Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ trong tầm hạn kiểm soát

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 71)

CHƯƠNG 1 : NGƯỜI NGHÈO VÀ NGUỒN TÀI CHÍNH VI MƠ HỖ TRỢ

2.2 Phân tích thực trạng tiếp cận nguồn tài chính vi mơ của người nghèo trên địa bàn

2.2.3.4 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ trong tầm hạn kiểm soát

Cho vay cho đối tượng hộ nghèo và nghèo nhất vẫn không tránh khỏi rủi ro vì những khách hàng nghèo và nghèo nhất khó có khả năng trả được nợ đúng hạn hay họ mất khả năng thanh toán dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên ở các tổ chức TCVM. Tuy nhiên, các chương trình tín dụng hỗ trợ người nghèo với tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ và nợ xấu/tổng dư nợ của các tổ chức TCVM vẫn trong tầm hạn kiểm soát.

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại NHCSXH là 1.4%; Nợ xấu/tổng dư nợ là 1.55%; Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ tại tổ TKTD tại HLHPN 1.5%; Nợ xấu/tổng dư nợ là 1.5%.

Theo thông lệ quốc tế - Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ < 5% là hợp lý; nợ xấu/tổng dư nợ < 3%: là chấp nhận được.

Các tổ chức tài chính vi mơ đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội đã trích lập dự phịng rủi ro tín dụng đảm bảo theo đúng quy định, với hệ số dự phịng rủi ro 0.02.

2.2.3.5 Tài chính vi mô ở Trà Vinh thành cơng có phần tham gia của các tổ chức phi chính phủ IMPP và tổ chức chính trị - xã hội nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Với sự nỗ lực của các các tổ chức Phi chính phủ (IMPP) và tổ chức chính trị - xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh và đồn thanh niên nên cơng tác xóa đói giảm nghèo tại Trà Vinh được hồn thành.

Thơng qua các chương trình hỗ trợ người nghèo: hướng người nghèo cách kinh doanh, cải thiện và nâng cao sự tham gia thị trường cho người nghèo tại IMPP hay các cuộc vận động góp vốn giúp nhau làm kinh tế gia đình tại Hội liên hiệp phụ nữ đã phát huy tác dụng tích cực, kịp thời phục vụ người dân tổ chức sản xuất, vừa mang ý nghĩa về kinh tế vừa mang ý nghĩa về xã hội, thể hiện truyền thống của dân tộc, góp phần cũng cố tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

2.2.4 Thành tựu đạt được

TCVM đã tạo được nhiều việc làm cho người nghèo, đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ gia đình, giảm thiểu những rủi ro, nguy cơ trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn kinh doanh của tầng lớp những người nghèo. Qua đó, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của chính phủ.

Các khoản TCVM đã giúp cho người nghèo mở rộng hoặc đổi mới hoạt động kinh tế hiện tại và tăng thu nhập. Phần lớn khách hàng của TCVM trước kia rất ít khi ra

khỏi lũy tre làng hay thơn xóm mà họ đang sinh sống nhưng đến nay, các sản phẩm của họ đã được giao dịch, bày bán khắp các chợ trong tỉnh và thậm chí, tại các tỉnh, Thành Phố lận cận. Với việc đa dạng hóa nguồn thu nhập, các hộ nghèo khơng những đã tăng được tổng thu nhập cho mình mà cịn giảm thiểu rủi ro khi có một hay một vài hoạt động của họ bị rơi vào tình trạng khó khăn, ế ẩm. Thu nhập tăng đã giúp người nghèo xử lý kịp thời, một vài tai nạn, bệnh tật đột xuất xảy ra và cải thiện được một phần nhu cầu về y tế, sức khỏe. Đồng thời, chính những khoản tiền tiết kiệm rất nhỏ đã có tác động rất hiệu quả đến cộng đồng và mỗi hộ gia đình. Những khoản tiền này không những tạo thêm một lượng vốn bổ sung cho các tổ chức TCVM, mà cịn giúp các hộ gia đình tự tạo cho mình nguồn vốn tự có và có một lượng vốn dự phòng cho các rủi ro trong công việc làm ăn và cuộc sống của họ.

