Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ĐBSCL giai đọan 2011-2020 theo mơ hình hồi quy:

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 101 - 109)

- Chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ:

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT

3.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ĐBSCL giai đọan 2011-2020 theo mơ hình hồi quy:

hồi quy:

Để ĐBSCL tạo ra được các tiềm năng chủ quan để khai thác các tiềm năng khách quan, toàn vùng cần khối lượng vốn khá lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực,…Ta có thể sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để dự báo nhu cầu vốn cho khu vực ĐBSCL đến năm 2020.

Luận án sử dụng phân tích hồi quy để dự báo giá trị trung bình có điều kiện của Y với một giá trị X = X0.

Theo mơ hình của Harrod Domar: g = s/k hoặc s = g x k Với g: tốc độ tăng trưởng GDP. s: tỷ lệ tiết kiệm.

k: ICOR, là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra. Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và số đo năng lực sản xuất của đầu tư. ICOR còn thể hiện hiệu quả đầu tư. Nếu phân bổ hiệu quả thì cùng 1 mức đầu tư, sản lượng tăng thêm lớn hơn và ICOR thấp hơn.

Mơ hình này cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ thuận với tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ nghịch với ICOR. Như vậy, nhu cầu vốn đầu tư tăng lên để tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cũng tăng lên khi sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả. Khối lượng vốn đầu tư cần thiết sẽ phụ thuộc vào mục tiêu tăng trưởng GDP và phụ thuộc vào việc sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hay khơng.

Nên, để dự báo nhu cầu vốn cần thiết của vùng ĐBSCL trong thời gian tới, đơn vị thời gian là một năm (được tính bằng đơn vị ngàn tỷ đồng) bằng phương pháp hồi quy tương quan, với giả thuyết biến phụ thuộc Y (hay biến được giải thích) là vốn đầu tư cần thiết của vùng ĐBSCL. X là các biến độc lập (hay biến giải thích), đó là mục tiêu tăng trưởng GDP (tính bằng đơn vị ngàn tỷ đồng) và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Thành công của bất kỳ một sự phân tích nào đều phụ thuộc vào việc sử dụng số liệu thích hợp và phương pháp xử lý các số liệu đó. Số quan sát hiện tượng kinh tế cũng phải đủ lớn để độ tin cậy cao. Nhưng trước năm 1996, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu vùng lãnh thổ nói riêng đã có những biểu hiện tích cực, nhưng nhìn chung tiềm năng phát triển kinh tế của từng vùng chưa được phát huy mạnh mẽ. Qui họach, kế hoạch phát triển vùng mới chỉ vạch hướng phát triển ban đầu, mà chưa có lối ra vững chắc, ổn định kinh tế cho từng địa phương, từng vùng. Vì vậy, việc thu thập số liệu về đầu tư phát triển kinh tế có những hạn chế nhất định.

Theo tài liệu "Thông tin về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thời kỳ 1990- 2000" của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ cung cấp số liệu về vốn đầu tư phát triển từ năm 1996, nên việc sử dụng phân tích hồi quy để dự báo nhu cầu vốn ĐBSCL với số liệu theo thời gian mà chuỗi thời gian là 14 năm (từ năm 1996 đến năm 2009) có những hạn chế nhưng cũng có ý nghĩa nhất định đối với khu vực ĐBSCL.

Mơ hình hồi quy đa biến có dạng: Y= b0 + b1 X1 + b2X2 + ...+bnXn + e. 102

Trong đó: Y là biến mục tiêu; các biến độc lập Xi; b0 : là hằng số định gốc của phương trình; b1 , b2 , bn : các tham số cuả các biến độc lập; e: mức sai số của các tác động khác.Với mơ hình dự báo vốn này, hàm hồi quy đưa ra có dạng:

I = b0 + b1 Y + b2ICOR + eTrong đó Trong đó

I : Vốn đầu tư (đơn vị: ngàn tỷ đồng) ICOR : Hệ số gia tăng giữa vốn và đầu ra. Y : GDP. (đơn vị: ngàn tỷ đồng)

Áp dụng mơ hình

Căn cứ tài liệu "Thơng tin về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thời kỳ 1990-2000", "Báo cáo tổng hợp Quy họach tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020" của Bộ Kế họach và Đầu tư; số liệu phục vụ hội thảo tháng 5/2004 của Phịng Cơng nghiệp và thương mại Việt Nam chi nhánh tại thành phố Cần Thơ; số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Cà Mau năm 2007; Báo cáo tổng kết năm 2008, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2009 và Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2010 của Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tác giả thu thập được số liệu của toàn vùng ĐBSCL về GDP (giá năm 1994), vốn đầu tư phát triển và xác định được chỉ số ICOR của toàn vùng giai đọan 1996-2009, như bảng (3.2) dưới đây:

Bảng 3.2. Số liệu của toàn vùng ĐBSCL về GDP, vốn đầu tư phát triển, chỉ số ICOR, giai đoạn 1996-2009.

