Hoạt động khám nghiệm tử th

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 32 - 36)

Trên thực tế, có rất nhiều loại hiện trường khác nhau địi hỏi phải có hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của VKS (KSV). Đáng chú ý đối với các hiện trường có xác chết thì việc khám nghiệm tử thi được đặt là một yêu cầu bắt buộc phải có hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm. Vì vậy, khi đặt vấn đề giải quyết hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trường thì Luận văn đặt vấn đề khám nghiệm tử thi để giải quyết vấn đề được tồn diện.

- Mục đích, phương pháp của hoạt động khám nghiệm tử thi

+ Mục đích, ý nghĩa của hoạt động khám nghiệm tử thi

*) Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra do ĐTV tiến hành, có bác sĩ pháp y tham gia và có người chứng kiến nhằm nghiên cứu, đánh giá, thu thập thông tin từ dấu vết bên ngồi, bên trong tử thi; xác định thương tích dẫn đến cái chết của nạn nhân và cùng với việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống dấu vết thu thập được trong hoạt động khám nghiệm hiện trường để xác định tính chất của vụ việc đã xảy ra có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm để quyết định có căn cứ khơng có căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

*) Việc khám nghiệm tử thi để xác định rõ tung tích của nạn nhân cũng như hình dung tồn bộ diễn biến của sự việc đã xảy ra.

*) Xác định rõ nguyên nhân chết: chết do án mạng; hay chết do tự sát; hay chết vì bệnh lý, chết vì đột tử... để định hướng cho các hoạt động tiếp theo. Nếu chết do án mạng, đó là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.

*) Truy nguyên tội phạm, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi phạm tội, cũng như phương thức, thủ đoạn mà hung thủ dùng để giết nạn nhân.

+ Phương pháp khám nghiệm tử thi tại hiện trường

Kiểm sát viên cần phải tiến hành kiểm sát việc thành lập Hội đồng khám nghiệm:

Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định:

*) Việc khám nghiệm tử thi do ĐTV tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến.

*) Trong trường hợp phải khai quật tử thi, thì phải có quyết định của Cơ quan điều tra và phải thơng báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành, việc khai quật tử thi phải có bác sĩ pháp y tham gia.

*) Khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến.

*) Trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi.

+ Tiến hành khám nghiệm:

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự cho thấy khám nghiệm tử thi được tiến hành như sau:

*) Khám ngồi: Xem xét, ghi nhận lại vị trí, tư thế, dáng điệu tử thi bằng cách chụp ảnh, vẽ sơ đồ mô tả tỷ mỷ vào biên bản khám nghiệm hiện trường, khi tiếp cận hiện trường có người chết, nhằm: hình dung mọi diễn biến của sự việc đã xảy ra; xác định rõ tư thế của nạn nhân trước khi chết; xác định hiện trường cịn ngun vẹn hay đã bị xáo trộn? có sự giả tạo hiện trư- ờng không? làm giả như thế nào?

Nghiên cứu ghi nhận về đầu của nạn nhân: Đầu được mô tả trong tư thế tương quan với thân, khi khám ngoài cần chú ý đến các bộ phận ở vùng mặt

như: mắt, miệng nạn nhân mở hay ngậm, màu da như thế nào, các thương tích vùng ngồi ra sao, máu và tình trạng của tóc, nước bọt, đờm dãi, chất nơn, các chất lạ, vật lạ thâm nhập từ ngồi vào như: đất, cát, các lá rau, cỏ, tóc... xác định hướng chảy của các chất lỏng trên mặt.

Nghiên cứu ghi nhận tình trạng của quần áo ngồi, quần áo trong, cũng như các dấu vết vật chứng có trên quần áo bằng cách chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả tỷ mỷ vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Chú ý phải mô tả chi tiết, đầy đủ từ màu sắc, chất liệu, hoa văn cho đến tình trạng của thực tại, như: các vết trày xước, các vết bẩn, kiểu, kích cỡ, loại vải, mới hay cũ, cúc áo như thế nào, quần áo có bị xộc xệch không?

Nghiên cứu làm rõ các dấu vết khác như: thủng, rách do bị đâm, chém, bắn, giằng, xé, cắt... và phải được mô tả tỷ mỷ về kiểu, loại, đặc điểm, hình dạng, kích thước, số lợng, chiều hướng và phương thức xuất hiện của chúng. Nghiên cứu nó với các vết thủng, rách trên da thịt của nạn nhân.

