CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ
1.8. Một số tổ chức TCVM đang tồn tại có hiệu quả tại Việt Nam
Hai tổ chức dẫn đầu của TCVM tại Việt Nam về quy mơ và thành tích hoạt động là Quỹ tình thương (TYM) được thành lập bởi Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam vào năm 1992 và Quỹ trợ vốn cho người nghèo tự tạo việc làm (CEP) do Liên đồn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh thành lập năm 1991.
1.8.1 Quỹ tình thương
TYM nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các phụ nữ nghèo ở khu vực nơng thơn, thơng qua việc hỗ trợ tín dụng, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế và tăng cường vị thế trong xã hội.
Hơn 15 năm qua, TYM đã được hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức Quốc tế như tổ chức ACT của Nhật Bản, Ngân hàng Tiết kiệm Sparassen của Đức, Trung tâm phát triển Châu Á (APDC), … Trong thời gian này, TYM đã có gần 500 tỷ đồng hỗ trợ vốn
cho phụ nữ phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, đã giúp hơn 40.000 phụ nữ thoát nghèo.
Khác với mức vay tối đa là 200.000 đồng tại thời điểm mới ra đời, bây giờ các thành viên của Quỹ có thể lựa chọn mức vay vốn từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy thuộc vào nhu cầu thực tế và khả năng trả nợ của gia đình. Thời hạn trả nợ linh hoạt từ 10 tuần đến 70 tuần. Bên cạnh hoạt động tín dụng, Quỹ cũng rất quan tâm đến hoạt động tiết kiệm. Tất cả thành viên tha giam Quỹ đều đóng tiết kiệm 3.000 đồng/tuần. Thành viên được hưởng lãi suất tiết kiệm là 0,5%/tháng và sẽ được rút khoản tiết kiệm này khi họ có u cầu. Ngồi tiết kiệm bắt buộc, Quỹ cịn khuyến khích các thành viên gửi tiết kiệm tự nguyện với số tiền gửi tối thiểu là 1.000 đồng. Với hệ thống quản lý đến tận từng thơn xóm, chấp nhận thu tiền tiết kiệm với khoản nhỏ, Quỹ đã tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo có cơ hội gây dựng nguồn vốn tự có cho gia đình. TYM cũng rất coi trọng các hoạt động đào tạo, nâng cao kiến thức cho các thành viên. Ngay từ khi bắt đầu tham gia Quỹ, thành viên sẽ được đào tạo về chính sách, thủ tục, cách lập dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả và các hoạt động khác của Quỹ.
Hiện nay, TYM đã có 21 chi nhánh, hơn 150 nhân viên chuyên trách và 25.000 thành viên. Kết quả đánh giá tác động kinh tế sau 15 năm hoạt động của Quỹ cho thấy đã có 79% thành viên tham gia Quỹ từ 9 năm trở lên khẳng định thu nhập của gia đình họ tăng lên rõ rệt, 66% thành viên tham gia Quỹ từ 6 năm trở lên đã xây dựng được nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi vật chất đầy đủ hơn. Sau đây là một số ví dụ về việc sử dụng vốn vay từ TYM của một số phụ nữ điển hình.
Chị Nguyễn Thị Quyết (Sóc Sơn, Hà Nội) đã tự tạo thu nhập 24 triệu đồng/ năm cho bản thân mình nhờ bắt đầu kinh doanh bằng tiền vốn từ khoảng vay 500.000 đồng của TYM. Chị Quyết là thành viên của TYM từ năm 1996. Với số tiền vay ban đầu là 500.000 đồng, chị Quyết đã mua vải về may quần áo rồi đem ra chợ bán. Lãi thu được từ việc bán quần áo bước đầu đã giúp chị Quyết trả được nợ hàng tuần và trang trải chi tiêu trong gia đình. Ở vịng vay vốn sau, vợ chồng chị Quyết đã quyết định đầu tư kinh doanh vào quán bán đồ uống và hàng tạp hóa. Hoạt động kinh doanh đã mang lại thu nhập 70.000 đồng/ngày cho gia đình. Vốn quay vịng, sau khi có được một số tiền kha khá, chị Quyết quyết định mua máy xúc. Trừ chi phí trả tiền thuê thợ lái máy, mỗi tháng chị Quyết cũng thu được một khoản thu nhập ổn định là 2.000.000 đồng. Nhưng
mừng hơn là con trai lớn của chị Quyết đang là sinh viên y khoa, con trai thứ hai của chị là sinh viên khoa du lịch thuộc Viện đại học mở Hà Nội.