Năm GDP (tỷ đồng) Vốn đầu tư (I) ( tỷ đồng) ICOR

1996 41,821 7,448 2.12 1997 44,370 9,638 3.78 1998 48,118 10,823 2.89 1999 51,462 18,479 5.52 2000 55,468 20,556 5,13 2001 59,793 29,103 6.73 2002 66,012 27,804 4.5 2003 73,002 34,590 4.95 2004 81,527 39,423 4.62 2005 91,439 47,854 4.83 2006 102,687 58,494 5,2 2007 116,436 83,795 6,09 2008 131,440 102,40 6,82 2009 144,689 124,15 9,4

Nguồn: Bộ Kế họach và Đầu tư [1], VCCI Cần Thơ [23], Cục Thống kê các tỉnh

ĐBSCL [18] và tác giả tính tốn

Áp dụng mơ hình trên cho biến mục tiêu là vốn đầu tư; biến độc lập là GDP và ICOR. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu, kết quả hồi quy thu được như sau:

Regression

Model

Variables

Entered Variables Removed Method

1 ICOR, Y(a) . Enter

a All requested variables entered. b Dependent Variable: I

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .963(a) .928 .915 11.627722

a Predictors: (Constant), ICOR, Y

ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 19256.296 2 9628.148 71.212 .000(a) Residual 1487.243 11 135.204 Total 20743.539 13

a Predictors: (Constant), ICOR, Y b Dependent Variable: I Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standard ized Coeffici ents t Sig.

B Std. Error Beta B Std. Error

1 (Constant) -64.073 10.086 -6.353 .000 Y .882 .150 .679 5.876 .000 ICOR 7.898 2.588 .353 3.052 .011 a Dependent Variable: I Correlations I Y ICOR I Pearson Correlation 1 .931(**) .839(**) Sig. (2-tailed) .000 .000 N 14 14 14 Y Pearson Correlation .931(**) 1 .716(**)

Sig. (2-tailed) .000 .004

N 14 14 14

ICOR Pearson Correlation .839(**) .716(**) 1

Sig. (2-tailed) .000 .004

N 14 14 14

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Correlations Correlations I Y ICOR I Pearson Correlation 1 .986(**) .687(**) Sig. (2-tailed) .000 .009 N 13 13 13 Y Pearson Correlation .986(**) 1 .636(*) Sig. (2-tailed) .000 .019 N 13 13 13

ICOR Pearson Correlation .687(**) .636(*) 1

Sig. (2-tailed) .009 .019

N 13 13 13

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Căn cứ hệ số tương quan được xác định tại Bảng Coefficients(a), trị số sig của các biến ≤ 0,05 là các biến có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc [40]. Ta thấy trị số sig của Y và ICOR đều <0,05; cho thấy các biến Y và ICOR có ảnh hưởng đến I.

Theo kết quả xác định được, phương trình hồi quy biểu diễn mối quan hệ giữa các biến là:

I = 0,882*Y + 7,898*ICOR - 64,073 (3.1).

Trong đó: với giá trị thơng số b1 = 0,882 chỉ ra độ dốc của đường hồi quy đối với biến Y có ý nghĩa là trong khoảng Y từ 41,821 đến 144,689 khi Y tăng 1 đơn vị thì I sẽ tăng lên ước lượng trung bình là 0,882 đơn vị với ICOR khơng đổi.

ICOR có ý nghĩa là trong khoảng ICOR từ 2,12 đến 9,4 khi ICOR tăng 1 chỉ số thì I sẽ tăng uớc lượng trung bình là 7,898 đơn vị với Y không đổi.

Dựa vào các đại lượng thống kê ở trên, ta suy ra khối lượng vốn cần thiết năm 2009 với GDP là 144.689 tỷ đồng và hệ số sử dụng vốn ICOR là 9,4:

I = 0,882*144,689 + 7,898*9,4 - 64,073 = 127,626 ngàn tỷ đồng.

Thực tế, ĐBSCL huy động được 124,15 ngàn tỷ đồng. Như vậy, số vốn huy động được thấp hơn nhu cầu vốn dự báo.

