Phương pháp và trình tự khám nghiệm hiện trường

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 25 - 32)

- Phương pháp khám nghiệm hiện trường

Phương pháp là cách thức tiến hành theo một nguyên lý chung để đạt được mục đích đặt ra. Nội dung của phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể là:

+ Tổ chức lực lượng khám nghiệm;

+ Sử dụng những phương tiện kỹ thuật khám nghiệm có hiệu quả và phù hợp với những phản ánh vật chất trên hiện trường;

+ Trình tự thực hiện cơng việc khám nghiệm để thu nhận không những đầy đủ các dấu vết mà cịn đảm bảo những thơng tin chứa đựng trong các dấu vết, vật chứng không bị mất mát hoặc bị sai lệch, phục vu tốt cho hoạt động điều tra vụ án.

Do đó, các lực lượng tham gia khám nghiệm hiện trường cần căn cứ vào đặc điểm của từng hiện trường cụ thể, mục đích và nhiệm vụ của việc khám nghiệm, lực lượng, phương tiện sử dụng trong khám nghiệm để bố trí lực lượng, phương tiện và lựa chọn phương pháp khám nghiệm cho phù hợp.

Có thể tổng hợp các phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể thành 4 nhóm phương pháp sau đây:

*) Phương pháp khám nghiệm lần theo dấu vết: Là phương pháp được tiến hành theo trình tự điểm bắt đầu và điểm tiếp theo. Điểm bắt đầu khám nghiệm là điểm có nhiều dấu vết, vật chứng và điểm tiếp theo là hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường hoặc hướng để lại các dấu vết tiếp theo trên hiện trường.

Phương pháp khám nghiệm này thường được áp dụng trong khám nghiệm hiện trường các vụ trộm cắp, vụ cháy, hiện trường có tử thi…Trong hiện trường các vụ trộm cắp thì điểm bắt đầu khám nghiệm là điểm thủ phạm đột nhập vào nhà để trộm cắp tài sản, sau đó khám nghiệm theo hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường. Trong khám nghiệm hiện trường các vụ cháy thì điểm bắt đầu khám nghiệm là điểm phát cháy đầu tiên, sau đó khám nghiệm theo hướng lan tỏa của ngọn lửa. Trong hiện trường các vụ có người chết thì điểm bắt đầu khám nghiệm là từ tử thi, sau đó khám nghiệm theo hướng vận động của thủ phạm tại hiện trường.

*) Phương pháp chia ô, chia khu vực: Là phương pháp tiến hành chia hiện trường thành ra nhiều ô, khu vực khác nhau sau đó tiến hành khám nghiệm từng ô, từng khu vực, tạo điều kiện tiến hành khám nghiệm một cách hệ thống, tỉ mỉ tránh để sót , lọt các dấu vết, vật chứng.

Phương pháp này thường được áp dụng đối với những hiện trường rộng, có cấu trúc phức tạp, ta dựa vào những điều kiện tự nhiên, sẵn có của hiện trường để phân chia cho hợp lý. Để khắc phục nhược điểm khi khám nghiệm từng ô, từng khu vực độc lập với nhau, tồn bộ q trình khám nghiệm phải được tổ chức thống nhất và kết quả khám nghiệm phải được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ trong tổng thể của hiện trường.

*) Phương pháp khám nghiệm cuốn chiếu: Là phương pháp khám nghiệm theo trình tự lần lượt từ đầu đến cuối hiện trường theo một trình tự thống nhất.

Phương pháp khám nghiệm này có ưu điểm là hiện trường được khám nghiệm có hệ thống. Khi tiến hành phương pháp khám nghiệm này có thể tiến hành từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong tùy thuộc vào từng loại hiện trường cụ thể trong tình huống cụ thể để quyết định cho phù hợp.

*) Phương pháp khám nghiệm theo hình xốy ốc: Là phương pháp được khám nghiệm từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngồi theo hình xốy ốc, có thể tiến hành thuận chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.

Phương pháp này thường được tiến hành đối với những hiện trường rộng ngồi trời, giúp cho cán bộ khám nghiệm có điều kiện xem xét hiện trường một cách tỉ mỉ, phát hiện được tất cả các dấu vết, vật chứng ở hiện trường.

Tóm lại, để đạt được kết quả tốt trong công tác kiểm sát điều tra việc

khám nghiệm hiện trường, yêu cầu KSV phải biết đánh giá tình hình hiện trường, tìm cơ sở và điểm xuất phát để xác định phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể cho phù hợp với loại hiện trường phải khám nghiệm. Có thể sử dụng riêng rẽ từng phương pháp khám nghiệm cụ thể cho một hiện trường cụ thể song cũng có thể sử dụng nhiều phương pháp khám nghiệm cụ thể cho một hiện trường. Việc sử dụng riêng rẽ hay tổng hợp các phương pháp khám nghiệm cụ thể là tùy thuộc vào hiện trường cụ thể, phụ thuộc vào những dụng cụ, phương tiện và lực lượng khám nghiệm cụ thể để quyết định cho phù hợp, đảm bảo thu được kết quả tối ưu cho công tác khám nghiệm hiện trường.

