THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT THÀNH PHỐ HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 45 - 52)

- Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận chung vấn đề áp dụng pháp

2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT THÀNH PHỐ HÀ NỘ

VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1. Nội dung áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trường các vụ án hình sự

Kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường là một hoạt động nằm trong công tác kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát. Về khái niệm hiện trường, cho đến nay có rất nhiều ý kiến và những quan điểm khác nhau khi đề cập đến vấn đề hiện trường.

Nhiều quan điểm cho rằng, hiện trường là nơi chứa đựng những thông tin về tội phạm, theo quan điểm này, hiện trường là một khái niệm rất rộng, bởi lẽ tính "thơng tin" hàm chứa nhiều nội dung khác nhau. Nếu cứ mang thơng tin về vụ việc hình sự là hiện trường thì khơng thể giới hạn về khơng gian của hiện trường, khơng định vị được hiện trường thì khơng thể tổ chức khám nghiệm hiện trường để thu thập dấu vết hình sự, mà nếu tiến hành khám nghiệm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói, quan điểm về hiện trường như trên rất rộng, nhưng lại giới hạn trong hai từ "tội phạm". Theo Điều 8 Bộ luật hình sự đã đề cập rất rõ về khái niệm này, như - ng trên thực tế có thể có những vụ, việc xảy ra sau khi đã khởi tố vụ án mới tiến hành khám nghiệm hiện trường, nhưng cũng có những vụ việc xảy ra chưa thể xác định được ngay có hay khơng có sự việc phạm tội mà phải thơng qua hoạt động khám nghiệm hiện trường mới có thể kết luận được. Vì vậy, nếu khẳng định tất cả hiện trường khám nghiệm đều phải mang thông tin về tội phạm là chưa thật chính xác, khơng mang tính khái qt về hiện trường nói chung.

Theo Từ điển tiếng Việt thì: "Hiện trường là nơi xảy ra sự việc" [35, tr.1162]. Khái niệm này phần nào đã khắc phục được quan điểm nêu trên về hiện trường, nhưng phạm vi của khái niệm này lại quá rộng và chưa chỉ rõ được tính chất của sự việc xảy ra là sự việc gì. Với khái niệm này cho chúng ta có những nhận định sau:

- Hiện trường phải là nơi "xảy ra", nghĩa là phải có sự tồn tại của một địa điểm nhất định, tồn tại trong một khơng gian nhất định, sự tồn tại đó trong

một khoảng thời gian nhất định. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng mọi sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra đều tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định.

- Hiện trường phải có sự việc xảy ra, sự việc xảy ra là những sự việc mang tính bất kỳ. Từ khái niệm này cho chúng ta khẳng định rằng: mọi sự vật, hiện tượng, q trình xảy ra đều có hiện trường, vì những sự vật, hiện tượng, q trình đó đều diễn ra trong một không gian và một khoảng thời gian nhất định và khơng thể nằm ngồi điều đó được. Khái niệm này về hiện trường cũng là q rộng, khơng mang tính khái qt và sử dụng tràn lan trên thực tiễn.

Quá trình hình thành khái niệm về hiện trường trong khoa học hình sự có rất nhiều quan điểm khác nhau. Khi đề cập đến khái niệm hiện trường, trong cuốn Từ điển bách khoa Cơng an nhân dân có viết: Hiện trường là nơi diễn ra sự việc hay hoạt động thực tế [26, tr. 127]. Với khái niệm này, chúng ta không xác định được đâu là hiện trường chính, đâu là hiện trường phụ hay hiện trường giả để tiến hành khám nghiệm thu thập dấu vết vật chứng, trong khi sự việc "diễn ra" là một chuỗi các hành vi khác nhau, kéo dài trong những khoảng thời gian khác nhau và tồn tại trong những không gian cũng khác nhau. Và khái niệm này cũng rơi vào trạng thái chung chung: đó là những sự việc mang tính bất kỳ và những hoạt động thực tế mang tính bất kỳ; khái niệm này chưa chỉ ra được sự việc cụ thể.

Khi đề cập đến hiện trường, trong cuốn Giáo trình Kỹ thuật hình sự, tập IV- Đại học An ninh nhân dân năm 1982 có viết: Hiện trường là nơi có dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm, mà Cơ quan điều tra cần tiến hành khám nghiệm. Với khái niệm này, cho chúng ta những nhận định sau, thứ nhất: Hiện trường là "nơi" có nghĩa là phải tồn tại một địa điểm nhất định trong một không gian và một khoảng thời gian xác định; thứ

hai: "Có dấu vết, vật chất của tội phạm hoặc nghi có liên quan đến tội phạm"

tức là: phải có sự liên quan đến vấn đề "tội phạm" điều đó đã bó hẹp phạm vi hiện trường (phải liên quan đến tội phạm), do đó kéo theo cơng tác khám nghiệm hiện trường muốn tiến hành phải xác định ngay từ đầu: có dấu vết của tội phạm hoặc có liên quan đến tội phạm hay khơng? mà vấn đề này chủ yếu lại là kết quả của công tác khám nghiệm hiện trường.

Tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: "Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm, nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án".

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự thì hiện trường phải là "nơi xảy ra" hoặc "nơi phát hiện tội phạm". Trước hết, hiện trường phải là "nơi" tức là nó phải được tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian nhất định, nơi đó đã xảy ra hoạt động phạm tội hoặc nơi đó đã phát hiện ra tội phạm. Theo nguyên lý về sự hình thành dấu vết, vật chứng của tội phạm cho thấy, quá trình hình thành dấu vết, vật chứng là quá trình tác động của vật gây vết lên vật nhận vết và lưu giữ dấu vết tội phạm, ở đó những phản ánh dấu vết vật chất là do quá trình thực hiện những hành động phạm tội do tội phạm gây ra. Chính vì thế hiện trường phải tồn tại những dấu vết, vật chứng và chúng phản ánh sự tác động qua lại giữa thủ phạm với môi trường vật chất xung quanh.

Theo quan điểm của tác giả, khoản 1 Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như trên chưa thật rõ về khái niệm hiện trường, bởi vì, Điều tra viên muốn tiến hành khám nghiệm được phải xác định: nơi xảy ra tội phạm, nơi phát hiện tội phạm, trong khi đó phần lớn muốn xác định được vấn đề này thì phải tiến hành khám nghiệm hiện trường trước mới kết luận được. Nhiều vụ, việc xảy ra, những thông tin cung cấp ban đầu chưa đủ để có thể nhận định và

xác định rõ tình hình của vụ việc đó có mang dấu hiệu của tội phạm hay khơng? Muốn xác định được phải có một khoảng thời gian điều tra làm rõ. Vì vậy, khái niệm về hiện trường trong Bộ luật tố tụng hình sự q bó hẹp và khơng mang tính khái qt cao. Ví dụ: Những vụ hiện trường có người chết, phải qua quá trình khám nghiệm, thu thập những thơng tin, tìm kiếm các dấu vết, vật chứng xung quanh hiện trường... từ đó mới có thể đi đến nhận định ban đầu nguyên nhân cái chết của nạn nhân là do án mạng, do tự sát, do bệnh lý hay do tai nạn rủi ro... và chỉ xác định nguyên nhân chết là do án mạng mới là căn cứ xác định có dấu hiệu của tội phạm để tiến hành khởi tố vụ án hình sự.

Dù đề cập đến khái niệm hiện trường ở góc độ nào, nghiên cứu vấn đề hiện trường ở khía cạnh nào đi nữa, thì bản chất của hiện trường cũng phải thỏa mãn những dấu hiệu cơ bản, đó là "hiện trường là nơi xảy ra vụ việc mang tính hình sự" [16, tr.75]. Đây là khái niệm mang tính khái quát cao và đầy đủ. Tác giả luận văn đồng ý với khái niệm này vì đã thỏa mãn được những dấu hiệu đặc trưng, cơ bản của hiện trường, bởi lẽ:

Thứ nhất: Hiện trường phải tồn tại ở một địa điểm cụ thể trong khoảng

không gian và thời gian xác định. Đây là thuộc tính tất yếu của hiện trường.

Thứ hai: Phải có sự việc có dấu hiệu hình sự xảy ra, những vụ việc có

dấu hiệu hình sự này có thể bao gồm: những hành vi phạm tội cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự; cũng có thể là những vụ việc có dấu hiệu hình sự xảy ra, khi xảy ra nó đã xâm hại đến những khách thể được luật hình sự bảo vệ, như: tính mạng, sức khỏe, tài sản... song chưa thể xác định được các yếu tố của cấu thành tội phạm.

ADPL trong kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trường, chính là việc áp dụng các thao tác nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, kỹ năng chun mơn để ghi nhận, thu thập, phân tích dấu vết, bảo vệ

vật chứng để lại trên hiện trường. Đây chính là hoạt động điều tra ban đầu của cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án.

Nội dung ADPL trong hoạt động KSĐT việc khám nghiệm hiện trường đòi hỏi:

Một là: phải đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong việc khám nghiệm

hiện trường: Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát về thành phần của lực lượng khám nghiệm hiện trường, số lượng, tiêu chuẩn của những thành viên trong lực lượng khám nghiệm theo quy định của pháp luật, kiểm sát chặt chẽ bởi lẽ nếu thành phần khơng đúng thì kết quả cuộc khám nghiệm khơng đạt được, chưa muốn nói là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng; Kiểm sát viên phải tiến hành kiểm sát chặt chẽ cách thức tiến hành của lực lượng khám nghiệm hiện trường: từ khâu tiếp quản hiện trường, đến hoạt động quan sát hiện trường, hoạt động khám nghiệm tỷ mỷ hiện trường, đảm bảo quy trình của hoạt động này diễn ra đúng theo quy định của pháp luật; kiểm sát về phương pháp khám nghiệm hiện trường, mỗi hiện trường vụ việc hình sự xảy ra sẽ có cách thức tiến hành riêng, tùy thuộc vào loại hiện trường xảy ra là hiện trường gì, cũng như phụ thuộc vào cấu trúc địa hình của hiện trường xảy ra vụ việc hình sự để có phương pháp khám nghiệm cho phù hợp; ngoài ra Kiểm sát viên cần phải kiểm sát chặt chẽ về trình tự, thủ tục tiến hành khám nghiệm như: việc lập biên bản khám nghiệm, việc ra các quyết định trưng cầu khám nghiệm, việc lập hồ sơ khám nghiệm hiện trường đã đầy đủ về nội dung chưa, cịn thiếu những vấn đề gì, để yêu cầu lực lượng khám nghiệm bổ sung cho kịp thời.

Hai là: phải đảm bảo mọi cuộc khám nghiệm đều diễn ra nhanh chóng,

khẩn trương, kịp thời: Chúng ta cũng đã phân tích ở phần đầu về hiện trường vụ việc có dấu hiệu hình sự, theo nguyên lý của sự hình thành dấu vết vật chứng, nguyên lý của sự phản ảnh... thì hiện trường là nơi để lại dấu vết vật

chứng, việc thu thập dấu vết này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong hoạt động chứng minh tội phạm, nhưng hiện trường cũng là nơi mà dấu vết vật chứng dễ bị phá hủy do nhiều nguyên nhân khác nhau như: do thời tiết, do con người, do bản thân dấu vết tự phân hủy trong môi trường vật chất, nếu không tiến hành khám nghiệm nhanh chóng và kịp thời thì sẽ khơng thể thu thập dấu vết vật chứng một cách đầy đủ được nữa, khơng muốn nói là khơng cịn dấu vết để thu thập nữa, sẽ gây khó khăn cho cơng tác điều tra khám phá vụ án sau này.

Ba là: Đảm bảo mọi cuộc khám nghiệm đều phải tiến hành đầy đủ,

chính xác, khách quan, tồn diện: tức là hoạt động khám nghiệm phải thu thập đầy đủ, tồn diện mọi dấu vết, khơng được bỏ qua bất cứ một dấu vết nhỏ nào, khơng được vì hiện trường rộng, thời gian tiến hành khám nghiệm đã muộn, nên đã bỏ qua một số vùng mà Điều tra viên cho là không quan trọng, sau này nơi đó lại là nơi để lại dấu vết quyết định đến việc truy tìm hung thủ gây án, việc khám nghiệm hiện trường phải sử dụng công cụ hỗ trợ đúng theo quy định của pháp luật, Kiểm sát viên cần chú ý đến việc lập biên bản mô tả chi tiết mọi diễn biến của quá trình khám nghiệm, ghi trung thực không thổi phồng sự thật.

Bốn là: Bảo đảm quá trình khám nghiệm hiện trường phải tiến hành

theo một trình tự mà pháp luật quy định: trước khi khám nghiệm tỷ mỷ, chi tiết phải tiến hành khám sơ qua, đó là q trình quan sát hiện trường, việc quan sát hiện trường có ý nghĩa rất lớn định hướng cho việc khám nghiệm tỷ mỷ sau này, nhận định chính xác hiện trường này là hiện trường nào, cấu trúc ra sao, lối vào ra như thế nào, đường đột nhập, đường rút lui... sẽ có định hướng khám nghiệm vừa nhanh, vừa chính xác, vừa đầy đủ và khách quan.

Để đạt được những nội dung yêu cầu trên, đòi hỏi Kiểm sát viên khi tiến hành hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường phải nắm chắc những quy định của pháp luật có liên quan đến cơng tác khám nghiệm hiện trường để xem xét xem Hội đồng khám nghiệm có tuân thủ đúng các quy định đó hay

khơng; ngồi ra để hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường được tiến hành đạt hiệu quả cao thì Kiểm sát viên phải nắm vững những quy định của ngành kiểm sát về chức năng, nhiệm vụ, phương pháp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, để bảo đảm cho công tác khám nghiệm hiện trường đạt hiệu quả cao, kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật yêu cầu hội đồng khắc phục ngay, với những vi phạm nghiêm trọng cần kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh, qua đó kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

Như vậy, yêu cầu về tính hợp pháp, tính chính xác, khách quan và tính khả thi là những yêu cầu cơ bản của việc ADPL trong KSĐT các vụ án hình sự nói chung và trong kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trường của VKSND nói riêng. Thực hiện tốt các yêu cầu này thì việc ADPL của VKSND trong KSĐT vụ án hình sự sẽ đạt hiệu quả cao, đảm bảo cho việc điều tra các vụ án hình sự được theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 45 - 52)