Với mơ hình (3.1), ta lập bảng phân tích độ nhạy của Y và ICOR (bảng 3.5), dưới đây :

Bảng 3.3. Phân tích độ nhạy 2 chiều của Y và ICOR

100000 110000 120000 130000 140000 1500005,5 88.179,37 96.999,37 105.819,4 114.639,4 123.459,4 132.279,4 5,5 88.179,37 96.999,37 105.819,4 114.639,4 123.459,4 132.279,4 6 88.183,32 97.003,32 105.823,3 114.643,3 123.463,3 132.283,3 6,5 88.187,26 97.007,26 105.827,3 114.647,3 123.467,3 132.287,3 7 88.191,21 97.011,21 105.831,2 114.651,2 123.471,2 132.291,2 7,5 88.195,16 97.015,16 105.835,2 114.655,2 123.475,2 132.295,2 8 88.199,11 97.019,11 105.839,1 114.659,1 123.479,1 132.299,1 8,5 88.203,06 97.023,06 105.843,1 114.663,1 123.483,1 132.303,1 9 88.207,01 97.027,01 105.847,0 114.667,0 123.487,0 132.307,0 9,5 88.210,96 97.030,96 105.851,0 114.671,0 123.491,0 132.311,0 Hàng trên cùng: là các giá trị Y ( tỷ đồng).

Cột đầu tiên: các chỉ số ICOR.

Ta thấy khi các giá trị GDP tăng (ICOR khơng đổi) thì khối lượng vốn đầu tư tăng lên và khi chỉ số ICOR tăng lên (GDP khơng đổi) thì khối lượng vốn cũng tăng lên. Như vậy, sử dụng vốn đầu tư hiệu quả thì cùng khối lượng vốn đầu tư sẽ tạo ra giá trị GDP nhiều hơn. Như trong bảng (3.5), với giá trị GDP là 140.000 tỷ đồng, chỉ số sử dụng vốn ICOR là 8 thì khối lượng vốn cần thiết là 123.479 tỷ đồng; nhưng cũng với giá trị GDP như vậy, chỉ số sử dụng vốn là 7 thì khối lượng vốn cần thiết giảm đi, còn là 123.471 tỷ đồng.

Dự thảo Quy hoạch tổng thể Phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 8,2%/năm trong giai đoạn 2016-2020 [39], với chỉ số ICOR là 8 trong giai đoạn 2011-2015 và 7 trong giai đoạn 2016-2020 (do đầu tư cơ sở hạ tầng đã mang lại lợi ích kinh tế và giảm đầu tư cho an sinh xã hội dẫn đến ICOR giảm), như sau:

Dựa vào mơ hình (3.1), ta có thể dự báo nhu cầu vốn cho toàn vùng ĐBSCL giai đoạn 2011-2020 (xem bảng 3.4).

Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư ĐBSCL giai đọan 2011-2020

Năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế %

GDP (ngàn tỷ đồng)

ICOR Nhu cầu vốn đầu tư (ngàn tỷ đồng) 2011 7,1 154,96 8 135,76 2012 7,1 165,96 8 145,49 2013 7,1 177,74 8 155,88 2014 7,1 190,36 8 167,01 2015 7,1 203,87 8 178,92 2016 8,2 220,59 7 185,58 2017 8,2 238,68 7 201,73 2018 8,2 258,25 7 218,99 2019 8,2 279,43 7 237,67 2020 8,2 302,34 7 257,88 ∑ 1.884,91 Nguồn: Tác giả tính tốn

Giai đoạn 2011-2020, ĐBSCL cần số lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, số vốn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực cũng khá lớn và đây là hai lĩnh vực rất

yếu kém cuả vùng, và nó chính là sự cản trở để ĐBSCL thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và từ các vùng khác trong cả nước. Mặt khác, ĐBSCL hiện nay đang đứng trước hiểm hoạ do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao gây nhiểm mặn các nguồn nước; sự ô nhiễm môi trường sinh thái; nên Chính quyền địa phương cần có định hướng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, đê điều ngăn mặn, giữ nước ngọt cho nuôi trồng thuỷ hải sản, đảm bảo nhu cầu nước ngọt cho cuộc sống của con người, các cơng trình xử lý ơ nhiễm mơi trường ,…địi hỏi vốn lớn, kỹ thuật hiện đại. Nhu cầu vốn này không thể đáp ứng từ Ngân sách Nhà nước, cũng khó có thể kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi do cơ sở hạ tầng của vùng cịn nhiều yếu kém, mà nguồn vốn từ khu vực tư nhân sẽ là nguồn vốn chủ yếu để giải quyết nhu cầu vốn này

Trong quá trình thu hút vốn đầu tư toàn xã hội của vùng các năm qua của vùng ĐBSCL cho thấy vốn đầu tư tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao và năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ nguồn vốn này có tiềm lực rất lớn cần được khai thác.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w