Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm bảo hiểm vi mô

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 87 - 91)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

3.1 Giải pháp chủ yếu

3.1.6 Phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và sản phẩm bảo hiểm vi mô

Theo kinh nghiệm quốc tế, do khách hàng của ngành tài chính vi mơ có đặc thù riêng nên các dịch vụ tài chính cần được thiết kế chuyên biệt cho chính thị trường TCVM. Các tổ chức TCVM cần phát triển hệ thống dịch vụ tài chính đa dạng, đa tiện ích, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của khách hàng, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ tài chính truyền thống, đồng thời phát triển các dịch vụ tài chính hiện đại. Các tổ chức TCVM cũng cần chú ý tới nhu cầu về các dịch vụ tài chính mới như bảo hiểm vi mơ, tiết kiệm phịng ngừa rủi ro, thanh toán, chuyển tiền trở nên ngày cang quan trọng hơn đối với khách hàng TCVM.

- Phát triển sản phẩm tiết kiệm:

Một cách thức bổ sung để đẩy mạnh phúc lợi hộ gia đình là phát triển các phương tiện ký gửi tiết kiệm an tồn nhưng có tính thanh khoản cao. Theo kinh nghiệm TCVM, ngay cả những hộ nghèo cũng nơn nóng muốn tiết kiệm nếu lãi suất hấp dẫn, cơ sở tiết kiệm vào các chương trình TCVM là một việc có ý nghĩa vì nhiều ngun nhân. Thứ nhất, nó có thể mang lại một nguồn vốn không đắt đỏ lắm dùng để cho vay lại. Thứ hai, những người gửi tiền tiết kiệm hơm nay có thể là người vay mượn ngày mai, vì thế chương trình tiết kiệm tạo ra một tập hợp khách hàng tự nhiên. Thứ ba, tích lũy tiết kiệm có thể mang lại những lợi thế quan trọng cho các hộ thu nhập thấp một cách trực tiếp: Các hộ có thể tích lũy tài sản để sử dụng như tài sản thế chấp, họ có thể sử dụng nguồn dự trữ này để giảm biến động tiêu dùng theo thời gianvà họ có thể tự tài

trợ cho hoạt động đầu tư thay vì ln ln chạy đến những người cho vay. Đặc điểm của tài chính vi mơ là phát triển các khoản gửi tiết kiệm có số lượng lớn nhưng giá trị thấp. Các dịch vụ tiết kiệm phải đảm bảo an toàn, thuận tiện, linh hoạt (thanh khoản cao, nhưng có lãi hấp dẫn). Bên cạnh đó, cũng nên thực hiện các biện pháp khuyến khích bằng vật chất (quà, tiền) hay tinh thần (giấy khen, bằng khen, thư cảm ơn,…) nếu khách hàng thực hiện đúng theo các điều khoản trong hợp đồng tiết kiệm nhằm tăng sức hấp dẫn đối với việc gửi tiền của khách hàng.

- Phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô:

Đây là một sản phẩm tài chính được thiết kế để phù hợp với thị trường thu nhập thấp (về các điều khoản như giá cả, thời hạn, phạm vi bảo hiểm và cơ chế phân phối) nhằm bảo vệ cho người nghèo bằng cách giảm thiểu hậu quả tài chính của các sự kiện rủi ro. Muốn thốt khởi đói nghèo một cách bền vững, người nghèo khơng chỉ cần có những cơng cụ để tạo việc làm, tăng thu nhập, mà còn cần đến các công cụ giúp họ giảm được tình trạng dễ bị tổn thương và tránh tái nghèo. Người nghèo và người thu nhập thấp, cũng như tất cả mọi người, đều phải đối mặt với những rủi ro không thể lường trước trong cuộc sống hằng ngày như: Ốm đau, tai nạn, trộm cắp, hay kinh doanh thất bát, … Và chỉ một rủi ro (có thể là nhỏ đối với những người khá giả hơn) thì cũng đủ để xóa bỏ những thành quả lao động mà người nghèo phải vất vả hàng năm trời mới có được, khiến họ lại tái nghèo, thậm chí có thể lâm vào cảnh bần cùng hơn trước. Sản phẩm bảo hiểm vi mô hiện nay đang được thử nghiệm ở một số tổ chức TCVM song song với các chương trình hỗ trợ của ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á trong việc đưa các sản phẩm này tại Việt Nam. Các tổ chức TCVM có thể thực hiện theo mơ hình Đối tác - Đại lý để cung cấp bảo hiểm vi mơ cho phân đoạn thị trường có thu nhập thấp. Nghĩa là một công ty bảo hiểm thương mại trở thành đối tác của một chương trình TCVM, do các tổ chức TCVM phân phối các sản phẩm bảo hiểm vi mô. Các công ty bảo hiểm sẽ quản lý các khoản chi bảo hiểm cũng như quỹ thanh toán bảo hiểm, với một mạng lưới phân phối được nhận hoa hồng của các khoản phí bảo hiểm thu được và các sản phẩm được phục vụ. Mức phí hàng năm là một tỷ lệ hợp lý của khoản vay với khoản thanh toán tương ứng số tiền bù đắp cho người vay khi xảy ra rủi ro.

- Phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền

Nhiều tổ chức tài chính vi mơ trên thế giới xem cơng nghệ thông tin - ứng dụng Ngân hàng điện tử vào các tổ chức TCVM là điểm quyết định xây dựng chiến lược đạt tới cùng một lúc khả năng tiếp cận khách hàng và sự bền vững. Vi tính hóa hệ thống thơng tin quản lý sẽ giúp cho tổ chức TCVM dễ dàng kiểm soát chất lượng, hiệu quả hoạt động tín dụng, phát triển dịch vụ thanh tốn, tiền gửi và các dịch vụ tài chính khác. Các dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền phát triển là cơ hội lớn cho tổ chức TCVM đa dạng hóa hoạt động, tăng cường thu hút khách hàng và cũng là động cơ tổ chức TCVM đầu tư chiều sâu cho công nghệ phần mềm phần cứng, hợp tác với các tổ chức tài chính khác trong nước. Tuy nhiên, các tổ chức TCVM cần cân nhắc giữa quy mô hoạt động và vốn hiện tại với nhu cầu thị trường về sản phẩm này để đưa ra thời gian thực hiện đầu tư và phát triển hoạt động phù hợp. Vì vậy tổ chức TCVM cần có kế hoạch dài hạn nối kết với trung tâm thanh toán bù trừ hoặc kết nối trực tiếp với các ngân hàng khác để có thể triển khai được sản phẩm thanh toán, chuyển tiền. Các tổ chức TCVM có thể liên kết với một tổ chức thương mại khác (đại lý) trong việc cung cấp dịch vụ tài chính này theo hình thức ủy quyền và nhận được chi phí dịch vụ tính trên các giao dịch hợp lý. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực tài chính vi mơ sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành TCVM có nhiều thay đổi. Đây thực sự là giải pháp để tổ chức TCVM có thể tăng cường mở rộng thêm các dịch vụ TCVM với chi phí thấp cho khách hàng.

- Phát triển các dịch vụ phi tài chính

Các dịch vụ hỗ trợ sẽ góp phần giúp khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tốt hơn. Các tổ chức TCVM có thể lựa chọn thuê một tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực hỗ trợ hoặc tự cung ứng dịch vụ thơng qua phát triển từ các phịng ban chức năng phối hợp. Việc lựa chọn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu, khả năng thanh tốn của khách hàng và khả năng về tài chính – nhân lực của tổ chức TCVM. Một số nhóm dịch vụ hỗ trợ như: Nhóm dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh nhỏ (đào tạo kinh doanh, sản xuất, marketing), nhóm dịch vụ trung gian xã hội (đào tạo quản lý, tính liên kết, nâng cao năng lực xã hội, ý tế, giáo dục…).. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các dịch vụ tài chính cho khách hàng, giúp cho khách hàng gắn bó trung thành với tổ chức TCVM

+ Hỗ trợ thông qua các hợp phần y tế: Khi các chi phí y tế tăng mạnh hoặc đột ngột, hoặc khi gia đình có người mất đi, những người nghèo có thể lâm vào hồn cảnh

bị nợ nần nặng nề. Do đó, cùng với hợp phần tín dụng, các dự án có thể đưa vào cả hợp phần y tế như tài trợ trực tiếp hay giáo dục đơn giản về dinh dưỡng và ý thức sức khỏe. Các hỗ trợ y tế là những khoản viện trợ của các cơ quan thực hiện, nhưng cũng có thể gộp vào mảng bảo hiểm y tế của các loại hình dịch vụ phi tài chính.

+ Hỗ trợ thơng qua các khoản viện trợ: Ở những nơi có người nghèo đang trong hồn cảnh khó khăn như những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai hay những người bị chuyển chỗ ở, sẽ rất phù hợp nếu có những khoản tài trợ vi mơ cho các đối tượng này để họ xây dựng lại cuộc sống. Đối với những khoản viện trợ cho các mục đích sản xuất, cần có các hoạt động đào tạo và tư vấn đi kèm.

+ Hỗ trợ th thiết bị (máy xay thóc, máy khâu, bình xịt, một con bị…). Một tổ chức phi chính phủ có thể cho th thiết bị cần thiết, chi trả các chi phí và tiền tiêu hao thiết bị từ những khoản tiền cho thuê theo tuần hoặc theo tháng.

+ Tạo ra cơ hội làm việc bán thời gian để có thêm thu nhập cho họ. Những khoản tiền nhỏ này có thể tạo ra những thay đổi lớn cho các gia định rất nghèo và trên thực tế, có thể giúp đỡ những gia đình này trong lúc khẩn cấp mà không làm cho họ bị nợ nần.

+ Học bổng cho con em gia đình nghèo để bổ sung vào thu nhập của gia đình và như thế họ sẽ không phải trả một số hoặc tất cả các chi phí học tập của con em mình.

+ Đào tạo về các kỹ năng để cải thiện cuộc sống (tiết kiệm, học đọc viết, học làm toán, học quản lý tài chính…) đã là những hoạt động đi kèm rất thành công của các dự án tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w