Bước 1: Quan sát hiện trường: Là việc KSV nắm, bao quát vị trí, trạng

thái chung của hiện trường cũng như những dấu vết, vật chứng, tử thi…trên hiện trường. Trên cơ sở đó lựa chọn phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể để yêu cầu phát hiện, thu lượm các dấu vết, vật chứng cũng như tài liệu khác liên quan đến vụ việc xảy ra.

Mục đích của quan sát hiện trường là nắm được toàn cảnh và trạng thái chung của hiện trường, vị trí của các dấu vết, vật chứng, tử thi trên hiện trường, xác định cụ thể phạm vi của hiện trường cần bảo vệ và khám nghiệm. Khi quan sát hiện trường KSV cần yêu cầu tiến hành đặt thứ tự cho các dấu vết, vật chứng, tử thi, tiến hành các hoạt động ghi nhận chung nhất như chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ mơ tả hiện trường. Từ đó giúp dự kiến và xác định phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể phù hợp với đặc điểm của hiện trường.

Kết thúc quá trình quan sát hiện trường, KSV, ĐTV và những người được trưng cầu tham gia khám nghiệm cần đưa ra được những yêu cầu nhằm phục vụ tốt cho q trình khám nghiệm tỉ mỉ, các u cầu đó có thể là: Có cần thiết phải tăng cường lực lượng, phương tiện cho quá trình bảo vệ và khám nghiệm hiện trường hay không; Lựa chọn phương pháp khám nghiệm cụ thể hợp lý, xác định các phương tiện, dụng cụ kỹ thuật trong quá trình khám nghiệm; Xác định lối vào, ra khỏi hiện trường của thủ phạm cũng như hướng vận động của thủ phạm trên hiện trường; Bố trí từng việc cụ thể cho các thành viên khám nghiệm cho phù hợp với cấu trúc của hiện trường và yêu cầu của công tác khám nghiệm đặt ra; Xác định chất lượng các dấu vết, vật chứng trên hiện trường, có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác hỗ trợ việc truy tìm thủ phạm hay khơng.

Giai đoạn quan sát hiện trường là giai đoạn đầu đóng vai trị quan trọng trong quá trình khám nghiệm, giúp định hướng cho hoạt động khám nghiệm. Làm tốt giai đoạn này sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn khám nghiệm tỉ mỉ đạt kết

quả tốt, vì vậy địi hỏi KSV và người trủ trì cuộc khám nghiệm phải có năng lực quan sát.

Bước 2: Khám nghiệm tỉ mỉ: Đây là giai đoạn then chốt của quá trình

khám nghiệm, nhiệm vụ của KSV ở giai đoạn này là nghiên cứu chi tiết tỉ mỉ hiện trường với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, nhằm phát hiện tất cả các dấu vết, vật chứng và sử dụng các phương tiện kỹ thuật, để thu lượm các dấu vết vật chứng đó.

Trong q trình khám nghiệm, KSV cần yêu cầu cán bộ khám nghiệm hiện trường phải xem xét kỹ từng nơi, từng đồ vật, nhằm phát hiện, tìm kiếm những dấu vết, vật chứng phản ánh quá trình diễn ra vụ án, quá trình vận động của thủ phạm trên hiện trường cũng như tất cả những vấn đề khác có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra. Việc tìm kiếm các dấu vết, vật chứng trên hiện trường là một cơng việc khó khăn, phức tạp bởi vì dấu vết để lại trên hiện trường dưới nhiều dạng phong phú, khó phát hiện nhất là dấu vết ẩn, vi vết mà mắt thường khó có thể phát hiện được. Ngồi việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện kỹ thuật để phát hiện, người cán bộ khám nghiệm hiện trường cần căn cứ vào quy luật hình thành dấu vết, quy luật hoạt động của tội phạm, quy luật vận động của thủ phạm trên hiện trường… mà dự đoán nơi để lại dấu vết, từ đó mà phát hiện. Vì vậy, khi phát hiện bất kỳ một dấu vết, vật chứng nào cũng cần phân tích, đánh giá chúng để tìm ra mối liên hệ giữa chúng để phát hiện ra các dấu vết, vật chứng khác.

