra, thời gian phát hiện, xác định nhân chứng. Đối với các vụ trộm tài sản ở kho tàng, nhà máy, xí nghiệp… Kiểm sát viên cần chú ý phối hợp với Điều tra viên xác định quá trình bảo vệ của Cơ quan, xí nghiệp…đối với khu vực xảy ra sự việc, người chịu trách nhiệm quản lý tài sản, ai là người phát hiện đầu tiên, ai đã vào khu vực hiện trường, quá trình cất giữ, sắp xếp đồ đạc, tài sản trước khi phát hiện. Khi trực tiếp kiểm sát khám nghiệm tại hiện trường, phải kiểm sát chặt chẽ việc khám nghiệm phát hiện, thu lượm các dấu vết tay, chân, dày, dép, dấu vết tác động của các loại công cụ, phương tiện ở khu vự thủ phạm rình nấp, khu vực nơi để tài sản bị đột nhập, nơi thủ phạm vượt tường rào bảo vệ, nơi đột nhập qua cửa chính, cửa sổ, mái nhà, trần nhà, lỗ thơng gió, tường, vách, khu vực lục sốt tài sản, nơi tẩu thoát.
+ Khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ cháy, nổ và sự cố kỹ thuật,
Kiểm sát viên cần lưu ý:
Kiểm sát viên cần lưu ý: Ghi nhận những tin tức do lực lượng cứu chữa cung cấp gồm: Người báo vụ cháy và thời điểm báo tin, thời điểm bắt đầu cháy, tin tức về thời điểm bắt đầu cháy, nơi cháy đầu tiên, điểm cháy mạnh nhất, diễn biến vụ cháy, hướng cháy và phạm vi lan rộng, màu, mùi, độ bốc
cao, hình thù của ngọn khói, lửa, tình trạng cửa chính, cửa phụ, cửa sổ, những đồ vật có giá trị bị phá huỷ do cháy, hướng gió, tốc độ của gió, tình hình thời tiết (hanh, khơ, nắng, mưa), vị trí, dáng điệu tử thi nằm trong đám cháy (nếu có), những người có mặt trước, trong và sau khi cháy nổ; những hiểu biết của họ về cháy nổ, những thay đổi của hiện trường do quá trình xử lý và cứu chữa… Phải chú ý kiểm sát thành phần đoàn khám nghiệm, đặc biệt lưu ý cần có sự tham gia của các giám định viên, các nhà khoa học, các chuyên viên và kỹ thuật viên, cơ quan giám sát kỹ thuật an toàn chuyên ngành, cơ quan an tồn lao động, y tế, cơ quan bảo vệ mơi trường, cơ quan bảo hiểm xã hội. Khi tiến hành kiểm sát trực tiếp phải kiểm sát các hoạt động của lực lượng khám nghiệm đảm bảo các yêu cầu sau:
*) Xác định vùng, vị trí xuất phát cháy, nổ và sự cố kỹ thuật. *) Những hiện tượng, đặc điểm, dấu vết cháy nổ.
*) Dựng lại vị trí mặt bằng của các vật thể tham gia để nghiên cứu, đánh giá. *) Dựng lại vị trí khơng gian của các vật thể tham gia để nghiên cứu. *) Phát hiện và thu lượm dấu vết.
Tại hiện trường cháy, nổ và sự cố kỹ thuật, bao giờ cũng tồn tại 02 loại dấu vết: Dấu vết cung cấp thông tin về thủ phạm, diễn biến vụ việc (dấu vết không đặc trưng); Dấu vết là cơ sở để dựng lại trạng thái ban đầu, quá trình diễn biến của vụ việc (dấu vết đặc trưng). Quá trình kiểm sát khám nghiệm, Kiểm sát viên cần chú ý kiểm sát các hoạt động phát hiện và thu lượm 02 loại dấu vết nêu trên, song phải đặc biệt chú ý đến các loại dấu vết đặc trưng. Trên cơ sở đó để có căn cứ đánh giá được tính chính xác, khách quan, khoa học trong các kết luận về nguyên nhân xuất hiện, nguyên nhân gây ra cháy, nổ và sự cố kỹ thuật góp phần định hướng chính xác cho hoạt động điều tra và xử lý vụ việc.