Số tiền vay lần đầu tiên 1.000.000 đồng từ TYM đã quá lớn đến mức làm cả gia đình chị Nguyễn Thị Tĩnh (Quảng Xương, Thanh Hóa) phải thảng thốt nhưng sau 4 năm sử dụng vốn vay, gia đình chị Tĩnh đã có thể sửa sang lại nhà cửa khang trang, mua đất canh tác và mua sắm một số tiện nghi trong nhà. Bốn năm trước, dù vợ chồng chị Tĩnh chăm chỉ làm ăn nhưng cái nghèo cứ đeo bám mãi với gia đình của chị khiến vợ chồng chị tuyệt vọng. Khi cần được 1.000.000 đồng vốn vay từ TYM, vợ chồng chị Tĩnh đã thảng thốt vì số tiền này thực sự quá lớn đối với anh chị. Chị Tĩnh bàn với chồng mua cói để dệt chiếu. Một ngày cả nhà chị Tĩnh dệt được hai chiếc chiếu. Vậy là đủ tiền trả nợ hàng tuần cho khoản vay từ TYM và trang trải chi tiêu hàng ngày, vòng vốn vay đầu tiên trả nợ dễ dàng. Được sự động viên và hỗ trợ của các thành viên trong nhóm, chị Tĩnh mạnh dạn vay vốn lớn hơn. Vòng 2, chị vay 2.500.000 đồng; vòng 3, chị vay 4.000.000 đồng. Cho đến vòng 4, chị đã tự tin làm đơn xin vay 8.500.000 đồng. Nhờ vốn vay, chị Tĩnh đã mua được nhiều sào đất để trồng cói, làm ăn có lãi chị Tĩnh đã sửa sang nhà cửa và mua sắm các tiện nghi trong gia đình. Việc tham gia sinh hoạt và sử dụng vốn vay để tạo việc làm, cải thiện cuộc sống là bước ngoặt lớn trong cuộc đời của chị Tĩnh và gia đình.
TYM không những giúp chị Phạm Thị Hường (Hưng Nguyên, Nghệ An) thốt nghèo mà cịn cho chị Hường cái chữ. Thời thơ ấu của chị Hường chứa đựng biết bao thiệt thòi. Nhà nghèo chị Hường phải đi chặt củi, chăn trâu giúp bố mẹ nuôi các em. Lớn lên, chị lập gia đình và có 3 con. Việc viết chữ hay thậm chí cầm bút viết được họ tên của mình chỉ là mơ ước chơn chặt trong lịng của một người phụ nữ mù chữ và nghèo khó. Chị Hường đã được vay vốn của TYM và đã đưa gia đình thốt khỏi cảnh nghèo bằng nghề kinh doanh hàng xén và chăn ni nhỏ. Khơng chỉ có thế, một may mắn nữa đã đến với bản thân chị Hường. Đó là việc TYM phối hợp với chính quyền địa phương mở lớp xóa mù chữ cho các phụ nữ chưa biết chữ ở xã Bắc Yên. Nhờ lớp học này, chị Hường đã biết chữ. Dòng chữ đầu tiên, chị Hường đã viết trong sự xúc động lớn, là “cảm ơn Quỹ Tình thương”.
Quỹ CEP hoạt động vì lợi ích của người ngheo thông qua việc cung cấp TDVM đến người nghèo để họ tự tạo việc làm cải thiện cuộc sống. Mục tiêu của quỹ CEP bao gồm:
- Cung cấp các dịch vụ TDVM cho người nghèo nhằm giúp họ bắt đầu công việc làm ăn từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh nhỏ.
- Giảm nghèo thông qua các hoạt động tạo thu nhập cho người nghèo, để từ đó, giúp họ cải thiện an sinh gia đình.
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong người nghèo.
- Tham gia giúp người ngheo xây dựng cộng đồng, chia sẻ trách nhiệm và ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường xã hội lành mạnh.
- Mở rộng số lượng người nghèo được cung cấp TDVM và đồng thời, duy trì sự bền vững về tài chính của tổ chức.
- Các hoạt động chủ yếu của Quỹ trợ vốn CEP bao gồm:
- Hoạt động tín dụng tiết kiệm: Hoạt động chủ yếu của Quỹ trợ vốn CEP là tín dụng tiết kiệm nhỏ với mức vốn vay tối thiểu không hạn chế nhưng mức vay tối đa không vượt quá 5.000.000 đồng. Thời hạn cho vay trung bình khoảng 40 tuần hay 10 tháng.
