Tạo nguồn cán bộ làm công tác hướng dẫn kinh doanh nhỏ cho các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 86)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

3.1 Giải pháp chủ yếu

3.1.4 Tạo nguồn cán bộ làm công tác hướng dẫn kinh doanh nhỏ cho các hộ nghèo

Là việc lưu trữ một số danh sách những cán bộ nhằm tạo nguồn cán bộ làm công tác hướng dẫn kinh doanh, cơng tác xóa nghèo. Nguồn cán bộ này có thể là những cán bộ xã, các bộ trong hội phụ nữ, hội nông dân, cán bộ công tác xã hội, các giảng viên tại trường đại học ở địa phương, trường (trung tâm) dạy nghề hay các trường khác để có nguồn cán bộ hỗ trợ người nghèo cách làm ăn.

Thực tế, người nghèo thiếu kiến thức, thiếu khả năng tiếp cận thị trường nên việc đào tạo cho người nghèo kiến thức kinh doanh đặc biệt kinh doanh nhỏ giúp người nghèo giảm nghèo là rất cần thiết, đảm bảo phát huy vay trò của người nghèo trong nền kinh tế - xã hội, giúp họ thốt khỏi đói nghèo.

3.1.5 Mở rộng tầm hoạt động của khu vực tài chính vi mơ (đến từng hộ nghèo)

Đối tượng vay vốn tín dụng là những hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn để tổ chức sản xuất kinh doanh trên phạm vi toàn tỉnh, ưu tiên cho các xã nghèo đặc biệt khó khăn; Cung cấp tín dụng quy mô nhỏ với lãi suất ưu đãi cho các hộ gia đình nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của chương trình (đặc biệt là những hộ nghèo là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số, hộ có người tàn tật).

Thiết lập chế tài kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn cho vay, để người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả hạn chế nợ q hạn hay nợ xấu.

Mức cho vay: Căn cứ vào khả năng huy động vốn cũng như năng lực sử dụng vốn vay của đa số hộ nghèo, dự kiến mức cho vay bình quân từ 5 đến 7 triệu đồng và tối đa khơng q 30 triệu đồng/1 món vay.

Thủ tục cho vay: thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận, người nghèo không phải thế chấp tài sản, không qua nhiều khâu trung gian, thời gian từ khi gửi đơn xin vay vốn tại Ngân hàng CSXH đến ngày nhận được tiền tối đa không quá 5 ngày.

Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực quản lý, sử dụng vốn cho người vay vốn.

Tăng sự hài lòng của khách hàng

3.1.6 Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm bảo hiểm vi mô

Theo kinh nghiệm quốc tế, do khách hàng của ngành tài chính vi mơ có đặc thù riêng nên các dịch vụ tài chính cần được thiết kế chuyên biệt cho chính thị trường TCVM. Các tổ chức TCVM cần phát triển hệ thống dịch vụ tài chính đa dạng, đa tiện ích, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài chính truyền thống, đồng thời phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại. Các tổ chức TCVM cũng cần chú ý tới nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới như bảo hiểm vi mơ, tiết kiệm phịng ngừa rủi ro, thanh toán, chuyển tiền trở nên ngày cang quan trọng hơn đối với khách hàng TCVM.

- Phát triển sản phẩm tiết kiệm:

Một cách thức bổ sung để đẩy mạnh phúc lợi hộ gia đình là phát triển các phương tiện ký gửi tiết kiệm an tồn nhưng có tính thanh khoản cao. Theo kinh nghiệm TCVM, ngay cả những hộ nghèo cũng nơn nóng muốn tiết kiệm nếu lãi suất hấp dẫn, cơ sở tiết kiệm vào các chương trình TCVM là một việc có ý nghĩa vì nhiều ngun nhân. Thứ nhất, nó có thể mang lại một nguồn vốn khơng đắt đỏ lắm dùng để cho vay lại. Thứ hai, những người gửi tiền tiết kiệm hơm nay có thể là người vay mượn ngày mai, vì thế chương trình tiết kiệm tạo ra một tập hợp khách hàng tự nhiên. Thứ ba, tích lũy tiết kiệm có thể mang lại những lợi thế quan trọng cho các hộ thu nhập thấp một cách trực tiếp: Các hộ có thể tích lũy tài sản để sử dụng như tài sản thế chấp, họ có thể sử dụng nguồn dự trữ này để giảm biến động tiêu dùng theo thời gianvà họ có thể tự tài

