Giải pháp định hướng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

3.1 Giải pháp định hướng

3.1.1Điều chỉnh khung pháp lý và có sự giám sát hợp lý vào khu vực tài chính vi mơ

Các ngân hàng thương mại có thể tự xác định lãi suất của riêng họ. Nhưng hiện nay, NHNN & PTNT trong một số trường hợp vẫn phải theo chính sách lãi suất được đề xuất bởi ngân hàng nhà nước, mặc dù NHNN & PTNT và quỹ tín dụng đã huy động một lượng tiền gửi đáng kể. Cơ chế của các NGO và các tổ chức đoàn thể lại thiết lập những mức lãi suất của riêng họ. Các chi nhánh của NHNN & PTNT lại tuân thủ nghiêm ngặc những hướng dẫn từ NHNN & PTNT trung ương, khơng có bất cứ chi nhánh nào đề xuất những chính sách mang tính địa phương hóa.

Chưa có một khung pháp lý rõ ràng cho tài chính vi mơ đã và đang là một chính sách cho sự phát triển của khu vực tài chính vi mơ ở Việt Nam và khó kêu gọi được các nhà tài trợ và các nhà đầu tư tham gia khu vực này. Cho đến khi ban hành nghị định 28 cho hoạt động tài chính vi mơ được ban hành vào tháng 3 năm 2005, khơng có một khung pháp lý hồn chỉnh nào cho các dịch vụ tài chính vi mơ bởi vì các hoạt động này nằm ngồi các Luật của các tổ chức tín dụng. Vị thế pháp lý và tính hợp pháp của hoạt động được tiến hành dưới danh nghĩa của các dự án tài chính vi mơ được hỗ trợ bởi các bộ, các cơ quan đoàn thể và các nhà tài trợ quốc tế là chưa rõ ràng.

Nghị định 28 và sau này là nghị định 165 sửa đổi và bổ sung đã đặt các tổ chức tài chính vi mơ dưới sự giám sát của ngân hàng nhà nước nhưng cơ chế giám sát thì vẫn chưa có. Vụ Thanh Tra Ngân hàng của Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm thanh tra tất cả các tổ chức tín dụng, nơi mà phải được kiểm tra ít nhất 1 lần 1 năm. Các tổ chức tín dụng nơng thôn cũng được kiểm tra theo như cách mà các tổ chức tài chính khác thuộc sự quản lý của Vụ thanh tra ngân hàng của ngân hàng nhà nước.

Qua thực tiễn có thể thấy việc tạo dựng một hành lang pháp lý chuẩn mực để các tổ chức TCVM tồn tại và phát triển là vơ cùng cấp thiết. Để hồn thiện môi trường pháp lý cho các tổ chức TCVM hoạt động cần: Đa dạng hóa hình thức pháp lý của tổ chức

TCVM, cũng như đơn giản hóa thủ tục thành lập và tổ chức lại tổ chức TCVM, sửa đổi một số quy định về quản trị và điều hành của các tổ chức TCVM.

3.1.2 Xây dựng chiến lược quốc gia về ngành tài chính vi mơ

Để ngành tài chính vi mơ có thể phát triển một cách lành mạnh và bền vững, những người làm chính sách và các nhà thực hành cần cùng nhau xây dựng một chiến lược quốc gia toàn diện. NHNN cần thành lập một ban soạn thảo gồm những bên liên quan để chuẩn bị cho chiến lược này. Trong đó, NHNN là đơn vị chịu trách nhiệm chính, nhưng cần có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch đầu tư, các cơ quan có liên quan cũng như các tổ chức TCVM. Những vấn đề cần được đề cập đến trong chiến lược phát triển hoạt động của các tổ chức TCVM như:

- Xem xét và phân tích tồn bộ hệ thống tài chính vi mô như là một phần quan trọng của cải cách trong tổng thể hệ thống tài chính quốc gia

- Phát triển một thị trường cạnh tranh và minh bạch cho ngành tài chính vi mơ. Sự cạnh tranh trong khu vực tài chính vi mơ sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho người nghèo và tạo tiền đề phát triển khu vực này. Thứ nhất, cần xóa bỏ hoặc giảm bớt những yếu tố làm bóp méo thị trường như chính sách trợ giá, bao cấp. Đây là điều thiết yếu cho việc phát triển đúng đắn của ngành tài chính nói chung, tài chính vi mơ nói riêng. Cho phép các tổ chức TCVM kết hợp cung cấp các dịch vụ tài chính và hỗ trợ xã hội gián tiếp, tùy thuộc vào khả năng của tổ chức và nhu cầu khách hàng. Thứ hai, tạo sân chơi bình đẳng cho các tổ chức TCVM phát triển hoạt động. Cho phép các tổ chức tài chính vi mơ được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ ủy thác cho các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo việc làm, chương trình hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ…và cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh với các tổ chức nếu có vi phạm. Thứ ba, xem xét lại chính sách tín dụng giá rẻ. Tín dụng nhỏ là phương tiện xóa nghèo hiệu quả, nhưng tập trung vào tín dụng giá rẻ để phát triển xã hội có thể dẫn đến sự hiểu lầm nghiêm trọng về vai trị của hệ thống tài chính vi mơ. Sự kết hơp các yếu tố thị trường và phi thị trường khiến cho kỳ vọng về dịch vụ tài chính khơng tương thích với các thơng lệ quốc tế được chấp nhận trong tài chính vi mơ, đặc biệt là tầm quan trọng của sự bền vững và dẫn đến việc các nguyên tắc quản lý tài chính đúng đắn thường bị vi phạm.