- Hoạt động phát triển cộng đồng: Ngoài việc hỗ trợ vốn, Quỹ trợ vốn CEP còn triển khai những hoạt động xây dựng và phát triển cộng đồng, xây dựng quỹ tương trợ tiết kiệm tại các nhóm. Qua đó, xây dựng tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ giữa những người nghèo khó, chia sẽ trách nhiệm cộng đồng. Bên cạnh đó, thơng qua sinh hoạt nhóm, giúp cho người lao động nghèo trang bị các kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, y tế, sức khỏe và xây dựng nếp sống mới. Tập hợp và định hướng cho những người lao động có cùng ngành nghề tham gia các tổ chức nghiệp đoàn và tham gia hoạt động của tổ chức cơng đồn tại địa phương.
- Quỹ trợ vốn CEP có vị thế rất tốt trong thị trường tín dụng của thành phần dân số nghèo nhất Thành phố Hồ Chí Minh qua việc áp dụng phương pháp tín dụng phù hợp, có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả mặc dù các khoản tín dụng nhỏ được bao cấp khá lớn bởi nguồn vốn chính phủ. Mặc dù hoạt động dưới sự quản lý của Liên đòan Lao động Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ hỗ trợ vốn CEP vẫn đưuợc quyền hoạt động độc lập. Mối liên hệ chặt chẽ với Liên đồn lao động Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp
Quỹ trợ vốn CEP mở rộng kế hoạch thực hiện các hoạt động của mình. Năng lực điều hành và quản lý của Quỹ đã được cải thiện và phát triển với sự tham gia của các thành viên mới.
1.8.3 Tổ chức VHI (Vietnamese Heritage Institude) tại tỉnh Đồng Tháp
VHI (Vietnamese Heritage Institude) là một tổ chức phi lợi nhuận do một số Việt kiều ở Bắc Mỹ và Châu Âu thành lập năm 1987, đặt trụ sở chính tại California(Hoa Kỳ). tổ chức này đã hỗ trợ xây dựng các trường mẫu giáo, nhà trẻ ở một số tỉnh thuộc miền Nam và miền Trung nước ta, mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên của các đài truyền hình ở các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long, cấp học bổng cho học sinh và sinh viên nghèo ở Huế, Nha Trang và An Giang. Tại Đồng Tháp, từ cúôi tháng 12 năm 2001, VHI đã thực hiện một dự án TDVM tại xã Tân Công Sinh.
Tân Công Sinh là một xã nghèo thuộc huyện Tam Nơng, có dân số hơn 4.000 người, sống rải rác trên 75km2. Chỉ có hai phần ba diện tích là có thể phục vụ cho nơng nghiệp, phần đất còn lại là rừng tràm.
VHI đã bắt đầu dự án TDVM tại Tân Công Sinh với nguồn vốn rất nhỏ, khoảng 4.200 đô la Mỹ, để cấp vốn cho một nhóm 40 hộ nghèo và bị suy dinh dưỡng. Họ là những người nơng dân lam lũ, mị cua bắt ốc hay lao động thuê theo mùa gặt để sống qua ngày. Phần lớnhọ không biết rõ ngày mai sẽ sống ra sao. VHI, ngòai việc cấp vốn cho 40 hộ nghèo này, đã hướng dẫn họ sử dụng đồng vốn ít ỏi mà họ đã vay để thực hiện công việc làm ăn. Phần lớn đã chọn chăn ni, trồng trọt; phần cịn lại chon làm nghề tiểu thủ công nghiệp và bn bán nhỏ. Chỉ trong vịng sáu tháng, tháng 7 nă 2002. Tất cả các thành viên của nhóm đã trả lại đủ cả vốn lẫn lãi và xin được vay tiếp cho đợt 2, với thời hạn vay là 12 tháng. Đến tháng 7 năm 2003, toàn bộ 40 hộ này đã trả đủ cả vốn lẫn lãi và xin được vay tiếp cho đợt 3.
Tất cả các hộ này đã cải thiện được cuộc sống, ổn định thu nhập và học được cách làm ăn có hiệu quả. Trước sự thành công này, đầu năm 2003, VHI đã quyết định và thu nhận thêm 160 hộ nghèo ở Tân Công Sinh. Mỗi hộ trong số 160 thành viên mới này đã được vay 1 triệu đồng, cho một đợt 12 tháng, với lãi suất 1%/ tháng. Sau khi trả nợ gốc và lãi của đợt vay 12 tháng, các hộ làm ăn có hiệu quả có thể được cho vay tiếp hàng năm trong vòng 5 năm liên tục. Đến năm 2005, đã có 35 hộ trong số 40 hộ nghèo thuộc nhóm đầu tiên đã có thể tự lực cánh sinh với mức thu nhậpa hàng năm khoảng
7.200.000 đồng. Họ đã trả dứt điểm số vốn vay ban đầu để VHI thực hiện xoay vòng số vốn cho 35 hộ mới vay.
