Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

2.2 Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn tài chính vi mơ của người nghèo trên địa bàn

2.2.5.3 Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân chính

Nguồn vốn phục vụ cho người nghèo bị hạn chế vì có rất nhiều người nghèo cần vốn mà nhu cầu của người dân nghèo về vốn còn rất lớn: Mỗi hộ chỉ vay trung bình 6 – 8 triệu.

Chưa có một sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức tài chính khác : Hoạt động của tổ chức TCVM được bao cấp từ chính phủ do đó khơng tạo một mơi trường cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tài chính khác, nên các khách hàng người nghèo ít được các ngân hàng thương mại hay quỹ tín dụng nhân dân tại địa phương quan tâm cho vay món vay lớn hơn.

Do phục vụ là đối tượng nghèo nên vẫn cịn một số hộ vay khơng có khả năng thanh tốn và nợ khó địi hay nợ q hạn vẫn cịn.

Do được trợ cấp nên vẫn cịn tâm lý trơng chờ ỷ lại, an bài với số phận, chi sài không kế hoạch, không tiết kiệm tích lũy, khơng phấn đấu tự lực vươn lên thốt nghèo.

Quy trình cho vay cịn rườm rà phức tạp, gây khó khăn cho việc tiếp cận

Lãi suất hiện nay không cao so với thị trường nhưng đối với người nghèo lãi suất vẫn còn khá cao là một trong những rào cản hạn chế người nghèo tiếp cận nguồn tín dụng vi mơ của người dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh.

Kiến thức, trình độ kỹ thuật cịn thấp: Các tổ chức tài chính chưa mạnh dạn đầu tư, chủ yếu là các tổ chức nhân đạo hỗ trợ người nghèo.

Nguyên nhân khác

Cơ chế ưu đãi về tín dụng cho hộ có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là cần thiết để tạo điều kiện cho khu vực này thu hút được vốn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại ở các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội, số hộ vay vốn hưởng lãi suất 0.65%/tháng vượt xa so với số hộ nghèo hiện có ở địa phương, trong đó có cả hộ khá và giàu; Điều này cũng đồng nghĩa với những hộ này đang được bao cấp trong hoạt động và cũng đồng nghĩa là chưa thật sự công bằng với những hộ nghèo.

Quản lý hộ nghèo ở địa phương còn chưa chặt chẽ dẫn đến một số hộ lạm dụng, đã thoát nghèo nhưng được sự hỗ trợ vốn lớn của Chính phủ cho nên được chứng nhận và chuyển sang tái nghèo. Đặc biệt là những chương trình hỗ trợ cho người dân tộc nhưng vẫn chưa được khắc phục kịp thời.

Các chương trình dự án hỗ trợ cho người nghèo chưa đúng mục đích: Vẫn cịn một lực lượng khá lớn hộ nghèo chưa được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, cơ quan nhà nước do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Một số cán bộ trực tiếp phụ trách điều tra ban đầu để có số liệu và thông tin xây dựng dự án khơng khách quan, cịn bỏ sót đối tượng và trong q trình thực hiện dự án có phát sinh đối tượng nên trong quá trình triển khai thực hiện. Người nghèo thì khơng được hỗ trợ lại hỗ trợ cho hộ khác, làm việc thiếu trung thực gây ra một số bất bình trong dân chúng.

Quản lý và rà sốt hộ nghèo: Quy trình rà sốt hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm khơng cao, cịn khơng ít cơ sở ấp khóm rà sốt khơng đúng quy

trình, khơng cơng khai dân chủ. Mặt khác, kinh phí phục vụ cơng tác này khơng có, chạy theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chưa chặt chẽ nên kết quả rà sốt q chậm, chưa chính xác, cịn sai, sót đối tượng.

Trong các chính sách, cơ chế thực hiện chương trình giảm nghèo trong những năm qua mặc dù nêu chủ trương là hỗ trợ, thực tế còn nhiều vấn đề gần như thể hiện cho nhiều hơn, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ giúp người nghèo thốt nghèo đảm bảo sự bền vững, người thoát nghèo gần như mất hết sự hỗ trợ, từ đó chưa kích thích, động viên người hưởng lợi tích cực đối ứng, gắng sức vượt qua khó khăn, chí thú làm ăn để thốt nghèo bền vững.

