Năng lực quản lý của địa phương:

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 94 - 95)

- Chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ:

b. Năng lực quản lý của địa phương:

Quản lý là một công việc rất đặc thù, nhưng người làm quản lý ở địa phương rất ít được đào tạo bài bản, hệ thống nên năng lực quản lý còn nhiều yếu kém. Cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu và chưa đồng bộ về cơ cấu.

Qua báo cáo của Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trong vùng về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đến thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 như sau:

- Tổng số cán bộ, cơng chức cơ sở tồn vùng có: 29.145 người.

- Về trình độ văn hóa: trung học phổ thơng: 22.665 người (77,76%); trung học cơ sở: 5.931 người (20,3%); tiểu học: 450 người (1,54%).

- Về trình độ chun mơn: đại học, cao đẳng: 2.158 người (7,4%); trung cấp: 7.857 người (26,95%); sơ cấp: 2.317 người (7,94%); chưa qua đào tạo: 16.641

người (57,09%).

- Về trình độ quản lý nhà nước: đã qua đào tạo: 3.884 người (13,32%); chưa qua đào tạo: 22.982 người (78,85%).

Từ đó cho thấy năng lực quản lý điều hành chưa ngang tầm với nhiệm vụ, nhất là nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức không đồng đều, thiếu chủ động sáng tạo; việc vận dụng các chủ trương,

chính sách của cấp trên vào điều kiện cụ thể của từng địa phương chưa linh hoạt. Khơng ít cán bộ, cơng chức cơ sở chưa nắm vững chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không nắm vững các quy định của pháp luật, vì vậy quá trình chỉ đạo điều hành, giải quyết cơng việc cịn mang tính chủ quan, khơng căn cứ vào quy định của pháp luật dẫn đến vi phạm.

Công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở chưa được coi trọng đúng mức, chưa thực hiện một cách đồng bộ và khoa học. Vì vậy khơng chủ động được nguồn cán bộ cho việc bố trí thay thế, thiếu nguồn bổ sung, làm cho lực lượng cán bộ ở cơ sở bị hẫng hụt.

Do chậm phát triển của ngành giáo dục - đào tạo tại vùng, nên trình độ học vấn thấp, đa số cán bộ không đủ tiêu chuẩn đầu vào để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu phát triển của cán bộ. Mặt khác số sinh viên là người các địa phương trong vùng sau khi tốt nghiệp ra trường xin làm việc ở các thành phố lớn để có điều kiện làm việc, thăng tiến và thu nhập cao hơn nên không chịu trở về địa phương công tác, nhiều tỉnh chưa có biện pháp tích cực về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Huy động và sử dụng vốn đầu tư để phát triển kinh tế khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w