Bên cạnh đó, VHI cịn khởi xướng ni dê để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng (sửa dê) cho các hộ thành viên. Từ 3 con dê gởi cho một hộ tiên phong ni dưỡng trong vịng hai năm, đã tăng lên 27 con. Sau đó, dê cũng được xoay vịng, được phát đến cho 8 hộ nữavà như thế, cứ tiếp tục. Chính mơ hình ni dê thành cơng này đã thuyết phục chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) cấp 50.000 đô la Mỹ, trong năm 2005, cho các hộ nghèo ở các xã lân cận Tân Cơng Sinh.
Từ 2005, mỗi năm có từ 10% đến 20% số hộ thoát nghèo và tự nguyện nhường vốn cho các hộ mới. Do đó, đến năm 2007, tổng số hộ được vay là 307 hộ, tăng 107 hộ so với tổng số hộ vay ban đầu (200 hộ ).
Số tiền trả lãi được dung cho nhiều hoạt động phúc lợi xã hội bao gồm:
- Thành lập các câu lạc bộ phục vụ khuyến nông, quản trị, dạy nghề, kinh tế gia đình, hạnh phúc gia đình, thể thao, bình đẳng giới và tơn giáo
- Giúp đỡ các gia đình neo đơn, người bệnh, các trẻ mồ cơi hay khuyết tật. - Xây dựng nhà cửa sau thiên tai
- Cấp học bổng cho học sinh nghèo trong xã.
Ngồi ra, VHI cịn góp phần củng cố tinh thần đồn kết cộng đồng. Các hộ được tổ chức thành nhóm hay tổ để đốc thúc, nâng đỡ và trợ giúp lẫn nhau. VHI không những đã hỗ trợ vốn mà còn trang bị kiến thức cho người nghèo giúp họ phát triển khả năng, cải thiện và ổn định cuộc sống một cách bền vững.
1.8.4 Nhóm phụ nữ tiết kiệm tại tỉnh Tiền Giang
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang từ cấp tỉnh cho đến cấp xã/ phường đã có nhiều hoạt động giúp các chị em phụ nữ tăng thu nhập, giảm nghèo khó thơng qua hình thức nhận ủy thác cho vay vốn sản xuất, chăn nuôi, mua bán nhỏ,… Cho đên hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang đang quản lý bảy nguồn vốn, với tổng số vốn lên đến gần 12 tỷ đồng, giúp 13.800 lượt chị em phụ nữ vay vốn. Các nguồn vốn bao gồm:
- Nguồn vốn dự án tín dụng Việt – Bỉ - Nguồn vốn dự án tín dụng tiết kiệm NMA - Nguồn vốn dự án tín dụng tiết kiệm Oxfam - Nguồn vốn dự án Consortium
- Nguồn vốn người cao tuổi
- Nguồn vốn tiết kiệm vì phụ nữ nghèo - Nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo
Các nguồn vốn hay dự án trên đều đảm bảo nguyên tắc phân bổ trên nhiều địa bàn khác nhau, không trùng lắp 2 nguồn trên cùng một xã. Phương thức cho vay khá linh hoạt, tổ chức theo mơ hình nhóm hay tổ. Mỗi thành viên được vay từ 1.000.000 đến 1.500.000 đồng, thời hạn vay từ 1 đến 2 năm, lãi suất từ 0,65% đến 1,50%/tháng tùy theo nguồn. Riêng về gởi tiết kiệm xoay vòng được “thỏa thuận” từ 5.000 đến 50.000 đồng/tháng/thành viên.
Mỗi nhóm tự thành lập trên nguyên tắc tự nguyện, gồm có từ 10 đến 30 thành viên, thậm chí đến 50 thành viên. Trong đó, vai trị của trưởng nhóm, do các thành viên tín nhiệm bầu cử, là vơ cùng quan trọng. Nhóm cũng tự xây dựng một quy chế riêng cho từng nhóm theo ý kiến chung của nhóm. Quy chế là những quy định ngắn gọn, đơn giản được viết bằng văn bản và được mọi người nghiêm chỉnh thực hiện giống như những lời hứa hay cam kết với nhau. Bên cạnh đó, điều được quan tâm rất lớn chính là việc đào tạo và huấn luyện nhóm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để vận hành nhóm một cách hiểu quả và thực hiện thành công các phương án làm ăn của các thành viên trong nhóm. Trong các cuộc họp nhóm hàng tháng, ngồi các hoạt động tín dụng cịn có các hoạt động khác như các hoạt động y tế, vệ sinh, kê hoạch hóa gia đình, sinh thái ở địa phương, quản lý các nguồn lực chung cũng được đưa ra thảo luận và thông qua các hoạt động tập thể này để tìm ra giải pháp. Đa số những người đi vay đều lập danh sách các