Tác động của TCVM đã làm gia tăng các hộ gia đình thốt nghèo, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm xuống. Các thành viên tham gia các tổ chức TCVM đã cải thiện được nhà ở, mua sắm một số tiện nghi trong gia đình như tivi, quạt máy, giường, tủ,… và các phương tiện đi lại như xe đạp, xe gắn máy. Ngoài ra, các thành viên tham gia TCVM do tăng thu nhập, có thể chi trả các khoản chi phí học tập cho con cái trong gia đình. Đây là một khoản đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện hiệu quả công việc làm ăn và chất lượng cuộc sống không chỉ ở hiện tại mà còn liên tục và bền vững cho tương lai.

TCVM đã góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn là cơng cụ địn bẩy kinh tế kích thích người nghèo có điều kiện phát triển công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm tại nông thôn.

Thông qua các hoạt động đào tạo, hoạt động nhóm và làm kinh tế gia đình, những người nghèo đặc biệt là phụ nữ nơng thơn đã chứng tỏ năng lực và tính sáng tạo của họ. Qua q trình tự tìm tịi, họ đã có một vị thế mới của những người có thể tự ra quyết định và có quyền tự chủ. Các hoạt động kinh doanh có khả năng phát triển là nền tảng để họ xây dựng năng lực của mình. Đối với hầu hết các thành viên, những người đang sống rất nghèo thì TCVM có thể phá vở “sự tuyệt vọng”, thu nhập do người phụ nữ mang lại nhìn chung có tác động lớn đến thu nhập của cả gia đình, giáo dục con cái và kế hoạch hóa gia đình. Thay đổi về vị thế của người phụ nữ chính do sự tham gia của họ vào lực lượng lao động, thu nhập và tài sản tăng lên. Nhờ việc tiếp cận được với

chương trình TCVM, nhiều phụ nữ nghèo, những người chưa bao giờ nhận được vốn vay của các nguồn vay chính thức nào, lần đầu tiên nhận được một khoản vay tín dụng do mình đứng tên và hồn tồn chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng vốn đó cho việc phát triển kinh tế gia đình và nâng cao mức sống. Vị thế xã hội của người phụ nữ ngày càng tăng lên.

Các tổ chức TCVM do có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là Hội liên hiệp Phụ nữ và Hội Nơng dân, thường có cấu trúc tổ chức phân làm nhiều cấp khác nhau từ tỉnh, huyện cho đến xã, rồi đến nhóm tổ. Trong đó, nhân viên của các tổ chức TCVM là những người địa phương hay làm việc thường xuyên tại cộng đồng.

Chất lượng dịch vụ và sản phẩm bao gồm các điều kiện để xét cho vay, mức vốn, lãi suất, kỳ hạn cho vay thủ tục vay vốn và điều kiện thanh toán. Chất lượng này đã được người vay vốn đánh giá khá cao. Mức tín dụng được cung cấp phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán của người nghèo, các tổ chức cung cấp TCVM làm việc sâu sát và gần gũi với cộng đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng thuộc nhóm bán chính thức này đã thực hiện phát triển kênh tiết kiệm từ người nghèo rất tốt. Họ sẵn sàng chấp nhận những khoản tiền tiết kiệm rất nhỏ.

Các dịch vụ phi tín dụng cũng chiếm một phần khá quan trọng trong các hoạt động của các tổ chức TCVM. Những dịch vụ này bao gồm đào tạo về các kỹ năng kinh doanh cơ bản, kiến thức về y tế, sức khỏe, .. Đặc biệt về công tác đào tạo đã được thực hiện liên tục trước và sau khi giải ngân nên đã giúp cho những người nghèo được cấp vốn cải thiện khả năng kinh doanh và sử dụng hiệu quả hơn đồng vốn mà họ đã vay.

Tác động tích cực và hiệu quả của TCVM đến nền kinh tế - xã hội và người nghèo.

