- Kỹ năng kiểm sát khám nghiệm tử thi:
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy định trong pháp luật tố tụng hình sự
- Tại khoản 2, Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự cuộc khám nghiệm. Quy định như vậy là chưa cụ thể, chặt chẽ. Theo chúng tôi, cần quy định lại khoản 2, Điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự để ràng
buộc trách nhiệm của Viện kiểm sát đối với công tác kiểm sát điều tra tại hiện trường chặt chẽ hơn, như sau: "Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành
trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên cũng như những cán bộ khám nghiệm thuộc các cơ quan khác không phải là Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường...".
- Cần có quy định bằng pháp luật về mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với các cơ quan khác không phải là Cơ quan điều tra nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu như: Hải quan; Kiểm lâm; Cảnh sát biển; Bộ đội biên phịng; một số cơ quan khác trong lực lượng Cơng an nhân dân, Quân đội nhân dân, để mọi vụ, việc hình sự xảy ra đều phải có hoạt động kiểm sát điều tra tại hiện trường. Trước mắt cần có Quy chế phối hợp bằng hình thức ban hành thơng tư liên ngành giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra về mối quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với Cơ quan điều tra và những cơ quan khác không phải là Cơ quan điều tra nhưng được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, để những hoạt động này diễn ra nhịp nhàng, phối hợp tốt.