trợ cho hoạt động đầu tư thay vì ln ln chạy đến những người cho vay. Đặc điểm của tài chính vi mơ là phát triển các khoản gửi tiết kiệm có số lượng lớn nhưng giá trị thấp. Các dịch vụ tiết kiệm phải đảm bảo an toàn, thuận tiện, linh hoạt (thanh khoản cao, nhưng có lãi hấp dẫn). Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng vật chất (quà, tiền) hay tinh thần (giấy khen, bằng khen, thư cảm ơn,…) nếu khách hàng thực hiện đúng theo các điều khoản trong hợp đồng tiết kiệm nhằm tăng sức hấp dẫn đối với việc gửi tiền của khách hàng.

- Phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô:

Đây là một sản phẩm tài chính được thiết kế để phù hợp với thị trường thu nhập thấp (về các điều khoản như giá cả, thời hạn, phạm vi bảo hiểm và cơ chế phân phối) nhằm bảo vệ cho người nghèo bằng cách giảm thiểu hậu quả tài chính của các sự kiện rủi ro. Muốn thốt khởi đói nghèo một cách bền vững, người nghèo khơng chỉ cần có những cơng cụ để tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn cần đến các công cụ giúp họ giảm được tình trạng dễ bị tổn thương và tránh tái nghèo. Người nghèo và người thu nhập thấp, cũng như tất cả mọi người, đều phải đối mặt với những rủi ro không thể lường trước trong cuộc sống hằng ngày như: Ốm đau, tai nạn, trộm cắp, hay kinh doanh thất bát, … Và chỉ một rủi ro (có thể là nhỏ đối với những người khá giả hơn) thì cũng đủ để xóa bỏ những thành quả lao động mà người nghèo phải vất vả hàng năm trời mới có được, khiến họ lại tái nghèo, thậm chí có thể lâm vào cảnh bần cùng hơn trước. Sản phẩm bảo hiểm vi mô hiện nay đang được thử nghiệm ở một số tổ chức TCVM song song với các chương trình hỗ trợ của ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á trong việc đưa các sản phẩm này tại Việt Nam. Các tổ chức TCVM có thể thực hiện theo mơ hình Đối tác - Đại lý để cung cấp bảo hiểm vi mơ cho phân đoạn thị trường có thu nhập thấp. Nghĩa là một công ty bảo hiểm thương mại trở thành đối tác của một chương trình TCVM, do các tổ chức TCVM phân phối các sản phẩm bảo hiểm vi mô. Các công ty bảo hiểm sẽ quản lý các khoản chi bảo hiểm cũng như quỹ thanh toán bảo hiểm, với một mạng lưới phân phối được nhận hoa hồng của các khoản phí bảo hiểm thu được và các sản phẩm được phục vụ. Mức phí hàng năm là một tỷ lệ hợp lý của khoản vay với khoản thanh toán tương ứng số tiền bù đắp cho người vay khi xảy ra rủi ro.

- Phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền

Nhiều tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới xem công nghệ thông tin - ứng dụng Ngân hàng điện tử vào các tổ chức TCVM là điểm quyết định xây dựng chiến lược đạt tới cùng một lúc khả năng tiếp cận khách hàng và sự bền vững. Vi tính hóa hệ thống thơng tin quản lý sẽ giúp cho tổ chức TCVM dễ dàng kiểm sốt chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng, phát triển dịch vụ thanh tốn, tiền gửi và các dịch vụ tài chính khác. Các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền phát triển là cơ hội lớn cho tổ chức TCVM đa dạng hóa hoạt động, tăng cường thu hút khách hàng và cũng là động cơ tổ chức TCVM đầu tư chiều sâu cho công nghệ phần mềm phần cứng, hợp tác với các tổ chức tài chính khác trong nước. Tuy nhiên, các tổ chức TCVM cần cân nhắc giữa quy mô hoạt động và vốn hiện tại với nhu cầu thị trường về sản phẩm này để đưa ra thời gian thực hiện đầu tư và phát triển hoạt động phù hợp. Vì vậy tổ chức TCVM cần có kế hoạch dài hạn nối kết với trung tâm thanh toán bù trừ hoặc kết nối trực tiếp với các ngân hàng khác để có thể triển khai được sản phẩm thanh toán, chuyển tiền. Các tổ chức TCVM có thể liên kết với một tổ chức thương mại khác (đại lý) trong việc cung cấp dịch vụ tài chính này theo hình thức ủy quyền và nhận được chi phí dịch vụ tính trên các giao dịch hợp lý. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực tài chính vi mơ sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành TCVM có nhiều thay đổi. Đây thực sự là giải pháp để tổ chức TCVM có thể tăng cường mở rộng thêm các dịch vụ TCVM với chi phí thấp cho khách hàng.

