- Từ những kết quả nghiên cứu về lý luận chung vấn đề áp dụng pháp
3.2. GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN
DỤNG PHÁP LUẬT TRONG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VIỆC KHÁM NGHIỆM HIỆN TRƯỜNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
B áo c áo th ườ ng x uy ên
Để nâng cao chất lượng hoạt động ADPL trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, KSV cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi thực hiện chức năng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường các vụ án hình sự, KSV cần hiểu rõ ý nghĩa của việc khám nghiệm hiện trường là biện pháp để thu thập dấu vết, chứng cứ trực tiếp để từ đó đánh giá, xem xét có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng. KSV có trách nhiệm có mặt tại hiện trường không phải để tham gia vào việc khám nghiệm hiện trường, cũng không phải chứng kiến việc khám nghiệm hiện trường, mà giữ vai trò kiểm sát cuộc khám nghiệm hiện trường, nhằm mục đích bảo đảm việc phát hiện ra dấu vết tội phạm, vật chứng và các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án một cách khách quan và hợp pháp.
- Theo quy định của pháp luật, Điều tra viên là người chịu trách nhiệm tiến hành chủ trì khám nghiệm hiện trường, những người tham gia khám nghiệm hiện trờng như: bác sỹ pháp y, cán bộ kỹ thuật hình sự, chuyên viên đ- ược mời tham gia phải theo sự chỉ đạo, điều hành của Điều tra viên; có trách nhiệm giúp Điều tra viên thu lượm, phát hiện dấu vết, chứng cứ hoặc phán đoán, nhận định diễn biến vụ việc. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải tiến hành các thao tác như: vẽ sơ đồ, chụp ảnh, đo đạc, thu lượm và xem xét dấu vết. Việc chụp ảnh phải có thước tỷ lệ gắn vào đồ vật cần chụp, chụp ảnh theo các góc độ, mức độ do Điều tra viên hoặc KSV yêu cầu. Việc đo vẽ, mô tả phải nêu rõ đặc điểm, trạng thái của đồ vật. Việc xem xét đánh giá các chứng cứ có thể tiến hành đánh giá sơ bộ ngay tại hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét dấu vết, đồ vật, tài liệu đã phát hiện được, thì người tiến hành khám nghiệm có trách nhiệm thu giữ, bảo quản nguyên trạng, có niêm phong và đưa về CQĐT để tiếp tục nghiên cứu và đánh giá. Trước khi thu lợm, niêm phong, người thi hành khám nghiệm phải ghi nhận đầy đủ
những thơng tin về đồ vật như: Vị trí phát hiện, kích thước, đặc điểm hiện trạng, việc niêm phong phải được tiến hành theo đúng quy định.
- Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải tiến hành lập biên bản khám nghiệm hiện trường ngay tại chỗ; biên bản phải được Điều tra viên đọc cho những người có liên quan có mặt cùng nghe, KSV phải kiểm tra tính khách quan trước khi ký vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Nội dung và hình thức của biên bản khám nghiệm hiện trường phải thể hiện đầy đủ tồn bộ q trình khám nghiệm, ghi rõ thời gian, địa điểm khám nghiệm, thành phần khám nghiệm, những tài liệu, đồ vật thu giữ. KSV phải căn cứ vào mục đích của cuộc khám nghiệm, đối chiếu với kết quả của cuộc khám nghiệm để có thể có những yêu cầu đề ra, yêu cầu Điều tra viên phải khám nghiệm, làm rõ những điểm còn mâu thuẫn, chỉnh lý, bổ sung hoặc yêu cầu Điều tra viên, khẩn trương tiến hành các thao tác như lấy lời khai những người biết việc, lấy dấu vân tay trên đồ vật, vật dụng...
- Cùng với việc thông qua biên bản khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông qua sơ đồ khám nghiệm hiện trường. Sơ đồ khám nghiệm hiện trường tuy chưa thể hiện tính chính xác tuyệt đối, nhưng về cơ bản phải thể hiện được tình trạng thực tế của hiện trường. Đối với bản ảnh hiện trường, Điều tra viên phải yêu cầu người chụp ảnh: chụp toàn cảnh, chụp từ xa tới gần, chụp nơi nghi ngờ có chứa dấu vết có liên quan đến vụ việc.
- Trong mọi trường hợp phát hiện người chết chưa rõ nguyên nhân, thì CQĐT phải mời KSV tiến hành giám sát việc khám nghiệm tử thi. KSV tham gia khám nghiệm tử thi, nhằm giúp cho công tác khám nghiệm tử thi được tuân theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành khám nghiệm tử thi, KSV cần kiểm sát các nội dung sau:
- Thành phần Hội đồng khám nghiệm tử thi; theo quy định tại Điều 151 BLTTHS năm 2003, thành phần khám nghiệm tử thi gồm: Điều tra viên, KSV,
bác sĩ pháp y, người chứng kiến (thường là người đại diện chính quyền địa phương), đại diện gia đình nạn nhân.
- Kiểm sát viên phải xem xét các quyết định của CQĐT liên quan đến việc khám nghiệm tử thi; việc thông báo cho thân nhân nạn nhân biết việc khám nghiệm tử thi; việc mời giám định viên, kỹ thuật viên chuyên ngành tham gia (khi cần thiết).
- Quá trình khám nghiệm tử thi, nếu thấy cần thiết thì tiến hành thu giữ những mẫu vật, bệnh phẩm, phủ tạng, dấu vết từ nạn nhân để phục vụ cho việc giám định được khách quan, chính xác. Cuối cùng, cũng như các cuộc khám nghiệm khác, việc khám nghiệm tử thi bao giờ cũng phải được lập biên bản và thông qua biên bản theo đúng quy định của pháp luật.