Trong quá trình khám nghiệm tỉ mỉ cần căn cứ vào những đặc trưng của từng loại tội phạm để dự đoán những dấu vết, vật chứng đặc trưng để có kiến thức sử dụng cơng cụ, phương tiện tìm kiếm, phát hiện. Ví dụ như trong các vụ hiếp dâm phải tìm kiếm các dấu vết sinh vật như dấu vết tinh dịch, dấu vết dịch âm đạo, dấu vết lơng, tóc. Ngược lại, nhiều hiện trường có những biểu hiện thiếu dấu vết đặc trưng, hoặc các dấu vết đặc trưng lại xuất hiện ở những

nơi mâu thuẫn với thủ đoạn gây án của tội phạm. Trường hợp này cũng cần phải giải thích do hiện trường bị làm giả tạo nhằm đánh lạc hướng điều tra, hoặc cũng có thể có những người do vơ tình có mặt tại hiện trường để lại những dấu vết vật chứng đó.

Trong trường hợp hiện trường bị xáo trộn, nếu thấy cần thiết thì KSV và ĐTV phải yêu cầu dựng lại theo sự trình bày của người làm chứng, người bị hại, nhằm phân tích, đánh giá các dấu vết, vật chứng thu được với tình trạng hiện trường để đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan về diễn biến của vụ việc, quá trình vận động của thủ phạm trên hiện trường.

Trước khi thu lượm các dấu vết, vật chứng trong mọi trường hợp đều chỉ cho người chứng kiến biết và phải chụp ảnh, ghi hình, mơ tả, vẽ sơ đồ ghi nhận chính xác vị trí của các dấu vết, vật chứng trên hiện trường. Chú ý những dấu vết mà xét thấy cần thiết phải sử dụng những biện pháp kỹ thuật để phát hiện và thu lượm đảm bảo tính khoa học và tính pháp lý của các dấu vết, vật chứng được phát hiện thu thập.

Trong quá trình khám nghiệm tỉ mỉ cần tuân theo phương pháp khám nghiệm hiện trường cụ thể đã xác định, trong những trường hợp cần thay đỏi phải được tính tốn cân nhắc thận trọng để đảm bảo tính hiệu quả của cơng tác khám nghiệm.

Bước ba: Kết thúc khám nghiệm hiện trường: ở bước này KSV cần

phối hợp với ĐTV tiến hành một số công việc cụ thể sau đây:

+ Đánh giá sơ bộ những dấu vết, vật chứng thu được tại hiện trường tạo điều kiện cho việc đánh giá về thời gian và tính chất của vụ việc đã xảy ra; Số lượng, đặc điểm về đối tượng thực hiện hành vi phạm tội; Đối tượng bị xâm hại; Hậu quả tác hại do hành vi phạm tội gây ra; Động cơ, mục đích, thói quen, sở trường và trạng thái tâm lý của thủ phạm khi thực hiện hành vi tội phạm; Thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của thủ phạm.

+ Hội ý rút kinh nghiệm về công tác khám nghiệm hiện trường rút ra những ưu, nhược điểm của hoạt động khám nghiệm hiện trường đồng thời thông qua biên bản cho các thành viên tham gia đăng ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm.

+ Đóng gói, niêm phong và vận chuyển các dấu vết, vật chứng thu thập được để đưa về Cơ quan điều tra. Việc đóng gói, niêm phong phải đảm bảo đúng quy cách, yêu cầu kỹ thuật, an toàn, chắc chắn và đúng thủ tục quy định của pháp luật. Trong quá trình vận chuyển chú ý các chất độc, chất nổ, chất cháy cần được giữ gìn cẩn thận.

Dù hiện trường được khám nghiệm theo phương pháp nào, cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp lơgic biện chứng: Q trình khám nghiệm hiện trường thực chất là quá trình nhận thức chân lý từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Quá trình khám nghiệm là quá trình phát hiện, khám phá từ hiện tượng đến bản chất của vấn đề, từ nông đến sâu, từ cái đã biết đến cái chưa biết, từ nguyên nhân đến kết quả... Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới vật chất, trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau một cách chặt chẽ, gắn bó hữu cơ, khơng tách rời nhau, đó là một tổng thể thống nhất và vì vậy thế giới thống nhất bởi tính vật chất và con người có khả năng nhận thức được thế giới. Điều này có nghĩa là khơng có cái gì mà con người khơng thể nhận thức được.

Như vậy, việc nghiên cứu kỹ phương pháp khám nghiệm hiện trường giúp cho các ĐTV, KSV cũng như những thành viên khác trong đồn khám nghiệm nắm được quy trình tiến hành hoạt động thu thập, phát hiện, bảo quản dấu vết vật chứng, đảm bảo tiến hành đầy đủ, chính xác, khách quan, khơng bỏ lọt bất cứ dấu vết nào.

Trong công tác kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trường của VKS mà đại diện là KSV có rất nhiều hoạt động, nhưng đặc thù nổi bật, thường gặp nhất mà bất cứ khi nào vụ việc xảy ra đều phải có sự tham gia kiểm sát khám nghiệm của KSV, đó là hoạt động khám nghiệm tử thi.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 25 - 32)