2.2.5 Tồn tại yếu kém và nguyên nhân

2.2.5.1Tồn tại hạn chế của tổ chức tài chính vi mơ

Tổ chức tài chính vi mơ vẫn dễ bị tổn thương trước những cú sốc của thị trường do sự cạnh tranh gay gắt và hiện đại hóa giữa khu vực ngân hàng - tài chính và việc mở rộng thị phần tích cực đã làm cho các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ lâm vào sự yếu thế và bị đọng mặc dù Việt Nam đã có khung pháp lý cơ bản cho các tổ chức tài chính vi mô (nghị định 28/2005/NĐ-CP) tạo cơ sở cho các tổ chức này chuyển đổi, nhưng do một số điểm riêng biệt của tổ chức tài chính vi mơ ở Trà Vinh làm cho tổ chức TCVM có phần hạn chế như sau:

Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng nông thôn như: các khoảng thanh toán, chuyển khoản qua ngân hàng, sử dụng thẻ tại ngân hàng hay các dịch vụ bảo hiểm vi mơ…) mà các tổ chức tài chính này chỉ phục vụ một phần cho người nghèo thơng qua cấp nguồn vốn tín dụng hay tiết kiệm.

Sự khác biệt về hệ thống quản lý và cách tiếp cận đã khơng cho phép các tổ chức tài chính vi mơ tham gia sâu hơn vào các dịch vụ tài chính được các ngân hàng quản lý.

Năng lực quản lý điều hành của các TCVM cịn yếu.

Tổ chức tài chính vi mơ ở Trà Vinh chỉ cung cấp những vốn vay ưu đãi từ chính phủ đến các hộ gia đình nghèo thơng qua các đồn thể địa phương (như Hội nơng dân và Hội phụ nữ…) và được chính phủ bao cấp hết mọi khoản mất mát và rủi ro của vốn vay. Do đó, chưa khuyến khích sự đầu tư của tư nhân vào khu vực này: Hiện nay ở Trà Vinh vẫn chưa thấy một tổ chức tài chính vi mơ nào của tư nhân phục vụ cho người nghèo mà chỉ có quỹ tín dụng nhân dân hay các chi nhánh của NHNN & PTNT hoạt động ở nông thôn vùng sâu nhưng những khách hàng là người nghèo cũng khó tiếp cận. Những hạn chế cụ thể trong việc kết nối người nghèo đến các tổ chức tài chính chính thức: Về cách tiếp cận, các tổ chức tài chính chính thức vẫn giữ cách tiếp cận truyền thống: Người vay cần phải có tài sản thế chấp hoặc tín chấp của các cơ quan đồn thể.

Các chương trình tài chính vi mơ của các tổ chức xã hội trong khu vực bán chính thức không theo một cơ chế quản lý điều hành tốt và do vậy hiệu quả và tính chun nghiệp cũng như sự minh bạch khơng cao.

Khung pháp lý khá tốt cho các ngân hàng thương mại, kể cả các quỹ tín dụng trung ương, quỹ tín dụng nhân dân. Nhưng khung pháp lý vẫn chưa hồn thiện cho các tổ chức tài chính vi mô hoạt động linh hoạt và hiệu quả.

2.2.5.2 Tồn tài hạn chế của người nghèo trong việc tiếp cận nguồn tài chính vi mơtrên địa bàn tỉnh Trà Vinh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Một số dịch vụ tài chính vi mơ chỉ tập trung ở thành thị, chưa đa dạng phục vụ cho bà con ở nông thôn. Phần lớn bà con ở nông thôn vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay và các dịch vụ mà các tổ chức tài chính chính thức đang phục vụ.

Còn một số khách hàng người nghèo vẫn tiếp cận được nguồn tài chính phi chính thức: Hụi, vay mượn từ người thân, nhận nguồn vốn vay với lãi suất cao và các hoạt động phi chính phủ.

Nơi ở của khách hàng người nghèo thường ở vùng xa xôi hẻo lánh. Do đó, việc theo dõi và nắm bắt thơng tin từ các tổ chức tài chính vi mơ hoặc nhận những trợ cấp của chính phủ cịn hạn chế chủ yếu từ các tổ chức chính trị - xã hội.

Rủi ro cao vượt khả năng kiểm sốt của người nghèo do vay vốn có thể khó có khả năng hồn trả đúng hẹn. Nợ q hạn các nguồn vốn tín dụng cịn tồn đọng khá cao, có nhiều hộ nợ tồn đọng kéo dài không trả được, do nhiều nguyên nhân khách quan như thiên tai, bệnh tật kéo dài nhiều năm.

Thiếu tài sản thế chấp.

2.2.5.3 Nguyên nhân hạn chế

Nguyên nhân chính

Nguồn vốn phục vụ cho người nghèo bị hạn chế vì có rất nhiều người nghèo cần vốn mà nhu cầu của người dân nghèo về vốn còn rất lớn: Mỗi hộ chỉ vay trung bình 6 – 8 triệu.

