Thực trạng về mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với Cơ quan điều tra

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 56 - 60)

- Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận chung vấn đề áp dụng pháp

2.2.3.1. Thực trạng về mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với Cơ quan điều tra

nhân dân thành phố Hà Nội với Cơ quan điều tra

- Mối quan hệ phối hợp trong việc tiếp nhận và thông báo các tin báo về khám nghiệm:

Về công tác quản lý chỉ đạo điều hành, các đơn vị nghiệp vụ đã mở sổ sách theo dõi, tiếp nhận giải quyết các tố giác, tin báo tội phạm, phân công cán bộ trực tiếp theo dõi nắm thông tin chủ động báo cáo lãnh đạo đơn vị để kịp thời phân công KSV tiến hành kiểm sát khám nghiệm đối với tất cả các vụ việc mà CQĐT tiến hành khám nghiệm. Nên phần lớn tất cả các cuộc khám nghiệm đều có Kiểm sát viên tham gia, kiểm sát chặt chẽ, yêu cầu Điều tra viên khám nghiệm tỷ mỷ, đầy đủ theo quy định của pháp luật. Những vụ việc có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, giết người không quả tang hoặc phức tạp, thì lãnh đạo đơn vị đã trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm. Tuy nhiên, sự tham gia của lãnh đạo một số đơn vị Viện kiểm sát thường rất ít, thậm chí khơng có. Cá biệt ở một vài đơn vị do khơng chủ động đánh giá hết tính chất, mức độ hậu quả của vụ việc nên lãnh đạo đơn vị chỉ cử những cán bộ, Kiểm sát viên chưa có nhiều kinh nghiệm đến kiểm sát khám nghiệm những vụ việc

phức tạp. Vì vậy, hiệu quả cơng tác kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường trên địa bàn chưa cao.

Đối với Kiểm sát viên, khi tiếp nhận thông tin đã chủ động vào sổ sách và báo cáo với lãnh đạo Cơ quan, đơn vị để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát khám nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, thiếu sót thường gặp là việc tiếp nhận thơng tin xi chiều, thụ động, khơng đầy đủ, khơng chính xác, thậm chí có Kiểm sát viên quên báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời với lãnh đạo Cơ quan, đơn vị để cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm.

Theo quy định của pháp luật thì khi nhận được các tin báo về hiện trường, Cơ quan điều tra phải kịp thời thông báo cho Viện kiểm sát biết để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường; Khi nhận được tin báo, Viện kiểm sát phải kịp thời cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc khám nghiệm. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại những bất cập cụ thể là: Khi nhận được tin báo, Cơ quan điều tra không thông báo cho Viện kiểm sát biết hoặc thông báo không kịp thời, nội dung thông báo không đầy đủ, khụng chớnh xác về nội dung, thời gian xảy ra và hậu quả của vụ, việc... Do đó, Viện kiểm sát khơng đánh giá được chính xác tính chất vụ việc để cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc khám nghiệm kịp thời, phù hợp. Về phớa Viện kiểm sát, tiếp nhận thông tin xuôi chiều, không yêu cầu Cơ quan điều tra thông báo đầy đủ, chi tiết, không ghi chép vào sổ sách, không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời để lãnh đạo có thẩm quyền cử Kiểm sát viên tham gia kiểm sát việc khám nghiệm kịp thời, phù hợp.

- Mối quan hệ phối hợp trước khi khám nghiệm tại hiện trường:

Nhỡn chung, Kiểm sát viên đã chủ động nắm bắt tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo về sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào hoạt động chuẩn bị khám nghiệm. Khi Điều tra viên khơng đáp ứng u cầu thì Kiểm sát viên đã

chủ động báo cáo với lãnh đạo đơn vị để có ý kiến kiến nghị yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra có biện pháp xử lý hoặc yêu cầu thay đổi Điều tra viên.

Hoạt động kiểm sát việc thành lập Hội đồng khám nghiệm: Kiểm sát viên đã chú ý xác định tính chất vụ việc nơi xảy ra để lưu ý Điều tra viên trong việc mời người chứng kiến, mời các nhà chuyên môn cần thiết tham dự vào việc khám nghiệm hiện trường, đối với vụ việc có tử thi thì phải mời bác sĩ pháp y; hiện trường cháy nổ thì phải mời chuyên gia giám định về chất nổ... Trong trường hợp vụ án hình sự đã khởi tố và hoạt động khám nghiệm hiện trường tiến hành khi đã khởi tố bị can, khi tham gia kiểm sát khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải nhanh chóng quyết định việc có thể cho bị can, người bị hại hoặc người làm chứng của vụ án tham dự vào hoạt động khám nghiệm hay không (kể cả trường hợp họ yêu cầu hoặc không yêu cầu để tránh sự phức tạp, khiếu kiện dài ngày sau đó). Thực trạng hoạt động này cho thấy, Kiểm sát viên khi được phân công kiểm sát điều tra tại hiện trường đã chú trọng đến thành phần của hội đồng khám nghiệm, khi phát hiện có vi phạm đã có yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, Kiểm sát viên chỉ chú trọng hoạt động kiểm sát những công việc tiến hành khám nghiệm tại hiện trường, vấn đề thành phần Hội đồng khám nghiệm, công tác chuẩn bị tiến hành khám nghiệm thường không được Kiểm sát viên chú ý, qua số liệu khảo sát cũng có tới 97,5% các vụ khám nghiệm được tiến hành Kiểm sát viên không quan tâm đến những vấn đề nêu trên. Nhiều vụ, việc xảy ra Hội đồng khám nghiệm không đúng thành phần, không đúng chức danh, Kiểm sát viên không phát hiện được nên kết thúc khám nghiệm vẫn ký nhận vào biên bản khám nghiệm. Sau này phát hiện không thể khắc phục được nữa. Thực tiễn đã xảy ra trường hợp Cơ quan điều tra cấp thành phố thành lập đoàn khám nghiệm nhưng Kiểm sát viên Viện kiểm sát cấp quận huyện tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm.