Các loại giấy tờ, tiền bạc của nạn nhân để lại.

Chú ý khám toàn diện vùng bên ngoài của nạn nhân, khơng bỏ sót một bộ phận nào, tất cả đều phải được xem xét tỷ mỷ, từng tý một và phải được mô tả tỷ mỷ vào biên bản khám nghiệm tử thi. Sự mơ tả tồn diện, chi tiết, phản ánh đúng thực trạng.

*) Khám trong: Trong khoa học điều tra gọi đây là quá trình: giải phẫu tử thi.

Quá trình giải phẫu khám nghiệm tử thi do bác sĩ pháp y tiến hành, nhằm làm rõ những vấn đề sau đây:

Xác định rõ các thương tích gây tổn thương ở bộ phận nào? Sự tổn thương ở mức độ nào? Trong những thương tích đó, thương tích nào quyết định cái chết của nạn nhân? Nhận định loại hung khí, vũ khí cơng cụ phạm tội

khác qua hình dáng của thương tích (súng đạn; lê; kiếm; dao hay do vật nhọn; vật tày gây nên...).

Nghiên cứu kỹ các chất chứa trong dạ dày, phổi, gan, đường thực quản, khí phế quản và phân tích các đặc điểm mang tính đặc trưng (ví dụ: chết do ngạt khí; ngạt nước; điện giật; đầu độc; treo cổ; đâm chém; bắn...).

Nếu nạn nhân là nữ cần xác định xem: nạn nhân có thai hay khơng có thai? Sự tổn thương của bộ phận sinh dục đến đâu? Các chất lạ có trong đó như thế nào?

Xác định rõ thời gian chết: thơng qua sự phân hủy trên cơ thể của nạn nhân. Nghiên cứu về các bệnh tiền sử trước đó.

Lấy phủ tạng, máu, lơng, tóc về để giám định.

Sau khi khám nghiệm tử thi xong, phải bỏ các bộ phận của tử thi vào đúng vị trí rồi khâu lại, lau chùi sạch sẽ, chụp ảnh tồn cảnh hiện trường có xác tử thi trước khi chuyển tử thi đi nơi khác.

- Những việc cần làm khi kết thúc công tác khám nghiệm tại hiện trường

- Kiểm sát viên, Điều tra viên cùng các thành viên hội ý rút kinh nghiệm và thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường.

- Đánh giá sơ bộ dấu vết vật chứng và những tin tức tài liệu thu thập được qua các hoạt động chiến thuật xuất phát từ hiện trường: muốn làm tốt công tác này một cách đầy đủ, chính xác khách quan, tồn diện và triệt để, địi hỏi quá trình nghiên cứu dấu vết vật chứng cần làm rõ: loại dấu vết; nguyên nhân, điều kiện và cơ chế hình thành dấu vết đó; đặc điểm; trạng thái và thời gian tồn tại của dấu vết đó. Q trình này lực lượng khám nghiệm phải phân tích tỷ mỷ, chi tiết, đầy đủ mọi dấu vết, đặc biệt với những loại hiện trường cụ thể sẽ có những dấu vết đặc trưng cho từng loại hiện trường, vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu, xem xét cơ chế hình thành dấu vết cũng như tại sao những dấu vết đó lại khơng tồn tại và tại sao lại có những dấu vết khác mà hiện

trường như vậy sẽ khơng thể có được, lý giải vấn đề này chỉ có thể đạt hiệu quả khi việc ghi chép, mô tả tại hiện trường được thực hiện chu đáo, đúng quy định của pháp luật.

- Đóng gói, niêm phong, vận chuyển về cơ quan để nghiên cứu. Hoạt động này khi tiến hành cũng phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, như lập biên bản, mô tả chi tiết, chụp ảnh trước khi vận chuyển đến chỗ khác.

- Lập hồ sơ khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trong hồ sơ có những tài liệu sau đây:

+ Biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. + Sơ đồ hiện trường.

+ Bản ảnh hiện trường, bản ảnh tử thi.

+ Báo cáo khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi.

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra việc khám nghiệm hiện trư¬ờng của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 32 - 36)