- Khuyến khích sự tham gia của các tổ chức tài chính khác vào thị trường tài chính vi mơ, tạo thêm cung để đáp ứng khoảng trống cho cầu dịch vụ tài chính các hộ gần ngưỡng nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

- Phát triển các tổ chức tài chính vi mơ đa dạng về sở hữu, về loại hình tổ chức. Khuyến khích các NHTM cùng nhau tham gia vào thị trường tài chính vi mơ nhằm góp phần tạo điều kiện phát triển khu vực tài chính vi mơ. Cơ chế giám sát đối với các tổ chức tài chính vi mơ chặt chẽ nhưng phải cũng bảo đảm tăng tính cạnh tranh cho khu vực này.

- Xác định rõ vai trò của các tổ chức quần chúng, chính trị, xã hội trong hệ thống tài chính vi mơ. Khơng thể phủ nhận vai trò quan trọng của các tổ chức quần chúng, đồn thể chính trị - xã hội trong việc điều phối, tham gia hỗ trợ đắc lực vào q trình cung ứng dịch vụ tài chính vi mơ. Theo kinh nghiệm quốc tế, các tổ chức TCVM chỉ có thể thành cơng lâu dài nếu biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa khung pháp lý chính thức và phi chính thức. Mối quan hệ hàng xóm, các thành viên trong các hiệp hội, tổ chức chính trị xã hội tạo thành sức mạnh cộng đồng, giúp khách hàng của tổ chức TCVM phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Sức mạnh này cũng trở thành sức ép để khách hàng thực hiện các điều khoản đối với tổ chức TCVM, giảm chi phí giao dịch cho cả tổ chức và khách hàng. Mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa tổ chức TCVM và các cơ quan địa phương cần được củng cố thơng qua cơ chế chính sách hợp tác, phối hợp rõ ràng, cùng có lợi và vì mục tiêu chung là phát triển cộng đồng vì người nghèo. Sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp cho tổ chức TCVM hoạt động ổn định, an toàn, hiệu quả. Các cơ quan này cũng cần nhìn nhận tầm quan trọng của tổ chức TCVM trong địa bàn hoạt động của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

3.1.3 Phát triển ngành tài chính vi mơ theo hướng thị trường

Nghiên cứu về nhu cầu tài chính đã cho thấy nguồn vốn bao cấp thường không đến được với người nghèo ở những vùng khó khăn. Hơn nữa, việc cho vay có bao cấp cũng tạo ra những sai lầm và tăng mức độ ỷ lại của người nghèo, người dân coi đây là một khoản trợ cấp hay hỗ trợ nên khơng có tư tưởng phải hồn trả, khiến họ khơng nỗ lực thoát nghèo, thực tế cho thấy tỷ lệ hoàn trả của các chương trình tín dụng bao cấp là thấp, trừ một vài trường hợp đặc biệt, tỷ lệ khơng hồn trả ở các nước đang phát triển

giao động khoảng từ 40 đến 95%. Vốn không thu hồi lại được khiến cho một lượng lớn nguồn vốn bị mất đi. Trong khi đó, chi tiêu của các chính phủ ở các nước cần phải phân bổ cho nhiều hoạt động khác. Tăng nguồn vốn cho hoạt động này sẽ ảnh hưởng tới các hoạt động khác như an ninh, giáo dục, y tế … Rất nhiều chương trình phúc lợi xã hội sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai mà chính những dịch vụ này mang lại lợi ích khơng nhỏ cho người nghèo.

Đối với Ngân hàng chính sách xã hội, một ngân hàng thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo thơng qua việc thực hiện chính sách lãi suất bao cấp cần phải thay đổi cách thức hoạt động, cần quan tâm loại trừ khả năng tiếp tục vai trị của mình trong việc trực tiếp bán lẻ các khoản vay cho các hộ gia đình nghèo mà chỉ nên giữ vai trị là người bán buôn với lãi suất thấp cho các tổ chức tài chính vi mơ là những đơn vị có khả năng tiếp cận tốt hơn đến những nhóm mục tiêu, để tổ chức này mở rộng cho vay đến với người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Tỷ trọng cũng như mức độ vốn mà NHCS bơm vào cho các tổ chức này cần phải cân nhắc, nên ở mức vừa phải và ưu tiên phân bổ cấp vốn dựa vào mức độ tiếp cận của từng tổ chức.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w