- Mối quan hệ phối hợp trong quá trình khám nghiệm tại hiện trường:

Theo phỏp luật quy định thì khi đến hiện trường Kiểm sát viên khơng trực tiếp làm những phần công việc cụ thể, mà là kiểm sát những hoạt động của những thành viờn trong Hội đồng khám nghiệm để đảm bảo cho các hoạt động đó được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, trong quỏ trỡnh kiểm sát việc khỏm nghiệm, Kiểm sát viên phải chú ý phát hiện được những thiếu sót, vi phạm (nếu có) để trực tiếp yêu cầu Điều tra viên và những thành viên khác trong Hội đồng khám nghiệm khắc phục ngay. Nếu khơng được chấp nhận thì phải kịp thời báo cáo với lãnh đạo Viện kiểm sát để có văn bản kiến nghị với Cơ quan điều tra hoặc yêu cầu tổ chức tiến hành khám nghiệm lại. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ở một số vụ, mặc dù phát hiện được những thiếu sót trong q trình tiến hành khám nghiệm, nhưng Kiểm sát viên khơng có ý kiến kịp thời để Điều tra viên khắc phục, bổ sung. Ngược lại, có lúc, có nơi, Điều tra viên đã khơng coi trọng những ý kiến đóng góp của Kiểm sát viên, nhưng Kiểm sát viên khơng báo cáo kịp thời với lãnh đạo có thẩm quyền để xin ý kiến chỉ đạo

- Kiểm sát việc bảo đảm các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động khám nghiệm hiện trường: Theo luật định thỡ lực lượng khám nghiệm

phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật khi khám nghiệm hiện trường như máy chụp ảnh; máy soi; máy ghi âm, ghi hình... các phương tiện nhằm phát hiện dấu vết vật chứng, các phương tiện nhằm thu thập dấu vết vật chứng. Đặc biệt trong những trường hợp việc khám nghiệm hiện trường phải tiến hành ở nơi xa, hẻo lánh, đêm tối hoặc phải tiến hành khám nghiệm dài ngày thì cơng việc chuẩn bị này phải chu đáo và đầy đủ tránh thiếu phương tiện, công cụ khám nghiệm mà phải dãn cách cuộc khám nghiệm, bởi lẽ hoạt động này vừa địi hỏi phải nhanh chóng khẩn trương, vừa địi hỏi tính chính xác cao. Trên thực tiễn Viện kiểm sát chưa thực hiện tốt hoạt động này, do đó

vẫn cũn để xảy ra thiếu sót như: Việc chụp ảnh khụng do cỏn bộ kỹ thuật hỡnh sự thực hiện nờn khụng đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, ánh sáng, tỷ lệ kích cỡ... những hoạt động tuỳ tiện như vậy sẽ làm cho giá trị chứng minh của các tài liệu thu thập tại hiện trường khơng cao. Gây khó khăn cho hoạt động điều tra, khám phá vụ án sau này.

- Việc xem xét, đánh giá các tin tức, tài liệu về hiện trường, chủ động và trao đổi trước với Cơ quan điều tra về kế hoạch và phương pháp khám nghiệm.

Trước khi kiểm sát khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên đã chủ động nắm bắt tình hình, yêu cầu Cơ quan điều tra thông báo rõ về sự việc đã xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm; kiểm sát chặt chẽ và chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường theo đúng thủ tục và quy định tại Điều 150; 154 Bộ luật tố tụng hình sự. Trường hợp người làm chứng, người bị hại hoặc bị can có thể chết hoặc mất khả năng khai báo thì Kiểm sát viên đó yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai và ghi âm lời khai của họ. Tuy nhiờn trờn thực tiễn vẫn cũn trường hợp chưa thực hiện đầy đủ những vấn đề trên.

- Hoạt động kiểm sát việc bảo vệ hiện trường:

Nhìn chung, cơng tác kiểm sát chuẩn bị khám nghiệm hiện trường của Viện kiểm sát chưa thực sự được quan tâm và thực hiện đầy đủ, chu đáo và kịp thời. Do đó, vẫn cịn tình trạng khi Kiểm sát viên đến hiện trường thì đồn khám nghiệm đang khám nghiệm hoặc đã khám nghiệm xong, Kiểm sát viên chỉ làm những thao tác mang tính thủ tục mà khơng có hoạt động thực chất tại hiện trường. Đây cũng là vấn đề phải rút kinh nghiệm và có những biện pháp hữu hiệu để hồn thiện quy trình của hoạt động này.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 56 - 60)