Chưa có một sân chơi bình đẳng giữa các tổ chức tài chính khác : Hoạt động của tổ chức TCVM được bao cấp từ chính phủ do đó khơng tạo một mơi trường cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tài chính khác, nên các khách hàng người nghèo ít được các ngân hàng thương mại hay quỹ tín dụng nhân dân tại địa phương quan tâm cho vay món vay lớn hơn.

Do phục vụ là đối tượng nghèo nên vẫn cịn một số hộ vay khơng có khả năng thanh tốn và nợ khó địi hay nợ q hạn vẫn cịn.

Do được trợ cấp nên vẫn cịn tâm lý trơng chờ ỷ lại, an bài với số phận, chi sài không kế hoạch, không tiết kiệm tích lũy, khơng phấn đấu tự lực vươn lên thốt nghèo.

Quy trình cho vay cịn rườm rà phức tạp, gây khó khăn cho việc tiếp cận

Lãi suất hiện nay không cao so với thị trường nhưng đối với người nghèo lãi suất vẫn còn khá cao là một trong những rào cản hạn chế người nghèo tiếp cận nguồn tín dụng vi mơ của người dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh.

Kiến thức, trình độ kỹ thuật cịn thấp: Các tổ chức tài chính chưa mạnh dạn đầu tư, chủ yếu là các tổ chức nhân đạo hỗ trợ người nghèo.

Nguyên nhân khác

Cơ chế ưu đãi về tín dụng cho hộ có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn là cần thiết để tạo điều kiện cho khu vực này thu hút được vốn. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại ở các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội, số hộ vay vốn hưởng lãi suất 0.65%/tháng vượt xa so với số hộ nghèo hiện có ở địa phương, trong đó có cả hộ khá và giàu; Điều này cũng đồng nghĩa với những hộ này đang được bao cấp trong hoạt động và cũng đồng nghĩa là chưa thật sự công bằng với những hộ nghèo.

Quản lý hộ nghèo ở địa phương còn chưa chặt chẽ dẫn đến một số hộ lạm dụng, đã thoát nghèo nhưng được sự hỗ trợ vốn lớn của Chính phủ cho nên được chứng nhận và chuyển sang tái nghèo. Đặc biệt là những chương trình hỗ trợ cho người dân tộc nhưng vẫn chưa được khắc phục kịp thời.

Các chương trình dự án hỗ trợ cho người nghèo chưa đúng mục đích: Vẫn cịn một lực lượng khá lớn hộ nghèo chưa được tiếp cận với những chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, cơ quan nhà nước do những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Một số cán bộ trực tiếp phụ trách điều tra ban đầu để có số liệu và thông tin xây dựng dự án khơng khách quan, cịn bỏ sót đối tượng và trong q trình thực hiện dự án có phát sinh đối tượng nên trong quá trình triển khai thực hiện. Người nghèo thì khơng được hỗ trợ lại hỗ trợ cho hộ khác, làm việc thiếu trung thực gây ra một số bất bình trong dân chúng.

Quản lý và rà sốt hộ nghèo: Quy trình rà sốt hộ nghèo do Ủy ban nhân dân xã - phường - thị trấn thực hiện, đội ngũ cán bộ thay đổi liên tục và không chuyên trách nên tinh thần trách nhiệm khơng cao, cịn khơng ít cơ sở ấp khóm rà sốt khơng đúng quy

trình, khơng cơng khai dân chủ. Mặt khác, kinh phí phục vụ cơng tác này khơng có, chạy theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, sự liên kết thực hiện giữa các ngành các cấp còn chưa chặt chẽ nên kết quả rà sốt q chậm, chưa chính xác, cịn sai, sót đối tượng.

Trong các chính sách, cơ chế thực hiện chương trình giảm nghèo trong những năm qua mặc dù nêu chủ trương là hỗ trợ, thực tế còn nhiều vấn đề gần như thể hiện cho nhiều hơn, nhưng chưa có chính sách hỗ trợ giúp người nghèo thốt nghèo đảm bảo sự bền vững, người thoát nghèo gần như mất hết sự hỗ trợ, từ đó chưa kích thích, động viên người hưởng lợi tích cực đối ứng, gắng sức vượt qua khó khăn, chí thú làm ăn để

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của người nghèo (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w