- Phát triển các dịch vụ phi tài chính

Các dịch vụ hỗ trợ sẽ góp phần giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn. Các tổ chức TCVM có thể lựa chọn thuê một tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ hoặc tự cung ứng dịch vụ thơng qua phát triển từ các phịng ban chức năng phối hợp. Việc lựa chọn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu, khả năng thanh tốn của khách hàng và khả năng về tài chính – nhân lực của tổ chức TCVM. Một số nhóm dịch vụ hỗ trợ như: Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhỏ (đào tạo kinh doanh, sản xuất, marketing), nhóm dịch vụ trung gian xã hội (đào tạo quản lý, tính liên kết, nâng cao năng lực xã hội, ý tế, giáo dục…).. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ tài chính cho khách hàng, giúp cho khách hàng gắn bó trung thành với tổ chức TCVM

+ Hỗ trợ thông qua các hợp phần y tế: Khi các chi phí y tế tăng mạnh hoặc đột ngột, hoặc khi gia đình có người mất đi, những người nghèo có thể lâm vào hồn cảnh

bị nợ nần nặng nề. Do đó, cùng với hợp phần tín dụng, các dự án có thể đưa vào cả hợp phần y tế như tài trợ trực tiếp hay giáo dục đơn giản về dinh dưỡng và ý thức sức khỏe. Các hỗ trợ y tế là những khoản viện trợ của các cơ quan thực hiện, nhưng cũng có thể gộp vào mảng bảo hiểm y tế của các loại hình dịch vụ phi tài chính.

+ Hỗ trợ thơng qua các khoản viện trợ: Ở những nơi có người nghèo đang trong hồn cảnh khó khăn như những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay những người bị chuyển chỗ ở, sẽ rất phù hợp nếu có những khoản tài trợ vi mơ cho các đối tượng này để họ xây dựng lại cuộc sống. Đối với những khoản viện trợ cho các mục đích sản xuất, cần có các hoạt động đào tạo và tư vấn đi kèm.

+ Hỗ trợ thuê thiết bị (máy xay thóc, máy khâu, bình xịt, một con bị…). Một tổ chức phi chính phủ có thể cho th thiết bị cần thiết, chi trả các chi phí và tiền tiêu hao thiết bị từ những khoản tiền cho thuê theo tuần hoặc theo tháng.

+ Tạo ra cơ hội làm việc bán thời gian để có thêm thu nhập cho họ. Những khoản tiền nhỏ này có thể tạo ra những thay đổi lớn cho các gia định rất nghèo và trên thực tế, có thể giúp đỡ những gia đình này trong lúc khẩn cấp mà khơng làm cho họ bị nợ nần.

+ Học bổng cho con em gia đình nghèo để bổ sung vào thu nhập của gia đình và như thế họ sẽ khơng phải trả một số hoặc tất cả các chi phí học tập của con em mình.

+ Đào tạo về các kỹ năng để cải thiện cuộc sống (tiết kiệm, học đọc viết, học làm toán, học quản lý tài chính…) đã là những hoạt động đi kèm rất thành công của các dự án tăng thu nhập.

3.2 Một số giải pháp khác

3.2.1 Truyền thông nâng cao nhận thức cho người nghèo.

Nâng cao nhận thức cho người nghèo về kinh nghiệm sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất theo quy mơ hộ gia đình, đưa những gương điển hình vươn lên thốt nghèo để người dân học tập.

Xây dựng phóng sự truyền hình về điển hình tiêu biểu một số hộ nghèo có ý chí đã khắc phục khó khăn vươn lên thốt nghèo trong thời gian qua (nêu người thực việc thực để người nghèo học tập).