Mặt khác, do trình độ dân trí thấp, vẫn cịn một số người nghèo trông chờ ỷ lại, an bài với số phận, chi sài khơng kế hoạch, khơng tiết kiệm tích lũy, khơng phấn đấu tự lực vươn lên thoát nghèo, đây là ngun nhân chính để thốt nghèo bền vững.

Năng lực điều hành, quản lý và sử dụng các nguồn vốn của một số xã, phường chưa đáp ứng yêu cầu, sự chỉ đạo và tác động của cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở đối với nguồn vốn đầu tư chưa cao, có xu hướng khá phổ biến là chỉ tập trung xây dựng dự án để lấy được vốn, còn việc quản lý kiểm tra hiệu quả, thu hồi vốn lại buông lơi.

Một số địa phương chưa đề ra được kế hoạch, biện pháp cụ thể thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm phù hợp với từng loại đối tượng, chưa thật sự sâu sát và dân chúng, chưa hiểu được dân và từ đó chưa đưa ra giải pháp phù hợp.

Nhiều nguồn vốn hỗ trợ cho người nghèo còn chồng chéo, phân tán, chưa phát huy cao hiệu quả đầu tư, các địa phương phần đông thiếu tập trung và chưa có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành cơng tác xóa đói giảm nghèo và việc làm.

Sự phối hợp công tác của Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm của tỉnh với Ban chỉ đạo các huyện - thị xã, xã, phường, thị trấn, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội từng lúc, từng nơi còn rời rạc, thiếu đồng bộ về biện pháp thực hiện.

Một số cán bộ lãnh đạo cơ sở và chủ dự án còn yếu trong việc tổ chức thực hiện dự án, chưa bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Vì vậy khi xây dựng các dự án chủ yếu chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt, chưa có định hướng lâu dài

hoặc khi dự án được đầu tư thiếu thường xuyên kiểm tra theo dõi hướng dẫn các hộ trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo mang lại hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nhìn chung các tổ chức TCVM đã đạt được kết quả khá quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động của mình. Với mức tiếp cận tương đối sâu và rộng cho thấy được các tổ chức TCVM hoạt động khá ấn tượng, đảm bảo được tính tương đối trong các hoạt động phục vụ khách hàng. Với các nổ lực mạnh mẽ của các tổ chức chính trị xã hội hỗ trợ người nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tựu đáng kể giúp người nghèo một phần nâng cao hơn nữa nhận thức cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn từ tổ chức tài chính chính thức. Do được bao cấp nên còn một số người nghèo có tâm lý trơng chờ, ỷ lại. Nguồn vốn hỗ trợ người nghèo được bao cấp nên chưa được khuyến khích đầu tư bởi các tổ chức tài chính khác, những hộ nghèo vùng sâu vùng xa vẫn còn bị đối xử thiếu công bằng. Nguồn vốn hỗ trợ chưa được cấp phát đến 100% cho hộ nghèo do công tác quản lý hộ nghèo ở địa phương còn chưa chặt chẽ dẫn đến một số hộ lạm dụng, đã thoát nghèo nhưng được sự hỗ trợ vốn của Chính phủ. Vẫn cịn hộ nghèo vay vốn từ tổ chức tài chính phi chính thức như vay mượn từ người thân, hụi và vay nặng lãi..

Một số hạn chế của tổ chức TCVM cũng như hạn chế từ người nghèo, những yếu kém còn tồn tại và đã thấy được những nguyên nhân chủ yếu trong việc triển khai tài chính vi mơ đến với hộ nghèo ở từng địa phương, nên các chương trình dự án cũng như cơng tác xóa đói, giảm nghèo chưa phát huy được tính tích cực và hiệu quả nên việc tiếp cận được các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính vi mơ của người nghèo vẫn còn nhiều yếu kém.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ TRÀ VINH

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w