Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

2.2 Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn tài chính vi mơ của người nghèo trên địa bàn

2.2.4 Thành tựu đạt được

TCVM đã tạo được nhiều việc làm cho người nghèo, đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, giảm thiểu những rủi ro, nguy cơ trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn kinh doanh của tầng lớp những người nghèo. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ.

Các khoản TCVM đã giúp cho người nghèo mở rộng hoặc đổi mới hoạt động kinh tế hiện tại và tăng thu nhập. Phần lớn khách hàng của TCVM trước kia rất ít khi ra

khỏi lũy tre làng hay thơn xóm mà họ đang sinh sống nhưng đến nay, các sản phẩm của họ đã được giao dịch, bày bán khắp các chợ trong tỉnh và thậm chí, tại các tỉnh, Thành Phố lận cận. Với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, các hộ nghèo khơng những đã tăng được tổng thu nhập cho mình mà cịn giảm thiểu rủi ro khi có một hay một vài hoạt động của họ bị rơi vào tình trạng khó khăn, ế ẩm. Thu nhập tăng đã giúp người nghèo xử lý kịp thời, một vài tai nạn, bệnh tật đột xuất xảy ra và cải thiện được một phần nhu cầu về y tế, sức khỏe. Đồng thời, chính những khoản tiền tiết kiệm rất nhỏ đã có tác động rất hiệu quả đến cộng đồng và mỗi hộ gia đình. Những khoản tiền này không những tạo thêm một lượng vốn bổ sung cho các tổ chức TCVM, mà cịn giúp các hộ gia đình tự tạo cho mình nguồn vốn tự có và có một lượng vốn dự phòng cho các rủi ro trong công việc làm ăn và cuộc sống của họ.

Tác động của TCVM đã làm gia tăng các hộ gia đình thốt nghèo, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống. Các thành viên tham gia các tổ chức TCVM đã cải thiện được nhà ở, mua sắm một số tiện nghi trong gia đình như tivi, quạt máy, giường, tủ,… và các phương tiện đi lại như xe đạp, xe gắn máy. Ngoài ra, các thành viên tham gia TCVM do tăng thu nhập, có thể chi trả các khoản chi phí học tập cho con cái trong gia đình. Đây là một khoản đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện hiệu quả công việc làm ăn và chất lượng cuộc sống khơng chỉ ở hiện tại mà cịn liên tục và bền vững cho tương lai.

TCVM đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn là cơng cụ địn bẩy kinh tế kích thích người nghèo có điều kiện phát triển công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm tại nông thôn.

Thông qua các hoạt động đào tạo, hoạt động nhóm và làm kinh tế gia đình, những người nghèo đặc biệt là phụ nữ nông thôn đã chứng tỏ năng lực và tính sáng tạo của họ. Qua q trình tự tìm tịi, họ đã có một vị thế mới của những người có thể tự ra quyết định và có quyền tự chủ. Các hoạt động kinh doanh có khả năng phát triển là nền tảng để họ xây dựng năng lực của mình. Đối với hầu hết các thành viên, những người đang sống rất nghèo thì TCVM có thể phá vở “sự tuyệt vọng”, thu nhập do người phụ nữ mang lại nhìn chung có tác động lớn đến thu nhập của cả gia đình, giáo dục con cái và kế hoạch hóa gia đình. Thay đổi về vị thế của người phụ nữ chính do sự tham gia của họ vào lực lượng lao động, thu nhập và tài sản tăng lên. Nhờ việc tiếp cận được với

chương trình TCVM, nhiều phụ nữ nghèo, những người chưa bao giờ nhận được vốn vay của các nguồn vay chính thức nào, lần đầu tiên nhận được một khoản vay tín dụng do mình đứng tên và hồn tồn chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng vốn đó cho việc phát triển kinh tế gia đình và nâng cao mức sống. Vị thế xã hội của người phụ nữ ngày càng tăng lên.

Các tổ chức TCVM do có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ và Hội Nơng dân, thường có cấu trúc tổ chức phân làm nhiều cấp khác nhau từ tỉnh, huyện cho đến xã, rồi đến nhóm tổ. Trong đó, nhân viên của các tổ chức TCVM là những người địa phương hay làm việc thường xuyên tại cộng đồng.

Chất lượng dịch vụ và sản phẩm bao gồm các điều kiện để xét cho vay, mức vốn, lãi suất, kỳ hạn cho vay thủ tục vay vốn và điều kiện thanh toán. Chất lượng này đã được người vay vốn đánh giá khá cao. Mức tín dụng được cung cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người nghèo, các tổ chức cung cấp TCVM làm việc sâu sát và gần gũi với cộng đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thuộc nhóm bán chính thức này đã thực hiện phát triển kênh tiết kiệm từ người nghèo rất tốt. Họ sẵn sàng chấp nhận những khoản tiền tiết kiệm rất nhỏ.

Các dịch vụ phi tín dụng cũng chiếm một phần khá quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức TCVM. Những dịch vụ này bao gồm đào tạo về các kỹ năng kinh doanh cơ bản, kiến thức về y tế, sức khỏe, .. Đặc biệt về công tác đào tạo đã được thực hiện liên tục trước và sau khi giải ngân nên đã giúp cho những người nghèo được cấp vốn cải thiện khả năng kinh doanh và sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn mà họ đã vay.

Tác động tích cực và hiệu quả của TCVM đến nền kinh tế - xã hội và người nghèo.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w