*) Nơi xảy ra sự việc và nơi chất độc có thể được đưa vào cơ thể nạn nhân là một hay khác nhau?
*) Phát hiện dấu vết chất độc có thể cịn lại ở hiện trường. Việc thu lượm, bảo quản và giám định các mẫu phủ tạng của nạn nhân là bắt buộc, phải đủ số lượng và chất lượng và phải tiến hành kịp thời. Bởi lẽ, các chất độc trong cơ thể rất dễ bị phân huỷ, biến đổi. Ví dụ: Thuốc ngủ thường phân huỷ hoàn toàn sau 01 tháng, Mooc-phin bị phân huỷ hồn tồn trong 1/2 tháng, sau 2 - 3 ngày khó phát hiện được chất gây nghiện trong nước tiểu và máu...
+ Khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông, Kiểm
sát viên cần lưu ý:
*) Việc vẽ sơ đồ hiện trường phải tuyệt đối chính xác, tỉ mỉ, đầy đủ về các số đo dấu vết và mối liên hệ giữa chúng (vết phanh, vết đường vân lốp, vết cày xước trên mặt đường...). Mô tả đặc điểm của hiện trường, tình trạng khi xảy ra tai nạn (thời tiết, tình trạng dân cư, lưu lượng giao thơng...).
*) Khẩn trương xác định điểm va chạm đầu tiên trên mặt đường giữa các phương tiện tham gia giao thông để xác định lỗi của người điều khiển.
*) Kiểm sát viên phải chú ý đến hoạt động của Cơ quan điều tra trong việc xác định, ghi nhận và thu lượm các dấu vết trên các phương tiện phải đảm bảo khách quan, đầy đủ, tỷ mỉ và chính xác. Phải chú ý là vết cũ hay mới, chiều hướng, kích thước, nơng sâu, các dấu vết cơ học, dấu vết sinh học... Dấu vết va chạm đầu tiên giữa các phương tiện, bộ phận của phương tiện gây thương tích cho nạn nhân.
*) Đối với các vụ tai nạn giao thơng gây chết người thì phải xác định được: Nguyên nhân chết do tổn thương nào gây nên, thương tích nào quyết định cái chết? Dấu vết thương tích là do phương tiện trực tiếp gây nên hay do gián tiếp. Ngồi dấu vết do tai nạn gây nên thì cịn có các dấu vết tổn thương do bệnh lý cũ nào khơng? Tổn thương do bệnh lý có liên quan và ảnh hưởng
gì đến tổn thương do tai nạn? Phải thu mẫu máu để giám định nồng độ rượu, các chất kích thích, chất độc... Nếu khu vực hiện trường vụ tai nạn giao thơng có vũng, hồ nước nên lưu ý nguyên nhân chết của nạn nhân có thể do chết ngạt.
- Hoạt động kiểm sát việc kết thúc khám nghiệm hiện trường:
+ Khi kiểm sát việc lập biên bản và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chú ý lắng nghe nội dung của biên bản khám nghiệm hiện trường, nếu cần thiết thì trực tiếp đọc lại biên bản khám nghiệm. Đối chiếu với thành phần đồn khám nghiệm, kết quả khám nghiệm thực tế để có những ý kiến bổ sung, đóng góp hồn thiện biên bản trước khi ký thông qua.
+Khi kiểm sát hồ sơ khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải nắm được hồ sơ khám nghiệm hiện trường bao gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường; Sơ đồ hiện trường; Bản ảnh hiện trường và Báo cáo khám nghiệm hiện trường. Phải kiểm tra, xem xét lại biên bản khám nghiệm hiện trường có trong hồ sơ có đúng là biên bản đã được lập có đủ chữ ký của các thành viên trong đoàn khám nghiệm đã tham gia hay khơng; Bản ảnh có phản ánh đủ, đúng kết quả thực tế khám nghiệm hay không? giữa biên bản khám nghiệm hiện trường và bản ảnh có mâu thuẫn khơng?
- Để đảm bảo được những yêu cầu nêu trên, Kiểm sát viên phải thực hiện những nội dung cụ thể sau:
+ Đối với biên bản khám nghiệm hiện trường phải xem xét xem có được lập đúng theo quy định của pháp luật; Viết có đúng theo mẫu quy định hay không. Việc ghi biên bản phải đầy đủ, khách quan, chính xác, tồn diện,