Phát sóng phóng sự nhiều lần trên Đài phát thanh và truyền hình địa phương, đồng thời nhân bản bằng đĩa CD gửi về Ủy ban nhân dân 104 xã-phường-thị trấn làm tài liệu tuyên truyền.

Đưa những thông tin cần thiết hỗ trợ người nghèo về vùng sâu, vùng xa thông qua các phương tiện truyền thông như tivi, radio…

3.2.2 Khuyến nông cho hộ nghèo

Tổ chức lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân nghèo vùng sâu, vùng thiếu thông tin kỹ thuật, xây dựng các mơ hình 3 giảm 3 tăng: Mơ hình này là tiến bộ kỹ thuật về lĩnh vực bảo vệ thực vật nhằm quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp trên cây lúa một cách khoa học. Áp dụng biện pháp này giúp người dân giảm được lượng lúa giống, giảm chi phí thuốc trừ sâu, điều chỉnh lượng phân bón phù hợp, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khoẻ cộng đồng và một số biện pháp phát triển kinh tế nông hộ, nông thôn khác được tiếp cận với người dân.

3.2.3 Trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo

Nâng cao nhận thức cho người nghèo về pháp luật tạo điều kiện cho họ có khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi.

Tổ chức biên soạn tờ rơi và sách tuyên truyền pháp luật (chủ yếu là bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, luật hơn nhân gia đình) theo hình thức hỏi đáp pháp luật phát cho người nghèo.

3.2.4 Dạy nghề cho người lao động thuộc diện hộ nghèo

Giúp người nghèo có được kiến thức nghề cần thiết thơng qua các khóa dạy nghề ngắn hạn, tạo cơ hội cho họ tìm được việc làm ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững. Trong đó ưu tiên dạy nghề để đi làm việc tại các tỉnh bạn và đi xuất khẩu lao động, bằng việc tổ chức các lớp dạy nghề lưu động tại các cụm xã.

3.2.5 Thay đổi cách suy nghĩ và cách làm của người nghèo, giúp người nghèo vượt quamặc cảm, giàu nghị lực, khát vọng thoát nghèo và trở nên thành công trong mặc cảm, giàu nghị lực, khát vọng thoát nghèo và trở nên thành công trong cuộc sống

Với phương cách này cần phải tác động lâu dài, chính phủ khơng thể nào bao cấp mãi, phải cho người nghèo tự vượt nghèo bằng chính khả năng của mình, tự khẳng định chính mình. Thực tiễn cho thấy những người nghèo không cải thiện được cuộc sống và nghèo mãi mãi là những người khơng có mục tiêu trong tương lại, lười lao động; Không đam mê một cơng việc; Thích sống hưởng thụ, ỉ lại; Tiêu xài phung phí; Lười tính tốn; Khơng có ý chí cầu tiến, tiến thủ; Làm những công việc chân tay; Không biết quản lý tài chính; Khơng có nghề nghiệp cụ thể; Và va vào các tệ nạn xã hội: ma túy, cờ bạc, rượu chè,…, mặc cảm nghèo hoặc thiếu quyết tâm, khát khao thoát nghèo. Do vậy, trước hết giúp người nghèo bỏ qua mặc cảm, tự ti, giàu nghị lực hơn trong cuộc sống là những người làm cơng tác xóa nghèo nên gần gủi họ, động viên, đào tạo họ, rèn luyện cho họ có ý chí, có nghị lực, khát vọng và quyết tâm, giúp họ thay đổi cách nghĩ và cách làm, khơng ai cứu họ bằng chính họ để họ tự chủ hơn, bỏ thói ỉ lại, trơng chờ vào vận mai hay sự ban ơn của người khác.

3.3 Kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan hữu quan3.3.1 Tăng cường vai trò quản lý hoạt động thị trường tài chính vi mơ 3.3.1 Tăng cường vai trị quản lý hoạt động thị trường tài chính vi mơ

Xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất và cập nhật về tất cả các tổ chức TCVM hiện đang hoạt động trên thị trường, bao gồm việc đánh giá chất lượng, phạm vi tiếp cận, kể cả tài sản và các nguồn vốn, phân đoạn thị trường nhằm quản lý rủi ro tốt hơn. Thực hiện xếp hạng thường xuyên đối với các tổ chức TCVM nhằm cải thiện lòng tin và hiểu biết về thị trường ngành này.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w